Lưu ý trông trẻ khi nghỉ Tết dài ngày: Nhiều tai nạn nguy hiểm bất ngờ xảy ra

17:55, Thứ năm 15/02/2018

( PHUNUTODAY ) - Với đặc tính hiếu động, khi nghỉ Tết trẻ thường chơi đùa mà không có sự quản lý của bố mẹ dẫn tới những tai nạn nguy hiểm khó lường.

Vào ngày Tết, các tai nạn thương tích của trẻ liên tục gia tăng do sự bất cẩn của cha mẹ khi trông coi. Trung bình mỗi ngày Khoa Cấp cứu – Chống độc (Bệnh viện Nhi Trung ương) tiếp nhận 80-100 bệnh nhi vào khoa cấp cứu.

Theo BS Ngô Anh Vinh, một số bệnh thường gặp ở trẻ như: tai nạn giao thông do cha mẹ say rượu bia, tiêu chảy, nhiễm khuẩn đường ruột, ngộ độc thức ăn, dị vật hô hấp, bỏng, đuối nước, các tai nạn sang chấn do ngã, va đập…

Đặc biệt, trẻ dễ gặp nguy hiểm khi tiếp xúc với các loại hạt như hạt dẻ cười, hạt hướng dương, hạt bí, mứt các loại… mà không có sự giám sát của người lớn. Thói quen đưa vật lạ vào miệng ngậm và có thể dẫn tới dị vật đường thở. Đây là điều rất nguy hiểm vì có thể gây nên tình trạng ngạt thở và tử vong nhanh chóng nếu bố mẹ trẻ không biết cách xử trí kịp thời.

Theo BS Vinh, sặc thạch cũng là một loại dị vật đặc biệt nguy hiểm. Đây là dị vật rất khó có thể gắp tại cơ sở y tế bởi các dụng cụ thông thường và gây nguy cơ tử vong cao do tắc nghẽn đường thở.

canh-bao-nhung-tai-nan-thuong-gap-o-tre-trong-ngay-tet-49-.7462
 Bác sĩ BV Nhi Trung ương thăm khám và cảnh báo những tai nạn thường gặp của trẻ em trong ngày Tết.

Theo thông tin từ Ths.BS Hoàng Cương, bệnh viện Mắt Trung ương, từ Tết đến nay, phía bệnh viện đã tiếp nhận rất nhiều trường hợp bệnh nhi bị tai nạn về mắt khác nhau. Tai nạn về mắt thường để lại biến chứng giảm thị lực thậm chí mù lòa viễn vĩnh cho trẻ.

Tại khoa Chấn thương, bệnh viện Mắt Trung ương, bé Nông Kim Oanh (5 tuổi, Tràng Định, Lạng Sơn) trong lúc đang chơi đùa bị ngã vào bụi tre. Sau khi ngã, mắt bé Oanh bị chảy máu rất nhiều, gia đình vội vàng đưa bé xuống bệnh viện huyện Tràng Định sơ cứu. Ngay sau khi sơ cứu, bé Oanh được chuyển xuống bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn và được chuyển xuống bệnh viện Mắt Trung ương cùng ngày hôm đó.

Do bị gai tre đâm vào mắt nên máu tụ bên trong, bé Oanh đã được các bác sĩ làm phẫu thuật lấy phần máu tụ. May mắn cho trường hợp của bé Oanh, tổn thương mắt không quá nghiêm trọng và được đưa đi điều trị kịp thời nên sau 7 tuần, mắt bé đã dần phục hồi.

trong-tre-1 Bé Oanh đang được BS. Hoàng Cương thăm khám

Một trường hợp khác là của cậu bé 5 tuổi, con trai chị Đinh Thị Nem (Phú Thọ). Theo chị Nem, khi cháu đang chơi cùng bạn thì bị bạn bắn que vào trúng mắt. 

“Ngay khi bị bắn que vào mắt, gia đình tôi đã đưa con đi cấp cứu. Bác sĩ nói cháu bị rách giác mạc, tôi rất lo sau này sẽ ảnh hưởng tới khả năng nhìn của cháu. Tương lai sau này của cháu còn quá dài, còn phải học hành, đi làm”, chị Nem xót xa nói.

Cũng theo Ths. Hoàng Cương, chấn thương mắt không chỉ gặp ở trẻ lớn mà còn gặp ở trẻ vài tháng tuổi. Đó là trường hợp của bé Nam (9 tháng tuổi, Thanh Hóa). Đang tuổi tập đi, bé đã ngã va vào cầu thang và bị tụ máu. Nhờ được đưa tới viện sớm, bé đã bình phục và sắp được ra viện.

chia sẻ bài viết
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn copy link
Tác giả:
Từ khóa:
Tin nên đọc