Muốn trở thành người có đạo đức cao thượng, trước hết phải làm được điều này

( PHUNUTODAY ) - Trước khi muốn thay đổi thế giới, hãy thay đổi bản thân mình. Muốn thay đổi bản thân để trở thành người cao thượng, trước hết hãy nghiêm khắc với chính mình.

Ở đây xin kể một chuyện. Tiểu thuyết gia Haruki Murakami, trong khi sáng tác ông đều đặt ra yêu cầu rất nghiêm khắc cho mình. Mỗi sáng ông dậy từ rất sớm, làm việc liên tục 5 – 6 giờ và duy trì nó như một thói quen không bao giờ thay đổi.

Trong một cuộc phỏng vấn trên tờ Paris Review mùa hè năm 2004, ông viết: “Khi đang viết dở một cuốn tiểu thuyết, tôi thức dậy lúc 4 giờ sáng và làm việc liên tục từ 5 – 6 giờ. Buổi chiều, tôi chạy bộ khoảng 10 km, bơi 1.500m. Sau đó tôi đọc một chút và nghe nhạc. Tôi đi ngủ vào lúc 21 giờ.

Tôi giữ thói quen này mỗi ngày mà không cần thay đổi. Sự lặp lại của nó là một điều vô cùng quan trọng, như một thuật thôi miên. Tôi thôi miên bản thân mình để đạt được một trạng thái sâu sắc hơn về tâm trí.

Tuy nhiên, để lặp đi lặp lại thói quen này trong thời gian 6 tháng đến 1 năm, đòi hỏi một sức khỏe thể chất và tinh thần rất tốt. Và như vậy, viết một cuốn tiểu thuyết dài giống như một bài luyện tập sống, sức mạnh thể chất cũng cần thiết như sự nhạy cảm về nghệ thuật”.

1_135780

Dậy sớm và đi ngủ trước 10 giờ tối, không ăn khuya, thường xuyên đi dạo và đặt ra kỷ luật viết lách nghiêm túc, Murakami đã có được thành công nhờ tài năng và cả sự khổ luyện.

Tự nghiêm khắc với mình, nó có thể là một điều nhàm chán, nhưng nó không bao giờ là vô ích. Tự kỷ luật mình, có thể mang đến cho bạn một cuộc đời “cao cấp”.

Lão Tử nói, “Đạo mất thì mới sinh đức, đức mất thì mới sinh nhân, nhân mất thì mới sinh nghĩa, nghĩa mất thì mới sinh lễ”. Khi mà cả lễ nghi, phép tắc cư xử giữa người, hiếu thuận cha mẹ, kính trọng người trên, hiếu đễ với anh chị, trung tín với bạn bè, nhường nhịn với người dưới… cũng bị mất thì sinh ra pháp luật, hình phạt để răn đe, cưỡng ép con người.

Thời thượng cổ, khi các Thánh nhân như vua Nghiêu, Thuấn cai quản, họ đều là những người tu Đạo, đồng hóa với Đạo, nên mọi hành động, lời nói, chính lệnh đã hợp với Đạo, nên cũng không cần giảng về Nhân. Thời đó con người cũng sống chân thật, đơn giản, thuần thiện, chất phác, cả xã hội đều rất gần với Đạo, nên cũng không cần giảng nhân nghĩa, lễ nghĩa, phép tắc, luật pháp, hình phạt. Đây là thời kỳ dùng Đạo và Đức cai quản xã hội.

Trong xã hội hiện nay, có luật pháp mà nhiều người vẫn không tuân theo, các tệ nạn xã hội trộm cắp, cướp giết, lừa đảo, tham nhũng, buôn gian bán lận, cậy quyền thế bẻ cong pháp luật, cậy tiền tài mua chuộc hối lộ tư pháp, dân oan khiếu kiện khắp nơi. Rồi các tệ nạn xã hội như nghiện ma túy, cờ bạc, đề đóm, mại dâm, ấu dâm, buôn bán phụ nữ, buôn bán người, bắt cóc tống tiến, ngoại tình, nát rượu… cũng xảy ra mọi lúc mọi nơi, khiến con người trở nên trơ lì, vô cảm với các tệ nạn xã hội.

maxresdefault

Xã hội như thế này chưa từng xuất hiện trong lịch sử. Xưa lễ mất thì sinh pháp luật. Con người vẫn sợ sự trừng phạt của pháp luật mà không dám làm càn. Ngày nay pháp luật không được tôn trọng, có thể nói là pháp luật mất thì sinh loạn. Ấy vậy mà vẫn nhiều người vẫn ung dung nhởn nhơ, coi rằng xã hội như thế này là bình thường, là yên ổn, bình yên thì đúng là không thể hiểu nổi. Có lẽ họ so sánh với giai đoạn chiến tranh, hoặc so sánh với mấy khu vực đang có chiến tranh loạn lạc trên thế giới, nên mới có cách nhìn như vậy.

Nghĩa là “tự luật” (tự giác tuân thủ luật pháp, kỷ luật) sẽ là tiêu chuẩn đánh giá bậc chính nhân quân tử với bậc ngụy quân tử, kẻ giả nhân giả nghĩa, đánh giá bậc chân tu với kẻ giả tu, đánh giá người ngoan Đạo với kẻ giả Đạo. Tự luật sẽ phân biệt chính xác thật giả chính tà, những kẻ dựa vào vị trí, quyền hành, chức nghiệp, vẫn rao giảng dạy mọi người, nhưng thực chấp miệng Nam Mô bụng bồ dao găm, nếu dùng “tự luật” soi xét, thì sẽ cháy nhà ra mặt chuột ngay thôi.

Tự luật sẽ giúp bản thân đạo đức phẩm hạnh cũng như cảnh giới tinh thần nâng cao, và giúp cho xã hội yên bình trở lại. Người tự luật sẽ luôn thấy tâm thái yên bình, do lúc nào cũng có chủ nhân làm chủ con tim. Có một thiền sư đã nói: “Tâm bình thế giới bình”, hay Phật gia có câu: “Tu kỷ lợi ư dân”, đại ý là, người tu luyện, tu sửa chính mình, thì không những có lợi cho mình, mà còn có lợi cho mọi người dân.

TAGS:
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn