Thời Xuân Thu (chữ Trung Quốc: 春秋時代; Hán Việt: Xuân Thu thời đại, bính âm: Chūnqiū Shídài) là tên gọi một giai đoạn lịch sử từ 722 đến 481 TCN trong lịch sử Trung Quốc. Tên của nó bắt nguồn từ cuốn Kinh Xuân Thu (Biên niên sử Xuân Thu), một cuốn sử mà theo truyền thống thường được coi là của Khổng Tử. Ở giai đoạn Xuân Thu, quyền lực được tập trung hoá. Giai đoạn này xảy ra rất nhiều các trận chiến và sự sáp nhập khoảng 170 nước nhỏ. Sự sụp đổ dần dần của giới thượng lưu dẫn tới sự mở rộng học hành; trí thức gia tăng lại thúc đẩy tự do tư tưởng và tiến bộ kỹ thuật. Tiếp sau giai đoạn này là thời Chiến Quốc.
Ở thời điểm đó Trung Quốc vẫn chưa được coi là một đế quốc. Và tới tận khi vị hoàng đế đầu tiên của nhà Tần (秦), và cũng là vị hoàng đế đầu tiên của Trung Quốc lên ngôi thì nước này mới bắt đầu giai đoạn phong kiến tập quyền. Dưới thời nhà Chu, trung tâm của quyền lực nằm trong tay (hay được cho là như vậy) vị vua nhà Chu dưới hình thức phong kiến phân quyền.
Cần lưu ý rằng vua và hoàng đế không phải hoàn toàn như nhau. Vị vua nhà Chu nhận được đồ cống nạp từ các quý tộc cai trị tại những vùng đất mà họ được thừa kế từ tổ tiên. Các vị tổ tiên được phong làm quý tộc hay công tước tại các nước chư hầu thường là các quan chức có công lao lớn đối với nhà vua và triều đình cai trị, trong trường hợp này là nhà Chu. Vị vua nhà Chu không trực tiếp kiểm soát các tiểu quốc chư hầu của mình. Thay vào đó, sự trung thành chung của các quận công và quý tộc tạo nên quyền lực cho ông ta. Khi lòng trung thành giảm đi, quyền lực của nhà vua cũng giảm sút. Vị hoàng đế đầu tiên của Trung Quốc thấy rằng hệ thống phong kiến cuối cùng sẽ dẫn tới một vị vua ít quyền lực và một tình thế hỗn loạn. Vì vậy, ông đã dựng lên một Trung Quốc với một thể chế tập trung mạnh mẽ không dựa vào lòng trung thành của các quận công địa phương.
Lúc ấy, Tấn Hiến Công xuất binh đánh Lệ Nhung – một nhánh của Tây Nhung, nay thuộc huyện Lâm Đồng, tỉnh Thiểm Tây – giết vua Lệ Nhung, bắt Lệ Cơ công chúa là con gái ông ta mang về trung nguyên.
Lệ Cơ đẹp nghiêng nước nghiêng thành nên Hiến Công rất thích. Bất chấp lời can ngăn của quan chiêm bốc (thầy bói), ông ta vẫn lấy làm thiếp, sau đó Lệ Cơ sinh được con trai, đặt tên là Khê Tề.
Thời Xuân Thu. |
Sinh được con trai rồi, Lệ Cơ tìm cách hành động để lo liệu cho tương lai của hai mẹ con. Trước hết, nàng dọn sạch mọi trở ngại trên con đường đưa Khê Tề đến ngai vàng, lập mưu trừ bỏ 3 công tử tài hoa là Thân Sinh, Trùng Nhĩ, Di Ngô. Nàng thẽ thọt bẩm với Hiến Công sai Thân Sinh mang quân đi đánh Nhung Địch rồi thừa cơ nắm lấy chỗ yếu, đẩy Thân Sinh đến chỗ chết, nhưng không thực hiện được.
Tiếp đó, Lệ Cơ tìm cách vu cáo bỏ thuốc độc vào thức ăn dâng lên để giết hại vua cha, bức Thân Sinh phải thú nhận rồi ôm hận tự sát. Thân Sinh chết rồi, Lệ Cơ bèn vu cho Di Ngô đồng mưu khiến Công tử Trùng Nhĩ phải bỏ chạy về Bồ Thành, còn Di Ngô chạy đến Khuất Thành.
Tấn Hiến Công nghe nói hai con trai bỏ trốn liền nổi giận lôi đình, càng tin rằng hai người đồng mưu với Thái tử Thân Sinh hại cha và Lệ Cơ nên ra lệnh điều binh đi đánh Bồ Thành. Viên quan coi Bồ Thành sợ quá khuyên Trùng Nhĩ tự sát để tạ tội, Trùng Nhĩ vội nhảy xuống dưới thành chạy trốn, người này chỉ kịp vung gươm cắt lấy tay áo của Trùng Nhĩ. Hiến Công sai người đánh Khuất Thành nhưng không được.
Sau khi Hiến Công chết, các quan đại phu tập hợp dư đảng của các công tử làm loạn giết chết Khê Tề và Trác Tử, đón Di Ngô trở về lên ngôi vua, cơn sóng gió do Lệ Cơ gây nên bấy giờ mới yên.
Những phụ nữ độc ác nhất trong lịch sử loài người (Khám phá) - (Phunutoday) - Không ai có thể tưởng tượng được những người phụ nữ chân yếu tay mềm lại có thể gây ra tội ác khủng khiếp làm chấn động loài người. |