Nên ích kỉ hay cưng chiều trước đòi hỏi mua đồ chơi đắt tiền của trẻ

( PHUNUTODAY ) - Ngày Quốc tế thiếu nhi, nhiều bậc phụ huynh mua cho con mình những món đồ chơi lên tới hàng triệu, thậm chí vài triệu đồng. Có nhiều ý kiến trái chiều về việc này.

 Anh Sáng (Q.Ba Đình, Hà Nội), có con trai út chuẩn bị vào lớp 1, anh bắt con hứa nếu con học giỏi, vâng lời thì sẽ tặng cho con món đồ chơi yêu thích trong dịp 1.6.

Biết con mê Lego (đồ chơi lắp ghép), mấy ngày qua, anh Sáng và vợ tìm khắp các cửa hàng bán đồ chơi, cuối cùng cũng chọn cho bé một bộ Lego giá hơn 2 triệu đồng tại một cửa hàng trên phố Hàng Mã (Q.Hoàn Kiếm).

"Mỗi năm, cứ đến dịp này, tôi thường mua cho bé một món đồ chơi với giá dưới 1 triệu. Tuy nhiên, năm nay con vào lớp 1 và đã hứa sẽ tặng một món quà hoành tráng nên tôi mạnh tay chi hơn”- anh nói.

mua-sam-do-choi-tre-em-lego-phu-hop-voi-giai-doan-phat-trien-cua-be-0

Trái với quan điểm trên, chị Huyền (Q.Long Biên) cũng đang dẫn con đi mua đồ chơi nhân dịp Tết thiếu nhi cho rằng: “Nếu mua đồ chơi quá đắt tiền, từ một triệu đồng, sẽ hơi lãng phí. Tôi chỉ chọn loại nào vài chục hay hơn trăm ngàn đồng/món vì trẻ con chóng chán, thích được 1-2 ngày đầu, ngày thứ 3 vứt xó, kinh nghiệm của tôi là cứ mua đồ rẻ, hỏng đỡ tiếc”.

Nhiều người sau khi nghe ý kiến của anh Sáng và chị Huyền đã đưa ra những quan điểm trái chiều.

Cũng có mặt tại cửa hàng mua đồ chơi, chị Ánh cho rằng anh Sáng quá cưng chiều con trẻ, không nên bỏ ra số tiền lớn để chiều theo sở thích vì chúng đang còn nhỏ, sau này sẽ không biết quý trọng đồng tiền.

Còn người khác lại cho rằng ý nghĩ của chị Huyền là ích kỷ, mua đồ cho con nhưng vẫn tiếc tiền, không biết con thích món đồ chơi nào, chỉ thấy rẻ là mua…

Trao đổi với chuyên gia Nguyễn Thị Thanh Tâm – Giảng viên khoa Tâm lý học, Đại học Sư phạm, bà nói, với mỗi đứa trẻ, đồ chơi như một người bạn và là công cụ đồng hành trong hành trình của tuổi thơ. Vậy nên, việc chọn lựa đồ chơi cho trẻ sao an toàn, phù hợp là điều các bậc phụ huynh nên để tâm không vì ham rẻ mà mua cho chúng.

Không chỉ có vậy, đồ chơi còn giúp con học tập và phát triển trí não. Tuy nhiên, trên thị trường có muôn vàn những loại đồ chơi khác nhau, thế nên lựa chọn loại đồ chơi nào phù hợp và an toàn là vấn đề mà các bậc phụ huynh cần đặt lên hàng đầu.

“Để chọn được đồ chơi vừa phù hợp với các bé lại an toàn, các bậc phụ huynh nên có những tiêu chí chọn lựa nhất định. Cùng với đó, cách thức và cách cho con chơi mỗi món đồ chơi này như thế nào cũng là điều mà các bậc phụ huynh cần quan tâm và cân nhắc. Nếu đồ chơi đắt tiền, phụ huynh nên căn dặn con phải biết quý trọng, gìn giữ chúng thì mới có thể chơi được lâu dài”- chuyên gia Thanh Tâm nói.

Vì vậy, hãy chọn cho con mình những thứ đồ chơi an toàn mà bé thích. Tuyệt đối tránh đồ chơi quá phức tạp, đồ chơi bạo lực, đồ chơi có cạnh sắc hoặc làm từ những chất liệu có thể gây nguy hiểm cho bé.

tong-hop-khu-vui-choi-tre-em-o-ha-noi-va-sai-gon-18

Giai đoạn 0 đến 6 tuổi trẻ em ở một độ tuổi mà con cảm nhận thế giới rất tinh tế thông qua các giác quan của mình. Các giác quan của con khá mong manh và cần được bảo vệ. Người lớn cố gắng kích thích trẻ quá mức sẽ làm cho trẻ có những tổn thương nhất định về mặt cảm xúc. Trẻ em càng bé càng cần sự yêu thương ôm ấp của người lớn, càng cần được khám phá bằng tất cả các giác quan của mình. Nhờ sự khám phá bằng tất cả các giác quan (chứ không phải chỉ bằng mắt), trẻ em tiếp cận cuộc sống bằng cả trái tim.

Ví dụ cũng nhìn thấy một chú chim, thay vì chỉ con: “chú chim kìa con”, thế là kết thúc, không còn khám phá tưởng tượng gì nữa, chúng tôi hỏi: “ồ con này hay quá, con đang nhìn gì thế?”. Bạn nên nhớ có khi con chỉ nhìn một bộ phận nào đó chứ không phải là toàn thể con chim. Đứa trẻ nhỏ xiu sẽ chỉ, đứa trẻ lớn hơn sẽ nói. Bạn có thể tiếp: “ồ sao nó bay được nhỉ? bạn ấy biết nói không? con có nghe được tiếng đập cánh trên không trung không? con lắng nghe xem con tưởng tượng xem bạn ấy đang nói gì?”

Bạn có thể dạy con cho chim ăn hoặc nếu con trên 3 tuổi con có thể chụp hình các chú chim. Bạn sẽ thấy góc nhìn của con độc đáo đến thế nào. Chiều về có thể in tấm ảnh bạn chim buổi sáng cho con vẽ lại...Tất cả những thứ đó là học bằng cả con người, kích thích toàn bộ cơ thể và cảm xúc tình yêu của con đối với cuộc sống này chứ không chỉ là con chữ bình thường. Con vẽ lại vừa là học quan sát vừa là thể hiện cảm nhận bản thân và còn là một hình thức điều chỉnh tâm lý tích cực. Đứa trẻ phải được học - sống như thế, vừa học khám phá cuộc sống vừa học cách thể hiện bản thân và chăm sóc cho cuộc đời này.

Một số hoạt động bố mẹ có thể làm cùng con như đi công viên, du lịch cùng conkể chuyện cho con nghe, lắng nghe con kể chuyện, bày trò chơi với conVà nên nhớ khi làm tất cả những hoạt động dù nhỏ nhất, là dẫn con đi chơi hay dọn một mâm cơm, hãy làm bằng tất cả tình yêu và sự trân trọng của mình, xây dựng phút giây hạnh phúc bên con.

TAGS:
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn