Muốn biết 1 người có vận mệnh tốt hay không chỉ cần nhìn vào cách nói chuyện

19:55, Thứ tư 13/03/2019

( PHUNUTODAY ) - "Lời nói do tâm sinh", một người tâm tính như thế nào thì cách họ nói chuyện cũng sẽ như thế.

Lời nói nói lên vận mệnh

Lời nói chính là biểu hiện rõ rệt nhất của một người có đức hay không, lời nói cần giữ thủ đức, có như vậy mới giữ được phúc báo. Tại sao chỉ mất 2 năm để học nói nhưng ta phải dành cả đời để học cách im lặng? Nói là một loại năng lực, im lặng là một loại trí tuệ. Mệnh của con người có tốt hay không có thể nhìn cách người đó nói chuyện là có thể nhận biết.

Hàng ngày không nhất định đều phạm phải việc tổn đức, nhưng nói chuyện thốt ra những điều khó nghe, làm tổn thương người khác thì đương nhiên sẽ mất đi phúc báo. Cuộc sống của những người hay dùng những lời lẽ sắc nhọn làm tổn thương người khác thường là những người cô đơn, ít bạn bè.

Thực tế là không người chồng nào muốn về nhà nếu có một cô vợ thường xuyên chì chiết, trách móc; không có đứa con nào hạnh phúc nếu có cha mẹ không nói lời dịu dàng mà chỉ quát nạt, la mắng; không có người bạn nào hứng thú giao thiệp với người hay nói lời cay độc, bình phẩm ác ý…

Người có vận mệnh tốt là người ăn nói có chừng mực, mỗi lời nói đều thể hiện là người có đạo đức, họ không dùng ngôn từ mạnh để phê phán, chê bai người khác, không dài dòng nói từ chuyện nọ sang chuyện kia, không kể công của bản thân mình sau khi đã giúp ai đó. Lời nói của họ luôn chân thành, với tâm ý động viên, khích lệ người khác.

duc-phat-chaymoc-1-1554

Biết rõ về một người, không cần nhất thiết phải tận nói, hãy lưu lại cho người ta ba phần khoảng trống, đây cũng là lưu lại chút “khẩu đức” cho mình. Trách một người không cần phải tận trách, hãy lưu lại cho người ba phần khoảng trống, đây cũng là lưu được chút độ lượng cho mình.

Có công không cần đòi hỏi tận cùng, hãy lưu lại cho người ba phần khoảng trống, đây cũng là lưu được chút khiêm nhượng cho mình. Đúng lý cũng không cần đoạt tận, hãy lưu lại cho người ba phần khoảng trống, đây cũng là lưu được chút khoan dung cho mình. Tài năng đừng quá ngạo mạn, hãy lưu lại cho người ba phần khoảng trống, đây cũng là lưu chút đức khiêm hư cho mình.

Cổ nhân nói: ‘Lời do tâm sinh‘, một người có tâm tính như thế nào thì sẽ nói ra những lời như thế. Người có lòng bao dung lời nói ra sẽ nhẹ nhàng hòa ái, người trong tâm đầy oán hận, lời nói ra sẽ hung hăng, cay nghiệt. Người khiêm nhường lời nói ra sẽ chừng mực nhã nhặn. Người tự cao lời nói thường khoa trương phách lối.

Vợ chồng thương nhau còn không hết, đừng làm tổn thương nhau vì lời nói

Những lời nhận xét thiếu suy nghĩ thường bộc phát khi bạn đang trong tình trạng mệt mỏi, làm việc quá sức, căng thẳng hay thất vọng. Để khắc phục tình trạng này, bạn cần ghi nhớ rằng: Bất cứ khi nào bạn có chút nghi ngờ không biết điều mình sắp nói ra có hợp lý hay không, hãy tự hỏi bản thân câu hỏi sau: “Liệu nhận xét mình sắp đưa ra có giúp cho mối quan hệ giữa mình và anh ấy/cô ấy gắn bó với nhau hơn không, hay chúng sẽ chỉ làm cho đôi bên ngày càng cảm thấy xa cách?”. Câu hỏi rất đơn giản này sẽ giúp bạn có được khoảng lặng để suy nghĩ trước khi phát ngôn.

Nhờ vậy, những câu nói có khả năng gây tổn thương sẽ được giảm thiểu đáng kể. Bí quyết này một lần nữa chứng minh rằng để có một cuộc hôn nhân mặn nồng thật sự không quá phức tạp như bạn nghĩ. Điều quan trọng nhất là các bạn phải biết suy nghĩ chín chắn hơn, cư xử với nhau tử tế và bao dung hơn.

