Trong văn hóa Việt Nam trầu cau mang ý nghĩa linh thiêng. Miếng trầu là đầu câu chuyện nên thắp hương tổ tiên ông bà cũng cần có trầu cau. Trầu cau trong văn hóa Việt thể hiện sự bất tử trường tồn. Trầu cau còn là triết lý nhân quả của người Việt, là sự kết hợp âm dương hòa hợp mang ý nghĩa tốt đẹp trong đời sống. Dẫu mâm cao cỗ đầy nhưng thiếu lễ trầu cau là chưa đủ, là phạm phải tối kỵ, là chưa đảm bảo văn hóa Việt Nam. Trầu cau trên bàn thờ còn thể hiện ước mong gia đình viên mãn hòa hợp con cháu vui vầy, trường tồn, thịnh vượng. Bởi thế ngày tuần rằm khi sắm sửa lễ thắp hương thì thường không thể thiếu được trầu cau.
Lưu ý khi đặt trầu cau kẻo phạm kỵ
Nên chọn số lượng trầu cau đặt lên ban thờ là số lẻ. Thông thường 1-3-5.
Ngày nay nhiều người mua lễ trầu cau thường bỏ qua vôi nhưng đó là sự qua quýt. Bởi nếu trầu cau mà thiếu vôi thì không đủ nồng đượm đó là ăn nhạt, không chỉn chu. Do đó khi mua trầu cau, bạn nên có thêm vôi vì vôi là thể hiện cho đất. Hơn nữa ăn trầu cau thiếu vôi thì không đủ vị.
Trầu cau khi đặt trên ban theo nguyên tắc Đông Bình Tây Quả tức là quả phải ở bên tay trái, bình hoa, bình nước bên tay phải. Trầu cau có thể đặt đĩa riêng hoặc đặt trên mâm ngũ quả nhưng đều phải ở phía trước bát hương chứ không lùi lại sau bát hương.
Lá rầu và quả cau luôn phải đi với nhau không thể thiếu một trong hai và không được tách rời nhau. Nếu khi thắp hương mà thiếu một trong hai mà đặt lên ban thờ là đại kỵ, gia đình lục đục, gây chia rẽ bất hòa.
Lá trầu úp hay ngửa: Đặt lá trầu trên đĩa riêng thì thường người Bắc đặt úp lá trầu, người miền trong đặt ngửa. Còn khi bày trong mâm bồng thì có thể xếp và uốn ngửa cho thẩm mỹ. Nên việc úp hay ngửa lá trầu không phạm vào phong thủy.
Trầu cau có thể để cả quả hoặc có thể bổ miếng, cuộn lá lại nhưng lưu ý khi bổ miếng cần đảm bảo cúng ngay tránh bị thâm đen quả cau, tránh bị ruồi muỗi đậu vào.
Sau khi thắp hương nên thụ lộc trầu cau xuống tránh để trên ban thờ cho héo bởi việc đó thể hiện sự bất kính tổ tiên và làm nhiễu loạn trường khí nơi thờ cúng.
Không dùng trầu cau giả, kể cả trầu cau làm bằng cành vàng lá bạc cũng không nên dùng thắp hương bởi trong phong thủy thắp hương đồ giả là đại kỵ.
Cách chọn trầu cau đẹp
Khi chọn nên chọn trái cau nên chọn cau nếp trái tròn, mẩy, bóng, màu sắc xanh đậm, không chọn quả đã chín, cuống đã bị khô. Cau ngon là trái cau bánh tẻ, cau đẹp là quả còn râu thể hiện sự phú quý phát tài phát triển.
Lá trầu nên chọn loại trầu bánh tẻ, không già không non, đặc biệt không chọn lá non. Chọn lá trầu còn xanh mướt không bị thâm đen không bị héo úa.
Kích thước lá trầu và quả cau nên tương xứng, ví dụ không nên chọn quả nhỏ mà lá quá to, cùng một mâm mà dùng nhiều quả nhiều lá thì nên chọn kích thước đồng đều.
Trước khi đặt lên ban thờ thắp hương thì cần lau rửa và thấm khô trầu cau, tránh để bụi bẩn ướt.Trầu cau thắp hương phải là của nhà trồng hoặc đi mua không nên dâng đồ đi xin.
Trầu cau sau khi thắp hương có thể hạ xuống hoặc để hạ sau ngũ quả nhưng tuyệt đối không để héo khô trên ban thờ. Lá trầu cau có thể dùng để rửa mặt, hạt cau, trái cau có thể để ngâm rượu trị hôi miệng đau răng, tránh ném vào thùng rác.
*Thông tin mang tính tham khảo chiêm nghiệm