Tại Xóm Bằng- Đồng Kỵ- thị xã Từ Sơn, Bắc Ninh, khá nhiều các đồ vật trang trí như tượng, con vật, tẩu thuốc, ấm chén…được làm từ gỗ sưa, mặc dù nhỏ nhưng được bán với giá cực kỳ đắt được bày bán có khách có nhu cầu.
Đi khắp làng Đồng Kỵ, nhà nào cũng có một xưởng chế tác gỗ, tiếng đục tràng, bào, tiếng cưa, rồi tiếng kì kèo ngã giá với lái buôn gỗ đã tạo nên một dàn âm thanh hỗn độn. |
Theo lời mách bảo, chúng tôi tìm đến gia đình Ông Dương Văn Lợi (66 tuổi, Phố Tư, Đồng Kỵ, thị xã Từ Sơn, Bắc Ninh) người đã từng được chế tác gỗ sưa cách đây từ 10 năm trước. Đó là một chiếc sập bằng gỗ sưa. Ông cho biết, mình đã có bốn mươi năm làm đồ gỗ mỹ nghệ, nhưng đúng chỉ duy nhất một lần được làm gỗ sưa. Đó là vào khoảng thời gian cách đây đã hơn mười năm, khi ấy gỗ sưa cũng rẻ như các loại gỗ hương, lát,…chứ không đắt như bây giờ. Ông mua được bốn tấc gỗ sưa của dân buôn gỗ mang về làng bán. |
Bốn tấc gỗ sưa được ông mua với giá hai triệu đồng, rồi đem đóng thành sập và bán cho một khách người Trung Quốc với giá hai mươi lăm triệu đồng. So với bây giờ thì giá của nó phải tính bằng tiền tỷ chứ không ít”. Ông Lợi còn lấy ra khoe một chiếc ghế nhỏ cũng được làm bằng gỗ sưa, và được làm vào thời điểm ông làm chiếc sập. Chiếc ghế nhỏ là phần gỗ thừa được ông tận dụng nốt để làm, đến nay vẫn chắc chắn như ngày mới làm. Theo ông Lợi, chiếc ghế nhỏ xíu như thế này thôi nhưng giá của nó cũng phải xấp xỉ cả chục triệu đồng |
Một chiếc sập như thế này nếu được làm từ gỗ sưa sẽ có giá từ 3 tới 5 tỉ. |
Tạt vào một cửa hàng đồ gỗ mỹ nghệ tại Xóm Bằng- Đồng Kỵ- thị xã Từ Sơn, Bắc Ninh, bác chủ cửa hàng giới thiệu chúng tôi thấy khá nhiều các đồ vật trang trí như tượng, con vật , tẩu thuốc, ấm chén…được làm từ gỗ sưa mặc dù nhỏ nhưng được bán với giá cực kỳ đắt. |
Bác chủ cửa hàng ở đây cho biết, gỗ sưa thỉnh thoảng vẫn được mang về đây bán. Nhưng người ngoài, lạ không mua được, chỉ có khách quen mới mua được. Với lại đây là loại gỗ cấm, giá cả lại đắt đỏ, nên cũng ít người dám sử dụng loại gỗ này để chế tác đồ mỹ nghệ. |
Ngoài ra, ông chủ cửa hàng này còn thừa nhận, cách đây không lâu, cửa hàng mình có bán vài chiếc sập bằng gỗ sưa. Trong đó, giá của một chiếc sập loại 1,6m- 2m với giá ba tỷ đổng, sập loại 1,8m- 2,2m có giá năm tỷ đồng, và giá cả còn tùy thuộc vào gỗ. Khách hàng chủ yếu là các đại gia ở trên Hà Nội, hay tận trong Miền Nam, có cả khách bên Trung Quốc, Mỹ,…về tận nơi tìm mua. |
Các sản phẩm mini làm từ các loại gỗ trắc, gụ, hương rẻ hơn gỗ sưa rất nhiều. |
Phường Đồng Kỵ còn có một ngôi đền gọi là đền Đồng Kỵ rất linh thiêng. Tại ngôi này có hàng chục cây sưa cổ thụ. Có cây được ngỏ giá tới hàng 100 tỉ đồng. |
Chung quanh ngôi đền là sự bao bọc của 22 cây sưa, trong đó cây to nhất cũng phải hai người ôm mới với hết quanh thân cây. Ngoài ra còn hàng trăm cây con do dân làng trồng trong vườn, ngay đằng sau ngôi đền. |
Theo lời ông từ nói, thì thường xuyên có người đến hỏi mua gỗ sưa của đền, trong đó có cả người Trung Quốc. Có người đã từng trả cho mỗi một cân gỗ sưa ở đây là 40- 50 triệu đồng, hỏi mua cây sưa cổ thụ nhất vơi giá trên 100 tỷ đồng. |
Gốc cây sưa cổ này đã từng được trả giá 100 tỉ. |
Đặc biệt, ông từ cho biết, năm trước, có một cây gỗ sưa bị gẫy, dân bán đi thu được hơn 1 tỉ. Và tất cả số tiền này được dùng để cải tạo và tu bổ đền. Đồng thời, cũng mấy năm trước bán được 135 triệu đồng tiền quả sưa, số tiền này cũng được cất giữ để tôn tạo, phục vụ đền. Hiện nay, quả sưa được bán với giá 70- 80 nghìn một cân. |
Gỗ sưa là loại gỗ quý được các thương lái Trung Quốc săn lùng và trả giá rất cao. Cũng chính từ việc gỗ sưa bị đội giá mà hàng nghìn cây sưa đã được trang bị 'áo giáp sắt, quấn thép gai thậm chí đổ bê tông' để tránh sự ròm ngó của 'sưa tặc'. |
Quấn thép gai cho sưa vườn Bách Thảo. |
Sáng kiến độc đáo của những người quản lý vườn hoa Nam Cao, TP Phủ Lý (Hà Nam): đổ bê tông quanh gốc để bảo vệ cây sưa. |
Thậm chí còn phải mắc võng để canh 'sưa tặc' . |
- Quân Trang- Minh Quý