Mẹ tự đoán bệnh mua thuốc, con nhập viện suýt chết

12:50, Thứ sáu 09/09/2011

( PHUNUTODAY ) - 5 lần, chị Minh đã tự đi mua thuốc chống nôn cho con uống mỗi lần 1/2viên, ngày 3 lần. Tới lần thứ 3 sau khi uống thuốc khoảng 1 giờ, bé N. lên cơn gồng chi, ưởn người..

(Phunutoday) - Thấy con sốt nhẹ, sau bú bị sặc sữa 4-5 lần, chị Minh đã tự đi mua thuốc chống nôn cho con uống mỗi lần 1/2viên, ngày 3 lần. Tới lần thứ 3 sau khi uống thuốc khoảng 1 giờ, bé N. lên cơn gồng chi, ưởn người, quấy khóc từng cơn, quá sợ hãi gia đình đã đưa trẻ đến bệnh viện Nhi đồng 1cấp cứu.

Chuyện đau lòng trên xảy ra với cháu bé Tr. A. N. 13 tháng tuổi,  ngụ tại Phước Thạnh, Củ Chi, TP.Hồ Chí Minh. Vào buổi sáng ngày  04/09/2011 chị Minh thấy con sốt nhẹ, cho con bú bé vẫn bú được nhưng sau mỗi lần bú thì cháu bị nôn ói 4- 5 lần. Thấy vậy chị Minh đã tự ra hàng thuốc mua thuốc chống nôn metoclopramige viên 10mg về cho con uống ngày 3 lần, mỗi lần nửa viên.

Tưởng là sẽ giúp con khỏi nôn ói, khó chịu nhưng chị Minh không ngờ rằng đó lại là điều tai họa với con. Đến khoảng 1 tiếng đồng hồ sau lần uống thứ 3 thì chị thấy con có biểu hiện nguy hiểm, bé N bị lên cơn gồng chi, ưỡn người và quấy khóc suốt.

Bé bé Tr. A. N. 13 tháng tuổi, ngụ tại Phước Thạnh, Củ Chi, TP.Hồ Chí Minh phải nằm điều trị vì mẹ tự cho uống thuốc chốn nôn.(Ảnh minh họa)
Con bú bị nôn, mẹ tự mua thuốc về điều trị khiến con phải đi cấp cứu. (Ảnh minh họa)

Thấy con có biểu hiện nguy hiểm chị Minh mới giật mình lo sợ và kêu gọi người nhà đưa cháu vào Bệnh viện Nhi đồng 1 cấp cứu ngay trong đêm 4/9.

Khi đến khoa Cấp cứu bệnh viện Nhi đồng 1, bé N. đã có biểu hiện lơ mơ, gồng chi, ưởn người, ưởn cổ, trợn mắt. Sau khi thăm khám, các bác sĩ chẩn đoán bé N. bị ngộ độc thuốc chống nôn.  Ngay lập tức bé N. được đưa đi rửa dạ dày để loại trừ độc chất và cho uống than hoạt để hấp thu độc chất còn lại trong đường tiêu hóa, tiêm thuốc chống co gồng và được tiếp tục theo dõi sát mạch, huyết áp, tri giác, tình trạng co gồng. Phải sau 12 giờ cấp cứu với sự điều trị tận tình của các bác sĩ, tình trạng của bé N. mới được cải thiện và dần tỉnh táo, bé đã hết co giật, ưởn cổ.

Không chỉ riêng trường hợp của chị Minh mà hiện nay cũng có không ít các ông bố bà mẹ cứ tự ý chẩn đoán bệnh và mua thuốc về cho con uống. Đối với một số loại thuốc thông thường có thể gây ra các rối loại nhẹ, không nguy hại nhưng việc lạm dụng thuốc một cách tùy tiện sẽ gây ra các chứng như nhờn thuốc, rối loạn mà khi không may mắc bệnh nặng sẽ rất khó điều trị.

ng.jpg
Nhiều trẻ bị cấp cứu oan vì mẹ tự ý đoán bệnh mua thuốc cho uống. (Ảnh minh họa)

Trường hợp của Chị Ngọc Hà (Thanh Xuân – Hà Nội) cũng do mắc sai lầm mà đến giờ chị vẫn còn bị ám ảnh lo lắng bởi việc tự ý mua thuốc hạ sốt cho con uống, chị kể: Trước đây con trai mình đã phải đi cấp cứu một lần, do mình mới sinh cháu đầu nên không có nhiều kinh nghiêm, thấy cháu sốt thì cho uống thuốc, uống xong cháu lại bị nôn ra, sốt ruột mình lại cho uống, thấy cháu hạ sốt, nhưng người cứ lả ra, và chân tay lạnh và vẫn bị đi ngoài, mình cho vào viện Nhi, đang làm thủ tục thì người cháu gần như bị giật, tay chân vân đen, lạnh ngắt, bác sĩ vội vàng cấp cứu truyền nước, qua cơn nguy kịch nhưng đêm đó hiện tượng đó lại xảy ra và bác sĩ, y tế trực cuống cuồng gọi đi khắp nơi hỏi xin ý kiến, chị ấy nói đang chờ kết quả xét nghiệm ở trên, nếu là ngộ độc kháng sinh thì chị ấy sợ...cháu không qua được.

