Mẹ tôi chia tài sản cho người ngoài có đúng luật không?

09:05, Thứ năm 01/09/2011

( PHUNUTODAY ) - Khi mẹ chết đi thì di chúc hợp pháp để lại cho một người không có quan hệ huyết thống là 100 triệu và quỹ từ thiện là 200 triệu. Vậy số tài sản trên chia như thế nào?

Bố và mẹ tôi có tài sản chung là 600 triệu, mẹ tôi có tài sản riêng là 180 triệu. Bố và mẹ tôi có 3 người con chung là tôi (20 tuổi), 2 đứa em (17 tuổi và 15 tuổi). Khi mẹ chết đi thì di chúc hợp pháp để lại cho một người không có quan hệ huyết thống là 100 triệu và quỹ từ thiện là 200 triệu. Vậy số tài sản trên chia như thế nào?

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Công ty Luật Dragon trả lời Qúy khách như sau:

1. Cơ sở pháp lý:

Điều 219 Bộ luật dân sự 2005 quy định sở hữu chung của vợ chồng:

1. Sở hữu chung của vợ chồng là sở hữu chung hợp nhất.

2. Vợ chồng cùng nhau tạo lập, phát triển khối tài sản chung bằng công

sức của mỗi người; có quyền ngang nhau trong việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung.

3. Vợ chồng cùng bàn bạc, thỏa thuận hoặc ủy quyền cho nhau chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung.

4. Tài sản chung của vợ chồng có thể phân chia theo thỏa thuận hoặc theo quyết định của Tòa án.

Điều 223 Bộ luật dân sự 2005 quy định định đoạt tài sản chung:

1. Mỗi chủ sở hữu chung theo phần có quyền định đoạt phần quyền sở hữu của mình theo thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật.

2. Việc định đoạt tài sản chung hợp nhất được thực hiện theo thỏa thuận của các chủ sở hữu chung hoặc theo quy định của pháp luật.

Điều 224 Bộ luật dân sự 2005 quy định chia tài sản thuộc hình thức sở hữu chung:

1. Trong trường hợp sở hữu chung có thể phân chia thì mỗi chủ sở hữu chung đều có quyền yêu cầu chia tài sản chung; nếu các chủ sở hữu chung đã thỏa thuận không phân chia tài sản chung trong một thời hạn thì mỗi chủ sở hữu chung chỉ có quyền yêu cầu chia tài sản chung khi hết thời hạn đó; khi tài sản chung không thể chia được bằng hiện vật thì được trị giá thành tiền để chia.

2. Trong trường hợp có người yêu cầu một trong số các chủ sở hữu chung thực hiện nghĩa vụ thanh toán khi người đó không có tài sản riêng hoặc tài sản riêng không đủ để thanh toán thì người yêu cầu có quyền yêu cầu chia tài sản chung để nhận tiền thanh toán và được tham gia vào việc chia tài sản chung, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

Nếu không thể chia phần quyền sở hữu bằng hiện vật hoặc việc chia này bị các chủ sở hữu chung còn lại phản đối thì người có quyền có quyền yêu cầu người có nghĩa vụ bán phần quyền sở hữu của mình để thực hiện nghĩa vụ thanh toán.

Điều 648 Bộ luật dân sự 2005 quy định quyền của người lập di chúc:

Người lập di chúc có các quyền sau đây:

1. Chỉ định người thừa kế; truất quyền hưởng di sản của người thừa kế;

2. Phân định phần di sản cho từng người thừa kế;

3. Dành một phần tài sản trong khối di sản để di tặng, thờ cúng;

4. Giao nghĩa vụ cho người thừa kế;

5. Chỉ định người giữ di chúc, người quản lý di sản, người phân chia di

Điều 676 Bộ luật dân sự 2005 quy định:

1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau:

a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết.

b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại.

c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột, chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.

3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.

2. Ý kiến tư vấn:

Căn cứ vào những quy định pháp luật nêu trên, trước hết bạn phải xem giữa bố bạn và mẹ bạn có thỏa thuận gì về việc định đoạt số tài sản chung hay không?

Trong trường hợp giữa bố bạn và mẹ bạn không có thỏa thuận về định đoạt số tài sản chung thì theo quy định của pháp luật, mẹ bạn được hưởng một nửa số tài sản chung, cụ thể là 300 triệu. Như vậy, di sản mẹ bạn để lại sẽ là 300 triệu cộng với tài sản riêng 180 triệu là 480 triệu.

Việc phân chia di sản được thực hiện theo di chúc hợp pháp, theo đó người không có quan hệ huyết thống được hưởng 100 triệu, quỹ từ thiện được hưởng 200 triệu, phần còn lại là 180 triệu không có di chúc nên sẽ được chia theo quy định của pháp luật: chia đều cho 4 người thuộc hàng thừa kế thứ nhất gồm bố bạn, bạn và 2 em của bạn.

Trân trọng cám ơn!

Công ty Luật Dragon tự hào về đội ngũ luật sư, chuyên viên trình độ cao, chuyên môn giỏi, giàu kinh nghiệm, làm việc có trách nhiệm và uy tín. Với phương châm hoạt động:

“NIỀM TIN CỦA KHÁCH HÀNG LÀ UY TÍN CỦA CHÚNG TÔI ”

Công ty Luật Dragon cam kết sẽ đem lại cho Quý khách hàng những dịch vụ chất lượng cao cùng với những giải pháp hiệu quả và toàn diện nhất nhằm giúp Quý khách hàng tháo gỡ mọi khó khăn .

“LẤY QUYỀN LỢI CHÍNH ĐÁNG CỦA KHÁCH HÀNG LÀM TRỌNG TÂM  CÔNG TY LUẬT DRAGON LUÔN ĐỒNG HÀNH CÙNG QUÝ KHÁCH !”

TRỤ SỞ CHÍNH CÔNG TY LUẬT DRAGON:

Add: Phòng 14.6, Tòa nhà Vimeco, Lô 9E, Đường Phạm Hùng, Quận Cầu Giấy,
Hà Nội.

Tel: 84.04.37690144/37691691

Fax: 84.04.37690142/37690143

Hotline: 091 303 1525

CÔNG TY LUẬT DRAGON TẠI HÀ NỘI:

Add: Phòng 508, Tòa nhà 133, ngõ 131, Đường Thái Hà, Quận Đống Đa, Hà
Nội.

Tel: 84.04.35375724/35378907

Fax: 84.04.35377332

Hotline: 091 303 1525

CÔNG TY LUẬT DRAGON TẠI SÀI GÒN :

Add: Số 183/11A Bến Vân Đồn ,

Quận 4, TP HCM.

Tel : 84.08.39433529

Fax: 84.08.39433529

Hotline: 091 303 1525

CÔNG TY LUẬT DRAGON TẠI HẢI PHÒNG:

Add: Phòng 5.01, Tầng 5, Tòa nhà Central Tower , Số 43 Quang Trung, Q. Hồng
Bàng, TP. Hải Phòng

Tel : 84.0312.600500 – Fax: 84.0312.60050

Hotline: 091 303 1525

CÔNG TY LUẬT DRAGON TẠI ĐÀ NẴNG:

Add: Số 52 Ông Ích Khiêm, phường Thanh Bình, quận Hải Châu, thành phố Đà
Nẵng

Điện thoại: 0511 268 1890

Hotline: 091 303 1525
  • PV
chia sẻ bài viết
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn copy link
Tác giả:
Từ khóa:
Tin nên đọc