Muỗi - Cách diệt & đuổi muỗi
Đặc điểm và tác hại của muỗi trong nhà
Muỗi: Muỗi sinh trưởng chủ yếu vào mùa hè và mùa mưa hàng năm, trong các đầm lầy, ao hồ hoặc các vũng nước đọng.
Chúng đẻ trứng xuống nước, trứng nở thành ấu trùng gọi là bọ gậy hay lăng quăng. Bọ gậy sống trong nước một thời gian, sau phát triển thành nhộng, rồi biến thái thành muỗi trưởng thành, bay lên khỏi mặt nước.
Nhiệt độ thích hợp cho muỗi sinh trưởng và phát triển là khoảng 20 đến 25 độ C. Vì vậy chúng xuất hiện ở các nước nhiệt đới, trong đó có Việt Nam. Vòng đời của muỗi phụ thuộc loài và nhiệt độ, thay đổi từ vài ngày đến khoảng một tháng.
Một số loài muỗi có khả năng là vật trung gian truyền bệnh giữa người với người, hay giữa động vật và người. Các bệnh do muỗi truyền có thể gây tử vong cao gồm sốt xuất huyết, sốt rét, sốt vàng da ...làm tử vong nhiều người
Cách đuổi muỗi
Đuổi muỗi bằng thảo mộc khô, cây cỏ sử dụng trong đời sống hàng ngày: bạc hà, mùi vỏ quýt, mùi hoa đinh hương, các loại này để khô ta cho vào túi lưới để vào các góc trong gian nhà mình.
Gián - Cách đuổi gián
Đặc điểm và tác hại của gián
Gián là loài côn trùng có đôi cánh ôm kín lưng, kích thước khác nhau tùy theo loài, có thể dài từ 2 - 3mm đến 80mm, thân có màu nâu sáng hoặc đen và chúng ít khi bay. Các loại gián nhà thường gặp là gián Mỹ , Úc, Đông Phương , Đức.
Gián sinh trưởng qua 3 giai đoạn: trứng, thiếu trùng và con trưởng thành. Tùy theo điều kiện nhiệt độ và độ ẩm thích hợp, trứng gián có thể nở thành thiếu trùng sau từ 1 đến 3 tháng. Gián nhà thường sống chung với người và gây hại cho con người ở trong nhà tại những vùng có khí hậu nhiệt đới, ôn đới, ấm áp, ẩm thấp, có thức ăn thích hợp.
Gián nhà là loại côn trùng có hại cho sinh hoạt hàng ngày và sức khỏe của con người vì chúng có tập tính sống ở những nơi bẩn thỉu, hủy hoại và làm thức ăn bị nhiễm khuẩn, đồng thời có thể gặm nhấm làm hư hỏng một số vật dụng như quần áo, vải vóc, bìa gáy sách vở... Chúng vừa ăn vừa nôn mửa những thức ăn mà chúng đã tiêu hóa một phần và đào thải phân rải rác khắp nơi: một số người thường bị dị ứng với gián , hay bị các bệnh về đường tiêu hóa
Cách đuổi gián
Cách đuổi côn trùng trong nhà hiệu quả bằng mẹo đơn giản dễ làm: dùng phèn, chanh, giấm, lá đào, lá quyệt quế, dưa chuột , hành tây cho để nơi chỗ gián hay lui tới gián cũng không dám quay lại nữa, đây là cách đuổi côn trùng ngắn hạn trong nhà bếp ta nên dùng
Cách Diệt Bọ Chét, Bọ Ve và Rệp
Những loại côn trùng này thường sinh sôi trong quần áo, thảm và tấm trải giường, vì vậy bạn cần chú ý vệ sinh phòng ngủ.
Hãy đọc tiếp để biết cách diệt bọ ve và những côn trùng gây hại khác trong phòng ngủ nhé.
Thường xuyên giặt đồ của bạn bằng máy giặt với chế độ nước thật nóng, sử dụng loại bột giặt tẩy hiệu quả . Tốt hơn, hãy dùng máy sấy quần áo sau đó hoặc phơi trực tiếp dưới nắng mặt trời. Những món đồ cần giặt thường xuyên này bao gồm tấm trải giường, quần áo, thảm và nệm lót, rèm cửa cũng như những đồ chơi của bé như thú nhồi bông. Hãy nhớ đọc hướng dẫn sử dụng trên bao bì sản phẩm và làm theo hướng dẫn của nhà sản xuất, vì có thể có một số đồ bạn cần phải giặt khô.
Những món đồ không giặt được như thảm, nệm lót, gối ngủ hay gối sofa bạn có thể phải giặt hơi.
Thường xuyên hút bụi thảm và nệm. Nếu có vấn đề với côn trùng gây hại, bạn cần dùng đầu chải nhỏ để hút thật sạch mọi ngõ ngách cũng như bề mặt của giát giường và các đồ nội thất khác trong phòng.