Đậy vung khi luộc rau
Nhiều bà nội trợ thường có thói quen đậy vung khi luộc rau khiến cho rau không thoát được hóa chất, dễ bị nồng và ngấm ngược trở lại. Vì vậy khi nấu bạn nên mở vung để những hóa chất độc hại khôn tồn động lại trên rau, bạn có thể bị đau bụng, rối loạn tiêu hóa, nặng thì ngộ độc thực phẩm.
Luộc rau nhỏ lửa
Rau xanh cung cấp cho cơ thể con người số lượng khổng lồ các vitamin, khoáng chất. Tuy nhiên, quy trình chế biến rau không đúng cách rất dễ khiến cho rau bị mất hết chất dinh dưỡng.
Khi bạn luộc rau ở chế độ nhỏ lửa nhiệt độ không đủ sẽ không giữ được màu xanh của rau mà còn làm tiêu tan vitamin C và B1 trong quá trình luộc. Thậm chí khi ăn một miếng rau luộc nhàu nát, không ngọt bạn cũng sẽ thấy nhạt miệng, mất ngon hơn.
Lời khuyên cho bạn là khi luộc rau, bạn nên cho vào nước một chút muối, đun to lửa cho đến khi nước sôi sùng sục mới bỏ rau và luộc tiếp.
Nấu rau xong không ăn ngay
Nhiều người thường luộc rau xong nhưng không chịu ăn ngay khi mới vừa luộc xong, rau sẽ ngon và đảm bảo chất dinh dưỡng nhất nên bạn nên ăn hết ngay.
Thói quen để rau nguội rồi mới ăn nhưng không biết rằng, nếu để sau 1 giờ mới ăn sẽ làm mất đi lượng vitamin cần thiết của rau. Còn nếu bạn chế biến sẵn, sau đó mới hâm lại thì vitamin mất đi tới 90%. Như vậy, bạn không nên để rau qua đêm, giá trị dinh dưỡng trong rau sẽ không còn nữa.
Luộc rau quá kỹ
Các bà nội trợ thường thích ăn chín uống sôi điều này là rất tốt nhưng rau khi luộc to lửa sẽ chín rất nhanh, thậm chí với một số loại rau như rau muống rau khoai, chỉ cần sôi trào một phút là bạn có thể vớt rau ra.
Những món rau sâm màu như bông cải xanh tốt nhất là nên hấp, ăn tái. Tuy nhiên, nhiều bà nội trợ quá cẩn thận, sợ rau chín không kỹ nên để quá lâu. Vì thế, làm rau không những nát mà còn mất hết vitamin và bạn sẽ bị thiếu chất dinh dưỡng lẽ ra sẽ nhận được từ rau.