Ăn khoai lang vào buổi sáng có tốt không?
Có lẽ, khoai lang là thực phẩm mà ai cũng phải ăn, dù chỉ một lần, từ khi còn nhỏ đến khi trưởng thành. Chúng được chế biến thành các món ăn khác nhau như khoai lang chiên, khoai lang nướng, khoai lang luộc….nên những câu hỏi như ăn khoai lang có tốt không, nên dùng khoai lang như thế nào, ăn khoai lang buổi sáng có tốt không…là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm và muốn biết.
Chúng ta đều biết khoai lang rất tốt cho sức khỏe, chúng chứa nhiều chất dinh dưỡng như protein, vitamin, tinh bột, kali…vv. Nhưng liệu chúng ta đã biết khi nào nên dùng khoai lang? Liệu rằng có phải ăn khoai lang vào lúc nào cùng được?
Mặc dù ăn khoai lang rất có lợi cho sức khỏe. Nhưng chúng ta cũng phải biết cách dùng. Thời điểm để ăn khoai lang tốt nhất là vào buổi sáng. Bởi khi đó, chúng ta sẽ hấp thụ được hết các chất dinh dưỡng có trong khoai lang.
Bạn biết rằng, buổi sáng là thời gian chúng ta nạp năng lượng cho cả ngày và tích trữ năng lượng cho một ngày làm việc. Chính vì vậy, khi bạn muốn ăn khoai lang, hãy ăn chúng vào hai khoảng thời gian này nhé.
Ngừa mụn nhọt
Ăn khoai lang buổi sáng giúp ngừa mụn nhọt, kiểm soát nhịp tim
Trong Đông y, khoai lang là nguyên liệu được dùng để trị mụn nhọt rất hữu hiệu.
– Cách trị mụt nhọt: Khoai lang củ 40g, lá bồ công anh 40g, đường hoặc mật mía giã nhuyễn bọc vào vải, đắp lên mụn nhọt. Bạn chỉ cần làm vài ngày theo cách này sẽ thấy mụn nhọt giảm đáng kể.
– Hút mủ nhọt đã vỡ: Lá khoai lang non 50g, đậu xanh 12g, thêm chút muối, giã nhuyễn bọc vào vải đắp lên vết mụn nhọt đã vỡ có tác dụng làm mát vùng da đó đồng thời làm mờ vết sẹo mụn giúp da sáng đẹp hơn.
Tăng cường thị lực
Một nghiên cứu do ĐH Harvard (Mỹ) thực hiện trên 124.000 người cho thấy, những người tiêu thụ thức ăn giàu carotene trong chế độ ăn uống thường xuyên của mình giảm tới hơn 32% nguy cơ ung thư phổi.
Kiểm soát nhịp tim
Cũng như các chất điện ly khác, kali đảm nhiệm nhiều chức năng thiết yếu trong đó có thư giãn co thắt cơ, giảm sưng, bảo vệ và kiểm soát hoạt động của thận. Khoai lang chính là nguồn cung cấp kali tuyệt vời mà bạn không thể bỏ qua.
Không làm tăng lượng đường trong máu
Khoai lang có vị ngọt tự nhiên nhưng đường trong khoai lang đi vào máu rất chậm, giúp đảm bảo một nguồn năng lượng ổn định và thường xuyên, mà không dẫ đến tăng lượng đường trong máu gây mệt mỏi và tăng cân.
Chống ung thư
Beta carotene là tiền chất của vitamin A trong cơ thể người. Vitamin A duy trì đôi mắt sáng và làn da khỏe mạnh. Đồng thời, beta caroten được chứng minh là có khả năng bảo vệ cơ thể khỏi những tác nhân gây ung thư. Đây cũng là một dưỡng chất dồi dào trong khoai lang.
Những phụ nữ có nồng độ carotene cao nhất có nguy cơ tái phát ung thư vú thấp nhất. Đây là kết luận được các nhà khoa học từ WHEL (Women’s Healthy Eating and Living) đưa ra sau khi tiến hành nghiên cứu trên những phụ nữ hoàn tất giai đoạn đầu điều trị căn bệnh này.
Lợi ích khác
– Khoai lang là thực phẩm giàu protein. Protein trong khoai lang rất đặc biệt do khả năng ức chế ung thư ruột kết và trực tràng ở người. Hàm lượng protein trong khoai lang càng cao thì khả năng ức chế hoạt động của tế bào ung thư càng lớn.
– Hàm lượng vitamin B6 cao chứa trong khoai lang làm giảm homocysteine trong cơ thể. Homocysteine có liên quan đến các bệnh lý thoái hóa và tim mạch. Nồng độ homocysteine trong máu cao làm tăng nguy cơ xơ vữa động mạch, nhồi máu cơ tim và tai biến mạch máu não.
– Khoai lang là nguồn cung cấp vitamin C dồi dào, giúp ngăn ngừa cảm lạnh và virus cúm. Đồng thời, vitamin C cũng rất cần thiết cho xương và răng, tốt cho hệ tiêu hóa và quá trình hình thành các tế bào máu. Ngoài ra, vitamin C còn góp phần chữa lành vết thương, tạo ra collagen giữ cho làn da luôn tươi trẻ, giảm stress và bảo vệ cơ thể khỏi những độc tố có nguy cơ gây ung thư cao.
– Vitamin D trong khoai lang có tác dụng hỗ trợ hệ miễn dịch và tăng cường sức khoẻ tổng quát. Vitamin D góp phần giữ cho hệ xương, tim mạch, thần kinh, răng, da và tuyến giáp khỏe mạnh.
– Kali là chất điện ly quan trọng giúp kiểm soát nhịp tim và các tín hiệu thần kinh. Cũng như các chất điện ly khác, kali đảm nhiệm nhiều chức năng thiết yếu trong đó có thư giãn co thắt cơ, giảm sưng, bảo vệ và kiểm soát hoạt động của thận. Khoai lang chính là nguồn cung cấp kali tuyệt vời mà bạn không thể bỏ qua.
Ngoài ra, những phụ nữ có nồng độ carotene cao nhất có nguy cơ tái phát ung thư vú thấp nhất. Đây là kết luận được các nhà khoa học từ WHEL (Women’s Healthy Eating and Living) đưa ra sau khi tiến hành nghiên cứu trên những phụ nữ hoàn tất giai đoạn đầu điều trị căn bệnh này.
Lưu ý khi ăn
Ăn quá nhiều
Những người ăn quá nhiều khoai để giảm cân sẽ dẫn đến hiện tường thiếu hụt protein. Quá nhiều chất xơ khi ăn khoai quá nhiều sẽ ảnh hưởng đến sự hấp thu vi khoáng khiến cơ thể bị thiếu hụt dinh dưỡng.
Ăn khi đói
Trong khoai lang có chất đường, nếu ăn nhiều, nhất là khi đói sẽ gây tăng tiết dịch vị làm nóng ruột, ợ chua, sinh hơi trướng bụng. Để tránh tình trạng này, khoai phải được nấu, luộc, nướng thật chín hoặc cho thêm ít rượu vào nấu để phá hủy chất men. Nếu bị đầy bụng, có thể uống nước gừng để chữa. Không nên ăn khoai lang khi đói.