Món không nên ăn vào buổi sáng tránh hại gan:
Đồ ăn nhanh và thực phẩm chế biến sẵn:
Những loại đồ ăn nhanh hoặc các thực phẩm chế biến sẵn như đồ hộp, xúc xích, mì ăn liền… mặc dù có thể giúp chúng ta tiết kiệm thời gian cho việc ăn uống nhưng lại không hề có lợi cho sức khỏe.
Các loại thực phẩm này thường chứa chất bảo quản và chất tạo màu nhân tạo. Hấp thụ thường xuyên những loại chất này sẽ làm tăng gánh nặng chuyển hóa và ảnh hưởng tới chức năng giải độc của gan.
Bởi vậy, chúng ta không nên ăn quá nhiều đồ ăn làm sẵn hoặc thức ăn nhanh, đặc biệt là những người có chức năng gan suy yếu.
Thực phẩm bị mốc:
Những thực phẩm có dấu hiệu của nấm mốc đều sinh ra chất aflatoxin. Đây là một loại độc tố vi nấm đã được chứng minh là có khả năng gây ung thư gan.
Các chủng nấm này phát triển mạnh ở các loại nông sản như gạo, ngô, lạc, đậu, hạt hướng dương, hoặc các thực phẩm khô như tôm khô, mực khô, trái cây khô... nếu chúng không được chế biến và bảo quản đúng cách.
Đối với những loại thức ăn đóng hộp và thực phẩm chế biến sẵn được đóng gói, nếu để trong tủ lạnh hoặc quá hạn sử dụng hay có dấu hiệu ôi thiu, các loại vi khuẩn và nấm mốc vẫn có thể phát triển.
Cần lưu ý rằng, không nên đem các thực phẩm nấm mốc, ôi thiu cho gia súc, gia cầm ăn. Khi đó, thịt của chúng sẽ bị nhiễm aflatoxin. Chất này hoàn toàn có thể truyền sang cơ thể con người nếu chúng ta ăn thịt từ những loại gia súc, gia cầm đó.
Không ăn sáng hoặc nhịn ăn
Với sự phát triển kinh tế, xã hội, ở Việt Nam số người thừa cân béo phì không ngừng tăng lên. Trong đó nhiều người cố gắng giảm cân bằng cách nhịn ăn sáng, hoặc coi nhịn ăn như một cách để thải độc cơ thể. Điều này rất phản khoa học, thậm chí ảnh hưởng tới hoạt động của gan. Chuyên gia cho biết, khi nhịn ăn, không chỉ gan mà toàn bộ cơ thể đều không được cung cấp năng lượng trong một thời gian dài, khi không có năng lượng, gan cũng không thể hoạt động hiệu quả. Gan cần phải được cung cấp năng lượng thường xuyên nó sản xuất ra nhiều enzyme để thải độc tố. Muốn thải độc, gan phải làm việc chứ không phải nằm im mà thải được độc.
Sử dụng thuốc không hợp lý
Đây là một trong những nguyên nhân vô tình người bệnh gây ra “gánh nặng” cho lá gan của mình. Nhiều người khi sử dụng các loại thuốc đông y không rõ nguồn gốc, xuất xứ gây ngộ độc gan. Thậm chí cả thuốc tây, có nhiều thuốc khiến men gan tăng. Vì vậy, khi bệnh nhân đi khám bệnh về gan hãy chia sẻ về các loại thuốc mà mình đang sử dụng. Bởi có nhiều loại thuốc chữa bệnh gây tăng men gan, bác sĩ sẽ cân nhắc việc sử dụng thuốc đối với mỗi bệnh nhân để vừa chữa được bệnh vừa không làm tăng nặng bệnh gan. Có những loại thuốc khi dừng, men gan sẽ trở lại bình thường.
Uống rượu bia, hút thuốc lá
Người Việt thường có thói quen “chén rượu là đầu câu chuyện”, đặc biệt trong các dịp lễ tết, gặp mặt. Nhưng những phong tục này hiện đã bị “biến tướng”, người ta không chỉ uống nhấp môi, coi đây là cách đưa đẩy câu chuyện mà uống rượu bia giờ đây đã trở thành những cuộc tranh đua, thách đấu gây ảnh hưởng tới sức khỏe của chính những người uống.