Mất ngư trường là không toàn vẹn lãnh thổ Việt Nam

16:26, Thứ sáu 29/03/2013

( PHUNUTODAY ) - lsquo;Ngư trường ở vùng Hoàng Sa chủ yếu khai thác cá ngừ là chính. Hiện đây là vùng chủ quyền của Việt Nam và ngành thủy sản xếp khu vực này thuộc vùng xa bờ (tính từ 110 kinh độ đông trở ra).

‘Ngư trường ở vùng Hoàng Sa chủ yếu khai thác cá ngừ là chính. Hiện đây là vùng chủ quyền của Việt Nam và ngành thủy sản xếp khu vực này thuộc vùng xa bờ (tính từ 110 kinh độ đông trở ra). Kiến nghị các cơ quan hữu trách tăng cường các biện pháp cần thiết để bảo vệ quyền lợi của mình vì đây là an ninh chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam’.

[links()]

Ông Nguyễn Hoàng Minh, Giám đốc Trung tâm dự báo ngư trường khai thác hải sản trực thuộc Viện nghiên cứu hải sản, Bộ Nông nghiệp svà phát triển nông thôn đã chia sẻ với Đất Việt trước thông tin ngày 20/3/2013, một tàu cá của ngư dân tỉnh Quảng Ngãi bị tàu Trung Quốc truy đuổi và nổ súng bắn cháy cabin tại khu vực thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.

Việc tàu Trung Quốc truy đuổi, bắn tàu cá của ngư dân tỉnh Quảng Ngãi là vi phạm nghiêm trọng, vi phạm chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa, đe dọa tính mạng và gây thiệt hại tài sản của ngư dân Việt Nam.
Việc tàu Trung Quốc truy đuổi, bắn tàu cá của ngư dân tỉnh Quảng Ngãi là vi phạm nghiêm trọng, vi phạm chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa, đe dọa tính mạng và gây thiệt hại tài sản của ngư dân Việt Nam.

Theo ông Minh, việc Trung Quốc bắn phá tàu ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng và tài sản của ngư dân Việt Nam. Khu vực Hoàng Sa là ngư trường truyền thống của Việt Nam – nhất là đối với bà con ngư dân Quảng Ngãi.

‘Bà con ngư dân thường khai thác ở phía Đông Hoàng Sa, mùa này cá ngừ tập trung rất nhiều. Do vậy kiến nghị các cơ quan hữu trách tăng cường các biện pháp cần thiết để bảo vệ quyền lợi của mình vì đây là an ninh chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam’, ông Minh nói.

Trước đó các thông tin liên quan đến chính sách biển của Trung Quốc thể hiện nước này không chỉ để làm bá chủ đường giao thông trên mặt biển và chiếm đoạt nguồn hải sản trong lòng biển mà còn nhằm tóm thâu toàn bộ tài nguyên dầu khí dưới đáy biển.

Mưu đoạt tài nguyên Biển Đông

Báo chí Trung Quốc đưa từ tháng 5/2012 một giàn khoan dầu khổng lồ hoạt động ở vùng nước sâu đã được một xưởng đóng tàu ở Thượng Hải bàn giao cho Tập đoàn Dầu khí ngoài khơi quốc gia Trung Quốc (CNOOC). Theo ban lãnh đạo tập đoàn này, sau khi thử nghiệm, giàn khoan sẽ được đưa xuống Biển Đông để bắt đầu hoạt động từ tháng 7/2011.

Giàn khoan nói trên có tên “Dầu khí Hải dương 981” (CNOOC 981), trị giá khoảng 6 tỷ nhân dân tệ (900 triệu USD). Với kích thước rộng bằng một sân bóng đá, giàn khoan này có thể hoạt động ở độ sâu 3.000 mét, tức là gấp 6 lần năng lực các giàn khoan hiện tại của Trung Quốc. Độ khoan sâu nhất có thể đạt 12.000m.

Theo báo chí Trung Quốc, sự xuất hiện của hàng loạt công trình hải dương quan trọng, đạt trình độ tiên tiến thế giới này không chỉ giúp cho ngành dầu khí Trung Quốc tiến từ thềm lục địa ra biển sâu, tăng cường an ninh năng lượng, mà còn tạo điều kiện cho Trung Quốc giành quyền chủ động trong khai thác dầu khí ở Biển Đông.

Hiện nay, nhiều giếng dầu lớn trong đất liền của Trung Quốc đã khai thác được hơn 30 năm và sắp rơi vào tình trạng giảm sút sản lượng. Vì thế, trọng điểm khai thác dầu khí tương lai của Trung Quốc là ngoài khơi. 10 năm lại đây, một nửa sản lượng dầu mỏ tăng của Trung Quốc đến từ biển. Năm 2010, tỷ lệ này đã lên tới gần 80%.

Liên quan đến việc xâm phạm chủ quyền trên biển Đông cùng với những yêu sách của Trung Quốc, bà Nguyễn Thị Thanh Hà, hội Luật gia Việt Nam cho biết, tại cuộc hội thảo về biển Đông vừa tổ chức tại Mỹ trung tuần tháng 3, các luật gia tham gia hội thảo khẳng định rằng đối chiếu với các quy định của luật pháp quốc tế chung, cũng như Công ước Luật biển 1982 mà Trung Quốc là một quốc gia thành viên, hoàn toàn không có cơ sở để Trung Quốc yêu sách vùng biển ở Biển Đông dựa trên “đường chín đoạn”. Vì vậy, nếu Trung Quốc có ý định triển khai chủ trương gác tranh chấp, cùng khai thác tài nguyên dựa vào “đường chín đoạn”, các nước hữu quan khác ở Biển Đông sẽ không thể chấp nhận.

Bà Hà cũng khẳng định, Chính phủ Việt Nam ủng hộ duy trì hòa bình, an ninh, ổn định và hợp tác phát triển ở Biển Đông, giải quyết mọi tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, phù hợp với luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Luật biển 1982.

Trên thực tế, Việt Nam đã và đang kiên trì tiến hành thương lượng với các nước hữu quan, đã đạt được những kết quả cụ thể như phân định vùng biển trong vịnh Bắc Bộ với Trung Quốc, phân định ranh giới thềm lục địa với Indonesia, thực hiện khai thác chung dầu khí tại khu vực thềm lục địa chồng lấn với Malaysia. Việt Nam đã ban hành Luật biển Việt Nam với những quy định hoàn toàn phù hợp với Công ước Luật biển 1982.

Các học giả Việt Nam đề nghị cộng đồng quốc tế ủng hộ mọi nỗ lực của các bên tranh chấp ở Biển Đông tìm kiếm giải pháp hòa bình, đồng thời khuyến khích các nước ASEAN và Trung Quốc tuân thủ Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông ký năm 2002 và triển khai việc soạn thảo và thông qua Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông.

  • Bích Ngọc (ĐVO)
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn copy link
Tác giả:
Từ khóa:
Tin nên đọc