(Phunutoday) - Liên Hợp Quốc vừa đưa ra cảnh báo có 12 triệu người trên khắp thế giới có thể bị từ chối quyền cơ bản của con người và không có quyền công dân ở bất cứu quốc gia nào.
[links()]
12 triệu người đang bị từ chối quyền cơ bản của con người: quyền công dân. (Ảnh: UNHCR). |
Tổ chức này đang kêu gọi thêm nhiều quốc gia kí vào các Hiệp ước về vấn đề một số lượng lớn cá nhân trên thế giới không có quyền công dân. Điều này trở nên nghiêm trọng hơn khi những đứa trẻ được sinh ra trong gia đình kiểu này cũng sẽ không có tổ quốc và không có quyền là một con người.
Vấn đề này phổ biến nhất ở các nước Đông Nam Á, Trung Á, Đông Âu, khu vực Trung Đông và châu Phi.
“Những người này đang thực sự cần giúp đỡ bởi họ đang phải sống trong Sự quên lãng hợp pháp kinh hoàng”, Antonio Guterres, Ủy viên tối cao về Người tị nạn của LHQ (UNHCR) nói. “Ngoài những đau khổ tự thân họ đang phải chịu đựng, ảnh hưởng với những người liên đới cũng rất lớn. Các mâu thuẫn xung quanh môi trường sống sẽ tạo nên những sự thù hằn không tốt trong xã hội ở những thế hệ về sau”.
Vì không có quốc tịch, những con người này đang đối mặt với một loạt các vấn đề như không thể sở hữu nhà cửa, mở tài khoản ngân hàng, đăng kí kết hôn hay làm giấy khai sinh cho con cái.
Nhiều người thậm chí còn bị giam lỏng rất lâu bởi họ không thể chứng minh mình là ai, hay mình đến từ đâu.
Cho tới nay, mới chỉ có 66 quốc gia đăng kí tham gia Hiệp ước 1954 cấp quyền công dân cho những người này ở mức độ đối đãi tối thiểu, và chỉ có 38 quốc gia ký vào Hiệp ước 1961 đồng ý đưa ra khuôn khổ hợp pháp để giúp đỡ những người vô gia cư không tổ quốc, không nhân thân.
“Sau 50 năm, những cuộc Hội nghị này chỉ thu hút được một số rất nhỏ các quốc gia”, Ông Gutteres nói thêm, “Thật đáng hổ thẹn khi ngoài kia có hàng triệu con người đang sống mà không có quốc tịch – một quyền cơ bản của con người”.
Theo thông tin từ UNHCR, trong một vài tháng trở lại đây, đã có thêm Croatia, Panama, Philippines, Turkmenistan đăng kí tham gia Hiệp ước này.
Những người này có thể bị đưa đẩy tới tình thế không nhân thân này bởi rất nhiều lí do. Một trong số đó là sự sụp đổ của Liên minh Xô Viết, khối Latvia, sự khởi tạo của những quốc gia mới sau khi chế độ thực dân sụp đổ phổ biến ở Châu Phi và Châu Á.
Những nhóm người này bao gồm cộng đồng Rohingye ở Burma, một số bộ lạc miền núi ở Thái Lan, vài nhóm người gốc Roma ở Châu Âu và người Bidoon ở khu vực Ả Rập.
Một người Palestin ở Beirut, Li – băng, cầm biểu tượng chìa khóa suốt buổi tưởng nhớ nhà nước Palestine khi Israel được thành lập năm 1948. Người dân Palestine cũng nằm trong số 12 triệu người vô gia cư ở trên thế giới đang cần được giúp đỡ có quyền công dân. (Ảnh: Bilal Hussein/AP) |
Sonia Camilise bị shock khi phát hiện ra cô không phải là công dân Cộng hòa Dominica, nơi cô sinh ra và lớn lên bởi cha mẹ cô là người Haitti sang tị nạn. (Ảnh: Melanie Stetson Freeman/Staff) |
Altagracia Jean Joseph được sinh ra ở Cộng hòa Dominica, có giấy khai sinh và số thẻ căn cước. Tuy nhiên, 3 năm nay, chính quyền đang từ chối không cấp cho cô bản sao giấy khai sinh để vào đại học. Họ giải thích rằng vì họ của cô nghe rất lạ (có nghĩa là Haiti). (Ảnh: Melanie Stetson Freeman/Staff) |
Những người phụ nữ gốc Nubia (bên phải) ở Kenya đang tham gia một đám cưới. Tổ tiên của họ bị bắt làm lính, đưa từ Sudan tới Kenya dưới thời Anh còn thống trị. Họ bị từ chối làm công dân của Kenya. (Ảnh: Steve Crisp/Reuters) |
Năm 1953, một máy bay chở 61 người tị nạn từ 21 gia đình từ New York tới Tây Đức. Họ đều trốn thoát từ những nước thuộc biên giới Bức Màn Sắt (đường biên địa lý – tâm lý chia rẽ hai miền châu Âu thời Thế chiến thứ II) trước năm 1948. Một số người trong đó cũng bị đóng dấu “không có quyền công dân”. (Ảnh: AP) |
Một cô dâu gốc Roma ở Bulgari, cô cũng nằm trong số 12 triệu người ấy. (Ảnh: Stoyan Nenov/Reuters) |
- Trà My