Chị bảo với tôi rằng, tài sản lớn nhất mẹ chị để lại cho chị là sự kiêu hãnh và lòng tự trọng. Mẹ chị đã lao nhọc để nuôi chị lớn lên, từ khi bà bị chồng bỏ rơi để đi theo người tình trẻ đẹp. Khi đó bà mới ba mươi tuổi.

Dù những thứ tài sản ấy không thể giúp hai mẹ con chị sống một cuộc đời thoải mái mà phải vất vả, khổ sở hơn rất nhiều… nhưng họ đều nghĩ đó là khối tài sản quý báu của đời người.

Mẹ chị đã lao nhọc để nuôi chị lớn lên, từ khi bà bị chồng bỏ rơi để đi theo người tình trẻ đẹp. Khi đó bà mới ba mươi tuổi.

thoi-quen-song-1

Bà đã khép cửa căn nhà, khép cả lòng mình và dứt khoát bước chân khỏi cuộc hôn nhân không còn chung mục đích.

Bố chị tìm thấy hai mẹ con sau đó không lâu, nhưng bà cương quyết không quay về mà một mình nuôi con, dù ông có van xin ân hận đến mấy.

Tóc ông bạc đi nhiều chỉ sau mấy tuần, nhưng bà vẫn không hề thay đổi. Bà bảo, ngày xưa trước khi lấy nhau bà đã từng nói dù trong nghèo khó hay giàu sang cũng không thay lòng đổi dạ. Chỉ cần ngày nào bà còn nắm giữ trái tim và con người ông, thì dù ông có tai nạn, bệnh tật đau yếu hay nghèo khó đến mấy… bà vẫn ở cạnh ông.

Còn một khi ông đã có người phụ nữ khác, thì đã tự đặt dấu chấm hết cho cuộc hôn nhân. Với bà, trong hôn nhân, sự thủy chung phải được đặt lên hàng đầu, không thể có chỗ cho sự phản bội, dù chỉ là một lần.

Chị cũng có cùng suy nghĩ như mẹ, lại là người lớn lên từ trong bất hạnh khi gia đình ly tán nên chị rất yêu quý gia đình. Chị, cũng như mọi người mẹ trên đời, không bao giờ muốn con mình thiếu thốn tình thương và sự chăm lo của cha hoặc mẹ. Hơn ai hết, chị hiểu rõ nỗi khát khao tình cảm cha con của một đứa trẻ mà mình đã nếm trải suốt cả quãng đời dài.

Thế nhưng điều chị lo sợ cuối cùng đã đến. Chị đã tự kiểm điểm lại bản thân xem mình đã làm sai điều gì hay có điểm nào chưa phải… Anh trả lời trong nỗi ân hận: “Em không có gì sai cả, chỉ vì anh không thể nào dứt khoát được với cô ấy, vì anh yêu em và cũng thương cô ấy”.

“Yêu” và “thương”, hai khái niệm trừu tượng ấy khó mà cân đo hay định lượng được. Sau hàng chục đêm ngày trăn trở và đau đớn, chị đã quyết định ly hôn và dọn ra ngoài sống, cùng với đứa con trai duy nhất.

Tôi gặp lại chị khoảng 2 năm sau thời điểm đen tối nhất của cuộc đời chị, chợt nhận ra có những người đàn bà yếu đuối đấy mà cũng thật mạnh mẽ đấy, cứ như những ngọn phi lao trong gió mà tôi đã nhiều lần nhìn thấy.

Dù có bị bẻ cong đến oằn mình, dù có bị gió quật đến tả tơi thì chúng vẫn xanh ngời và vươn mình đứng dậy. Tôi luôn yêu những người đàn bà mạnh mẽ như phi lao ấy và vẫn thầm ước nếu là mình, thì mình cũng sẽ được như họ.

Ngồi trước mặt tôi là một người đàn bà đẹp dù không chút son phấn. Nụ cười chị tươi mới hơn cả trước kia, làn da ửng hồng và mái tóc dài thảnh thơi buông trên vai… không như trước đây lúc nào cũng buộc túm phía sau để tất bật chuyện nhà cửa bếp núc.

Chị đã tìm được một người đàn ông tốt và thành đạt, hết lòng yêu thương hai mẹ con chị. Người chồng cũ, sau khi đăng ký kết hôn với người đàn bà ấy, giờ hai người sống trong địa ngục của thực tế trần trụi khi không còn hoa và quà, không còn những lãng mạn chiều chuộng mà phải chăm sóc người mẹ bị tai biến của anh ta.

chia sẻ bài viết
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn copy link
Tác giả:
Từ khóa:
Tin nên đọc