Lý do xác đáng Bộ cân nhắc bỏ thi tốt nghiệp THPT

( PHUNUTODAY ) - “Bộ đang đang nghiên cứu việc có duy trì hay không kỳ thi tốt nghiệp THPT, xây dựng đề án lấy ý kiến nhân dân trước khi quyết định", Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Vinh Hiển cho biết.

(Đời sống) - Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm nay cũng đều được đánh giá chung như mọi năm: "Áp lực kỳ thi đối với thí sinh không còn nặng nề, đề thi hay, phù hợp với trình độ chung của thí sinh, đã tăng cường kênh giám sát phòng thi đẩy lùi tiêu cực".... Nhưng thực chất, kỳ thi tốt nghiệp THPT có thực sự "tốt và hay" như các báo cáo đã đưa ra?

Tại cuộc họp do Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tổ chức ngày 31/7, Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan đã phát biểu và đề nghị Bộ Giáo dục suy nghĩ, nghiên cứu và trả lời về việc có nên bỏ kỳ thi tốt nghiệp THPT hay không.

Trả lời câu hỏi của Phó Chủ tịch Nguyễn Thị Doan, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Vinh Hiển đã trao đổi với báo giới rằng “Bộ đang nghiên cứu việc có duy trì hay không kỳ thi tốt nghiệp THPT, xây dựng đề án lấy ý kiến nhân dân trước khi quyết định”.
 
Vậy nên hay không nên bỏ kỳ thi tốt nghiệp THPT?
 
Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm nay cũng được Bộ GD&ĐT đánh giá chung như mọi năm: "Áp lực kỳ thi đối với thí sinh không còn nặng nề, đề thi hay, phù hợp với trình độ chung của thí sinh, đã tăng cường kênh giám sát phòng thi đẩy lùi tiêu cực".... Nhưng thực chất, kỳ thi tốt nghiệp THPT có thực sự "tốt và hay" như các báo cáo đã đưa ra.
 
Cần có đánh giá đúng về kỳ thi tốt nghiệp THPT để đưa ra quyết sách đúng
Cần có đánh giá về kỳ thi tốt nghiệp THPT để đưa ra quyết sách đúng
 
Điểm lại kết quả của kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2013, mọi người đều thấy dường như có điều bất thường khi tỷ lệ đỗ tốt nghiệp ở các tỉnh nghèo, những nơi được cho là “vùng trũng” giáo dục lên đến trên 99%. Trong khi đó, các thành phố lớn tỷ lệ tốt nghiệp lại khiêm tốn hơn. 
 
Đồng Tháp có tỷ lệ tốt nghiệp hệ THPT là 99,76%, hệ GDTX là 87,91%, tương đương so với kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2012. Bến Tre công bố kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT 2013 với 99,05%, tăng hơn năm trước 0,93%. Trong khi đó ở hệ GDTX, tỷ lệ đỗ tốt nghiệp đạt 83,46%. Ngay đến tỉnh không mấy phát triển là Sóc Trăng cũng có tỷ lệ tốt nghiệp cao hơn hẳn Hà Nội và TP.HCM với 98,94%. 
 
TS Nguyễn Tùng Tâm, Chủ tịch hội Tâm lý giáo dục Hà Nội nhận định, nhìn vào tỷ lệ tốt nghiệp THPT năm nay ở các địa phương cho thấy sự bất thường. “Một dấu hỏi lớn ở đây là tại sao những tỉnh có điều kiện cơ sở vật chất kém hơn, chất lượng học sinh thua kém thành phố mà tỷ lệ tốt nghiệp lại ở mức trên 99%, cao hơn hẳn các thành phố lớn nhất cả nước?”, ông Lâm đặt câu hỏi. 
 
