Lời tiên tri: hiện tượng siêu trăng, trăng máu xuất hiện thế giới sụp đổ?

16:00, Thứ sáu 18/11/2016

( PHUNUTODAY ) - Khi Siêu trăng và Trăng máu diễn ra cùng một năm, liệu có phải là Lời tiên tri về ngày Tận thế của Trái Đất? Người ta tin rằng những sự kiện Âm lịch đặc biệt này là những dấu hiệu của triều cường và đại nạn...

Nhiều người đang háo hức đón xem hiện tượng 'siêu trăng' xuất hiện vào ngày 14-11 khi Mặt trăng tiến đến gần Trái Đất nhất kể từ năm 1948. 'Siêu trăng' giống như ngày 14-11 chỉ xuất hiện trở lại vào tháng 11-2034.

Không chỉ háo hức đón chờ hiện tượng kỳ thú này, nhiều người cũng lo lắng trước những thảm họa mà sự kiện này có thể mang đến cho toàn cầu. Rất nhiều thảm họa lớn đã xảy ra trùng với khoảng thời gian xảy ra siêu trăng, chẳng hạn như động đất kinh hoàng năm 2011 tại Nhật, sóng thần năm 2005 tại Indonesia, bão tuyết, lũ lụt tại Mỹ 1992 và 1993. Và mới ngày hôm qua là động đất 7.8 độ richter tại New Zealand.

“Trong thời gian diễn ra siêu trăng thì ảnh hưởng của lực hút từ Mặt trăng khiến thủy triều lên cao hơn và có thể sẽ dẫn đến nhiều điều dị thường”.

Siêu trăng sẽ gây hại cho trái đất?

Khi Mặt trăng gần với Trái đất nhất, lực hút của Mặt trăng sẽ là cao nhất. Vậy sự biến thiên này có gây ra điều gì đặc biệt với Trái đất hay không?

Siêu trăng làm tăng lực hút của Mặt trăng lên Trái đất, khiến thủy triều dâng cao hơn bình thường, nhưng sự thay đổi là không đáng kể đối với cơ thể con người. Theo tính toán sơ bộ thì lực hút vào ngày siêu trăng tăng 23% so với ngày Mặt trăng xa Trái đất nhất. Tuy nhiên so với tổng khối lượng Mặt trăng thì sự thay đổi này ít hơn 2 phần 10.000 do đó là không đáng kể.

trang-mau1 phunutoday

 Siêu trăng là dấu hiệu thế giới bị diệt vong?

Nếu tính trên 1 cơ thể 80 kg của con người thì nó giống như tăng hoặc giảm thêm 73 miligram trọng lượng vậy. Nói cách khác, ảnh hưởng đối với con người của sự thay đổi khoảng cách từ Mặt trăng đến Trái đất trong ngày siêu trăng là rất nhỏ và không đáng kể.

Siêu trăng là một hiện tượng tự nhiên thú vị và quan trọng trong nhiều nền văn hóa khác nhau tuy nhiên không có bất kỳ sự liên kết nào giữa siêu trăng với các hiện tượng siêu nhiên như đồn đoán. Do đó các bạn hãy tự tin chuẩn bị cho mình một thiết bị hoặc một chỗ ngồi lý tưởng để ngắm nhìn Siêu trăng vào 20h52 tối ngày (ngày 14/11/2016).

Hiện tượng trăng máu

Ngày 8/10/2016 vừa rồi chúng ta lại tiếp tục được chiêm ngưỡng hiện tượng trăng máu lần thứ 2, cũng là lần trăng máu xuất hiện to nhất và lớn nhất trong năm. Đối với giới thiên văn học và những người yêu mặt trăng, đây quả là một chuỗi sự kiện đáng được săn đón.

Dịch bệnh, đói khát, mất mùa...có liên quan tới hiện tượng trăng máu?

Người Trung Quốc đã quan sát hiện tượng Mặt trăng máu từ năm 1000 TCN nhưng họ cũng không tìm hiểu được nguyên nhân của nó. Trong niềm tin tín ngưỡng, khi mặt trăng bị nhuốm màu đỏ như máu và biến mất khỏi bầu trời là lúc những con quỷ dữ tràn tới gây ra đại họa dịch bệnh, đói khát, mất mùa. Họ tổ chức những lễ vật cúng tế và dùng chiêng trống xua đuổi lũ quỷ.

Ở Nhật Bản, người dân sợ hãi thứ ánh sáng của Mặt trăng máu đến mức phải chui xuống những căn hầm trú ẩn. Một số khác thì tin rằng hiện tượng này báo hiệu trận động đất lớn sắp xảy ra.

Người Ấn Độ thì luôn ở trong nhà, tĩnh tâm, không ăn thức ăn nấu chín, không đụng tới vật sắc nhọn để có thêm niềm tin xóa bỏ sức mạnh đen tối của mặt trăng đỏ. Với họ, nguyệt thực báo hiệu ngày tận thế và có thể một cuộc chiến tranh sẽ ập tới.

Ngày tận thếTrong đạo Phật, hiện tượng mặt trăng máu cũng đứng đầu trong 7 đại nạn có thể xảy ra. Đại nạn xếp vị trí số 1 này được gọi là "nhất nguyệt thất độ", là sự thay đổi màu sắc của Mặt trăng Mặt trời, trong đó có Mặt trăng máu. Khi hiện tượng này xảy ra, đại họa sẽ ập tới và hủy diệt cuộc sống bình an của người dân.

trang-mau phunutoday

Trăng máu khiến nhiều người khiếp sợ....

Theo những tài liệu ghi lại trong cuốn "Đại Chính Tàng Kinh": "Nếu có nhật nguyệt bạc thực, hoặc ngũ tinh hình sắc biến dị, hoặc sao chổi bùng phát thì đó là dấu hiệu của tai họa, dịch bệnh hoành hành, quỷ thần bạo loạn, quân giặc dị quốc xâm lược". "Nhật nguyệt bạc thực" ở đây chính là nhật thực toàn phần hoặc nguyệt thực toàn phần mà khoa học nói tới. Khi ấy hoặc là đại ôn dịch lưu hành, hoặc là gặp họa binh đao.

Từ đó có thể thấy, hiện tượng mặt trăng máu trong quan niệm của tín ngưỡng và tôn giáo luôn gắn liền với những "đại họa", những biến cố của tự nhiên hoặc lịch sử. Tuy nhiên, đối với khoa học, hiện tượng mặt trăng máu là hiện tượng tự nhiên kỳ thú mà nhiều người yêu thiên văn học rất mong chờ.

*Thông tin trong bài chỉ mang tính tham khảo, chiêm nghiệm

chia sẻ bài viết
Theo:  khoevadep.com.vn copy link
TIN MỚI CẬP NHẬT