Xét về hành động thì không nên nhưng xét trong bối cảnh cụ thể thì có thể thông cảm được." />

Nên thoáng hơn với thiếu nữ đóng áo tứ thân múa cột!

09:33, Thứ bảy 07/05/2011

( PHUNUTODAY ) - weight: bold;">Xét về hành động thì không nên nhưng xét trong bối cảnh cụ thể thì có thể thông cảm được.

(Phunutoday) - Clip thiếu nữ mặc áo tứ thân, tung tăng múa cột trên nền nhạc nhẩy hiện đại đang là đề tài bàn tán xôn xao trên mạng. Những người làm công tác giáo dục, truyền đạt cho học sinh gìn giữ nét văn hóa truyền thống họ nói gì?

Phóng viên báo Phunutoday đã tìm hiểu vấn đề này với giảng viên khoa Văn hóa du lịch trường Đại học Văn hóa Hà Nội, họ cho rằng xét về hành động thì không nên nhưng xét trong bối cảnh cụ thể thì có thể thông cảm được.

Giảng viên Bùi Thu Thủy (Phó chủ nhiệm Khoa Văn hóa du lịch): không đồng tình với hành động này

Đây là một hoạt động vui vẻ, bên lề của một buổi biểu diễn nhưng dù sao thì hành động này cũng không nên. Cô gái lắc lư, nhẩy múa được các bạn bên ngoài quay lại và cảm thấy một cô gái mặc bộ áo tứ thân mà nhẩy múa tưng bừng như vậy là một hiện tượng lạ rồi đưa lên mạng và trở thành đề tài bàn tán.
 
Mô tả ảnh.
Có lẽ bạn này đang vui, phấn khởi cho nên cuốn theo cái sự vui vẻ đó cho nên không tự ý thức được trang phục mình đang mặc là gì!
Tuy nhiên cái gì nó đã thuộc về truyền thống thì nên giữ nguyên bản cái giá trị của nó, không nên dùng một biện pháp nào để làm biến dạng nó đi, thay đổi nó đi. Với tôi, nguyên tắc của người làm công tác giáo dục, bao giờ cũng phải hướng cho các em học sinh gìn giữ nguyên bản những nét đẹp của cha ông để lại.

Với hiện tượng cô gái mặc áo tứ thân tung tăng nhẩy múa thì một người giảng viên như tôi cũng không đồng tình. Nhìn một cách cảm quan về bên ngoài thì đó là một hành động không đẹp, không phù hợp với thuần phong mỹ tục.

Xét về ý thức bản thân tôi nghĩ rằng, cái gì cũng phải đặt vào hoàn cảnh cụ thể, chẳng hạn như một đám học sinh mặc áo dài buộc tà nhẩy hip hop,...thì áo dài cũng thuộc về trang phục truyền thống và áo tứ thân cũng vậy. Với những trường hợp này thì khoan hãy đưa ra những lời phán xét, mà phải tìm hiểu cụ thể bối cảnh và hoàn cảnh mà các em đó có những hành động bột phát như vậy chứ đó lại không phải là hành động có chủ đích.

Còn xét về người làm giáo dục thì tôi nghĩ hành động này cũng đáng phải lên án để giáo dục cho giới trẻ để không có những hành vi, những hiện tượng như thế để các em biết cách ứng xử với những di sản văn hóa dân tộc.

Giảng viên Nguyễn Minh Thúy (khoa Văn hóa du lịch): nên rộng lượng với giới trẻ ngày nay

Đây không phải là một tiết mục cụ thể trong một chương trình biểu diễn vì vậy điều đáng nói là giới trẻ đã ứng xử không tinh tế. Nếu tinh tế thì người khoác lên mình bộ áo tứ thân sẽ tự ý thức được vai trò của mình với trang phục truyền thống để có những hành động phù hợp hơn, biết kiềm chế cái hành động của mình. Có lẽ bạn này đang vui, phấn khởi cho nên cuốn theo cái sự vui vẻ đó cho nên không tự ý thức được trang phục mình đang mặc là gì!

Trong hoàn cảnh này cũng không nên nói đây là hành vi phản văn hóa thì nó nặng nề quá nên chỉ cần nhắc nhở các bạn này để ý thức hơn, để sau này các bạn trẻ biết cách ứng xử với từng bối cảnh của các hoạt động văn hóa hay lễ hội truyền thống cho phù hợp.

Qua đây cũng là một lời nhắn nhủ với lớp trẻ, mỗi khi mang trên mình trang phục dân tộc thì nên có ý thức giữ gìn và tự kiềm chế mọi hành động như thế nào cho phù hợp với từng bối cảnh, tránh xẩy ra những hành động phản cảm như bạn gái trong clip đã vô tình mắc phải. Vì vậy chúng ta cũng đừng xem họ như là những người bóp chết văn hóa truyền thống, như vậy thì quá khắt khe.

Ngày nay giới trẻ đang phạm những sai lầm mà chính họ cũng không tự nhận ra cho nên với clip bạn gái mặc áo tứ thân nhảy lắc lư nếu chúng ta nhìn ở góc độ là những bạn trẻ thì đó là chuyện bình thường, không có gì là đặc biệt cả. Vì thế, chúng ta cũng nên có một cái nhìn thoáng hơn một chút để rộng lượng với giới trẻ ngày nay mà nhắc nhở thôi, thực sự chưa đến mức phải lên án.

Trong công tác giáo dục, bản thân tôi cũng sẽ lấy trường hợp này để làm hình ảnh cho một đạo cụ trực quan để mà dẫn chứng cho các hoạt động, nhắc nhở mọi hành vi thiếu tế nhị, thiếu ý thức của học sinh trong các hoạt động chung của xã hội. Đây cũng là một dẫn chứng rất thiết thực để học sinh dễ nhận ra được mình cần phải làm gì để kiểm soát và kiềm chế mọi hành động mỗi khi tham gia các hoạt động tập thể, hay các lễ hội văn hóa truyền thống.

Ngày nay tôi thấy những bộ trang phục truyền thống như áo dài, áo tứ thân đang dần dần biến tấu và cách điệu đi rất nhiều, tất nhiên điều này không phải là xấu vì cuộc sống hiện đại, mọi cái đều phải tân tiến để cho cuộc sống được hài hòa. Mong rằng dù cách điệu đến đâu thì những nét cơ bản thuộc về truyền thống thì nên gìn giữ và bảo tồn nguyên vẹn!
  • Thục Quyên
chia sẻ bài viết
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn copy link
Tác giả:
Từ khóa:
Tin nên đọc