Báo
Phunutoday đã có cuộc trao đổi với PGS.TS Nguyễn Văn Hùng, nguyên Hiệu trưởng trường Đại học Xây dựng Hà Nội về vấn đề này.
PGS.TS Nguyễn Văn Hùng:- Có.
PV:- Liệu đó có phải là do ảnh hưởng của trận
động đất vừa mới xảy ra tại Hà Nội?
PGS.TS Nguyễn Văn Hùng: - Khả năng do
động đất là hiếm bởi những nhà xung quanh vẫn còn nguyên. Nếu nó đúng như vậy phải phát hiện được các vết nứt của những ngôi nhà trước đấy và những ngôi nhà xung quanh. Nhưng nếu như những nhà xung quanh vẫn còn nguyên thì khả năng này rất ít.
|
PGS. TS Nguyễn Văn Hùng |
PV:- Qua
kinh nghiệm của mình, ông có thể đặt ra những nghi vấn cho nguyên nhân của sự cố này, thưa ông?
PGS.TS Nguyễn Văn Hùng: - Theo dự đoán của tôi có 2 phương án xảy ra. Phương án thứ nhất là đổ nghiêng cả khối do mất ổn định tổng thể. Phương án thứ 2 khả năng xảy ra nhiều hơn. Ngôi nhà này kết hợp giữa khung và tường chịu lực, nhưng nay do tiện kinh doanh họ đã phá dỡ các bức tường để mở rộng không gian, kể cả những bức tường phía ngoài để tạo mặt tiền thoáng dẫn đến tầng 1 không còn có khả năng chịu được như trước nữa.
Hơn nữa, hiện nay khi cải tạo nó đã có rất nhiều ban công đua ra về phía bị đổ sập, không loại trừ có tầng tum tầng 6. Mặc dù kết cấu nhẹ cũng đã gia tải thêm kết cấu và khả năng bể nước không biết có đặt lệch ra phía ngoài gần phía bị lật không. Cộng thêm cải tạo để làm thang máy cũng góp phần làm thay đổi kết cấu chịu lực của tổng thể ngôi nhà.
Và trước kia tất cả tải trọng dồn xuống tầng 1 do cả tường và khung nay chỉ còn chủ yếu là các cột chịu lực chắc chắn khả năng chịu tải của cột có hạn, và không loại trừ đã có hiện tượng phá hoại đầu cột cũng như sơ đồ làm việc của móng cũng khác trước. Chưa kể, nó chịu momen uốn bổ sung do hiện tượng lệch tâm gây nên. Tạo ra mất ổn định và phá hoại kết cấu chịu lực tầng 1.
Trước tiên ở phía biên bị lật sau đó sẽ dần dần đến các phần khác và dẫn đến nghiêng nhà lớn hơn. Và càng nghiêng thì độ lệch tâm của ngôi nhà càng gây ra momen lật lớn hơn và cứ thế tích lũy thêm dẫn đến phá hoại dần kết cấu chịu lực bên trên.
Kết cấu bên dưới không chịu được tải trọng này dẫn đến phá hủy các cột biên trước rồi đến các cột chịu lực và các thành phần khác khiến ngôi nhà bị sập. Nhưng để xác định nguyên nhân thật sự thì cũng cần tiến hành đầy đủ các khâu từ kiểm tra lại, từ việc khảo sát thiết kế lẫn thi công và quá trình khai thác sử dụng.
PV:- Liệu rằng còn có những ngôi nhà nào khác giữa trung tâm thủ đô cũng có nguy cơ bị sập như vậy hay không?
PGS.TS Nguyễn Văn Hùng:- Sẽ còn nếu như sự thiếu hiểu biết trong cải tạo xây dựng và tinh thần trách nhiệm của người dân chưa cao. Bây giờ việc giám sát cơi nới mà phá cái khâu chịu lực hay không, rõ ràng là trách nhiệm của phường, những đơn vị cơ sở.
Nhưng thực ra những đơn vị cơ sở chúng ta chuyên môn và trách nhiệm nhiều lúc cũng chống chế. Vì là cải tạo lắm lúc người ta cũng bỏ qua hoặc là không kiểm tra được nên nguy cơ đổ, sập cũng cao hơn.
Không chỉ vậy, bên cạnh những người làm xây dựng, người dân cũng thiếu hiểu biết về an toàn xây dựng, lắm lúc vẫn chưa thực sự đánh giá được hậu quả của những việc mình làm. Và cứ thấy tường là đục, nhà ở cũng thế mà quên mất phải hiểu được cái sơ đồ chịu lực của nó thế nào, những vật làm kết cấu chịu lực, loại nhà gì,..
Ngay những ngôi nhà mới cũng có quy định. Tức là với diện tích mặt bằng bao nhiêu và độ cao bao nhiêu cần phải có những đơn vị hành nghề có tư cách pháp nhân, từ khâu thiết kế khảo sát cho đến thiết kế thi công.
PV:- Vậy, để ngăn chặn tình trạng sập nhà xảy ra, ông có lời khuyên gì cho người dân?
PGS. TS Nguyễn Văn Hùng:- Mọi người khi làm bất cứ
công tác gì thì đều nên tư vấn, nếu gắn với luật pháp thì cần phải tư vấn luật pháp, gắn với xây dựng phải có chuyên gia hoặc những người có trình độ chuyên môn về xây dựng. Và có lẽ, trước tiên cái đó phải vì mình, đừng hiểu là làm cái đó vì người khác mà làm cái đó là vì chính mình. Và tôi khuyên là mọi người hãy nghĩ cho chính mình và cho xã hội.
[links()]