Vậy lí do gì đã khiến chất lượng giáo dục của Hà Nội và TP.HCM bị giảm sút như vậy? Hay thực chất, chỉ cần coi thi nghiêm túc, ráo riết là kết quả sẽ hoàn toàn khác? Vì lẽ đó, người ta lại phải đặt ra một câu hỏi: Tỷ lệ tốt nghiệp có đúng với thực chất đào tạo? Nếu không đúng thì nên bỏ thi, vừa cất bỏ được gánh nặng áp lực cho các em và gia đình, lại tiết kiệm được hàng nghìn tỷ đồng mỗi năm. 
 
"Tỷ lệ đỗ tốt nghiệp trên toàn quốc năm nào cũng 95 - 96%. Chỉ duy nhất một năm khi thực hiện cuộc vận động 'Hai không' là thắt chặt, có trường đỗ tốt nghiệp 10 - 20%, thậm chí có lớp không học sinh nào đỗ. Liệu có thắt chặt mãi được không?", Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan đã nói.
 
Một độc giả trên mạng chia sẻ: "Một kỳ thi mà kết quả không có “chất” thì “lượng” cũng chẳng để làm gì. Bởi đề thi cũng chỉ là những kiến thức đã học ở mức trung bình, nên chúng ta chỉ cần đánh giá học sinh ở kỳ thi học kỳ là đủ rồi, cần gì phải tốn nhiều tiền của vào kỳ thi tốt nghiệp như hiện nay". 
 
Trong một bài phỏng vấn mới đây, GS Nguyễn Lân Dũng, Phó Chủ nhiệm Hội đồng tư vấn về Khoa học Giáo dục - Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam đã trả lời phóng viên VOV: Chúng ta đều thấy rằng con em trải qua 2 kỳ thi gần nhau hết sức khổ. Việc chọn môn thi tốt nghiệp PTTH trong thời gian rất ngắn và thí sinh phải “chúi mũi” vào để ôn những môn đó. Thi xong chỉ trong một thời gian ngắn, thí sinh lại phải lao vào ôn thi mấy môn thi Đại học, cho nên việc học tập hết sức vất vả. Cha mẹ học sinh cũng vất vả. Vì thế trong một thời gian ngắn như thế, không nên tổ chức liên tiếp hai kỳ thi mà nên bỏ bớt 1 kỳ. Nhưng không thể bỏ được kỳ thi Đại học, bởi đây là kỳ thi cạnh tranh, mỗi trường Đại học có một yêu cầu riêng. Do vậy nên bỏ kỳ thi phổ thông trung học. Nếu không học sinh sẽ không học các môn khác ngoài các môn định thi vào Đại học". 
 
Hơn nữa, bỏ bớt kỳ thi thì sẽ giảm bớt được việc học thêm, dạy thêm, một vấn đề đang nhức nhối hiện nay. Bên cạnh đó, cũng nên chú trọng các môn học giáo dục đạo đức, kỹ năng sống.
 
Nếu đúng như vậy, thì việc Bộ GD&ĐT băn khoăn chuyện nên hay không nên bỏ thi tốt nghiệp THPT quả thật là xác đáng. Rõ ràng, cách đánh giá thi cử qua kỳ thì tốt nghiệp như hiện nay chưa chính xác, vì 12 năm ăn học của một học sinh đã không được đánh giá thực chất qua quá trình họ đã rèn luyện mà lại quyết định chỉ bằng một kỳ thi toàn quốc. 
 
Kết quả thi cử sau mỗi kỳ thi tốt nghiệp THPT đã không phản ánh đúng chất lượng thí sinh, trong khi nạn gian lận thi cử vẫn diễn ra đều như vắt chanh ở mỗi kỳ thi. Kỳ thi tốt nghiệp THPT được nhiều học sinh xem như là tấm bằng đầu tiên và cần thiết để các em bước xa hơn nữa. Vậy nên, nếu thi rớt, đồng nghĩa với việc các bạn sẽ không có cơ hội cho tương lai, vì thế, bằng mọi cách các bạn phải quay cóp để thi đậu. Trong khi đó, các thầy cô cũng cố gắng hết sức để có được tỷ lệ tốt nghiệp cao nhất, đẹp nhất cho trường mình hay rộng hơn là cho địa phương mình, để học sinh mình không thua kém nơi khác, không "thiệt" so với bạn bè, tỉnh, thành nào.
 