Nhưng may thay con trai mình chưa phải đến mức ngộ độc, nhưng cũng là dùng quá liều.  Sau lần đó nghĩ ân hận quá, nhìn thấy con lại thương và cũng nghĩ số con mình còn may mắn. Từ đó cho đến giờ, mỗi lần con ốm mình đều phải đưa con đến bác sĩ khám và uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ, không dám mua thuốc về tự chữa nữa.

Với chị Thu Hiền (Hà Đông- Hà Nội) thì chưa đến mức phải đưa con đi cấp cứu nhưng trong nhà chị tủ thuốc đến các tủ đựng đồ ăn uống cho con đều để kín các loại thuốc, nào thuốc kháng sinh, tiêu chảy, thuốc ho, thuốc sốt, thuốc bổ, can xi, cốm... của cả con lẫn gia đình, vì mỗi lần con ho hắng hay đau răng, sốt chị Hiền lại chạy ra hiệu thuốc tư nhân kể bệnh rồi mua thuốc về cho con uống. Việc tích nhiều loại thuốc trong nhà như vậy không phải là do chị Hiền chu đáo đề phòng các bệnh thông thường cho con lúc đêm hôm mà bởi vì cứ  mỗi lần tự mua thuốc về chữa cho con cho nhanh như vậy mà sau 2- 3 lần uống không thấy đỡ chị lại chuyển thuốc khác rồi mới đưa con đến bác sĩ thăm khám. Số lượng thuốc cứ thế một tăng.

Cuối tháng 8 vừa rồi, con gái của chị Hiền bị xưng răng, bé quấy khóc, chị Hiền tự mang những loại thuốc cũ ra cho con uống, uống 3 ngày không thấy đỡ, chị lại giục chồng đưa con đi khám lấy thuốc kháng sinh ở nhà bác sĩ tư, uống đến 1 tuần con chị vẫn chưa khỏi. Sốt ruột chị lại giục chồng cho con đi khám, chị còn bảo chồng mua thêm vitamin C, men tiêu hóa về bổ xung cho con nhanh khỏe.

Đã không ít lần vợ chồng chị Hiền cãi vã với nhau bởi cái tủ thuốc cứ to dần ra, tiếc tiền, tiếc thuốc mà không thể bệnh gì cũng dùng được. Có lần chị Hiền đã phải dọn tủ và vứt đi rất nhiều loại thuốc. Lúc đó chị Hiền mới thấy xót ruột với kiểu tự ý mua thuốc chữa bệnh của mình. Thói quen và việc hiểu chưa thông mà chị Hiền đãì tự mình đốt tiền một cách vô bổ, đó còn chưa nói đến sự nguy hại tới sức khỏe của con gái chị.

Theo Bác sĩ Nguyễn Minh Tiến – Phó trưởng khoa Cấp cứu bệnh viện Nhi đồng 1 cảnh báo đối với các bậc cha mẹ không nên tự ý mua thuốc uống khi trẻ bệnh mà phải đến cơ sở y tế khám bệnh để được chẩn đoán và điều trị thích hợp.

Đối với trường hợp ngộ độc metoclopramige thường gặp ở trẻ dưới 2 tuổi, do uống quá liều hoặc uống lầm các chế phẩm có chứa metoclopramide: Primperan, Metoclopramide. Liều thường dùng 0,1 mg/kg/ liều. Với trường hợp của bé N. nói trên, chỉ được uống 1/10 viên một lần, đằng này trẻ “bị” mẹ cho uống ½ viên/lần như vậy liều ngộ độc ³ 0,5 mg/kg. Quá liều thuốc dẫn đến tình trạng bé bị triệu chứng ngoại tháp: trợn mắt, gồng, ưỡn cổ, ưởn mình. Nặng hơn có thể co giật, hôn mê hoặc biểu hiện tím tái do oxid hóa hemoglobine thành methemoglobine không có khả năng vận chuyển oxy, đặc biệt ở trẻ sơ sinh. Cũng cần chẩn đoán phân biệt với hạ calcium/máu hoặc viêm màng não. Do đó nếu trẻ có biểu hiện như trên, phải đưa trẻ đến cơ sở y tế ngay để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
  • Thu Linh
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn copy link
Tác giả:
Từ khóa:
Tin nên đọc