Trong kỳ thi tốt nghiệp năm 2012, tại trường THPT Đồi Ngô (Bắc Giang), một học sinh đã dùng bút bi có chức năng quay video ghi lại hình ảnh giám thị ném bài vào phòng thi, thí sinh thoải mái trao đổi, chép "phao"... Các video sau đó được đưa lên mạng.
 
Năm 2013, Bộ GD&ĐT bổ sung vào quy chế thi tốt nghiệp, cho phép thí sinh mang thiết bị ghi âm, ghi hình chỉ có chức năng ghi, không có chức năng phát trực tiếp vào phòng thi. Đây được xem là một kênh giám sát để kỳ thi nghiêm túc hơn.
 
Thế nhưng, dù có giám sát chặt thế nào, thì vẫn có tiêu cực xảy ra. Tại Hà Nội, gần 10 ngày sau kỳ thi tốt nghiệp THPT, Chánh thanh tra Bộ GD&ĐT Nguyễn Huy Bằng xác nhận, có video tiêu cực thi tại THPT Quang Trung (Hà Đông, Hà Nội). Vi phạm ở điểm thi này là thí sinh cóp bài thi của nhau nhưng giám thị không xử lý hoặc bỏ ra hành lang đứng nói chuyện với giám thị biên.
 
Kết thúc kỳ thi tốt nghiệp THPT 2013, cả nước có 49 thí sinh vi phạm quy chế do mang tài liệu, điện thoại di động vào phòng thi, một thí sinh bị phát hiện thi hộ. Trong ngày thi đầu tiên, dù cả chục thí sinh ở Hà Nội, Đà Nẵng, Quảng Nam... bị đình chỉ do mang điện thoại và tài liệu vào phòng thi nhưng báo cáo cuối ngày của Bộ Giáo dục chỉ nêu: "Những vi phạm quy chế thi đã được kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm túc".
 
Kết quả không phản ánh đúng thực tế, lại tạo môi trường cho gian dối, thế nhưng chi phí để tổ chức một kỳ thi tốt nghiệp THPT hàng năm không phải là nhỏ. Trong kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2103, Hà Nội phải huy động 1.500 giáo viên chấm thi, điều đó dẫn tới việc hỗ trợ kinh phí đi lại, ăn ở cho các giáo viên khá tốn kém.
 
Ngoài ra, còn có hàng ngàn đoàn thanh tra được các Sở GD&ĐT giao nhiệm vụ cắm chốt ở các hội đồng thi, 64 đoàn thanh tra chấm thi ở các địa phương… Chi phí cho quá trình chuẩn bị, tổ chức kỳ thi ở tất cả các khâu tiêu tốn hàng trăm tỷ đồng. Đó là chưa tính đến các chi phí không nhỏ từ phía các gia đình có thí sinh dự thi.
 
Bên cạnh đó, nhiều người “trong cuộc” cũng cho rằng: tấm bằng tốt nghiệp đã không còn giữ được “sứ mệnh” đánh giá năng lực học tập thực sự của thí sinh. Với mảnh bằng tốt nghiệp THPT, học sinh cũng khó có thể xin được việc làm ngay, muốn có nghề nghiệp, các em phải học nghề hoặc học lên cao đẳng, đại học.
 
Có lẽ Bộ GD&ĐT là người thấu hiểu hơn ai biết những vấn đề trên, để cuối cùng lãnh đạo Bộ cho biết đang nghiên cứu về việc có nên duy trì hay không kỳ thi tốt nghiệp.
  • M.T
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn