[links()]
Mới đây, đại diện ngành công an TP Hà Nội cho biết, xích lô du lịch đang gây cản trở giao thông và đề nghị thành phố “xóa sổ” loại phương tiện này trong thời gian sắp tới. Điều đó cũng đã có không ít những ý kiến trái chiều. Phunutoday xin chia sẻ góc nhìn của nhà văn Tạ Duy Anh và nhà Phê bình văn học (PBVH) Phạm Xuân Nguyên về vấn đề này.
Xích lô là một phần của văn hóa Hà Nội cần bảo tồn
Xích lô là phương tiện sạch và hoàn toàn có thể tổ chức được. Nếu Hà Nội không còn xích lô có lẽ cũng không sao nhưng rõ ràng nó thiếu đi một ký ức văn hoá cần lưu giữ. Hiện đại như nước Anh nước Mỹ mà họ vẫn dùng xe ngựa trong thành phố và nó tạo ra sự liền mạch về lịch sử rất đáng suy ngẫm.
Còn bảo rằng xóa xích lô du lịch là xoá một nét đặc trưng của Hà Nội, thì trước hết cần phải xem xích lô có phải là nét đặc trưng của Hà Nội không? Tôi nghĩ không phải. Nhưng ngay cả nó không phải là đặc trưng thì rõ ràng nó cũng là một phần của văn hoá Hà Nội, phần cần bảo tồn tôi nghĩ thế.
Nếu bây giờ xích lô du lịch được thay bằng ôtô điện, ý tưởng đó hay nhưng quá muộn. Đáng lẽ nó phải có lâu rồi, phải thay hệ thống xe bus ô nhiễm kinh khủng hiện nay bằng ô tô điện hoặc ôtô chạy bằng khí gas từ lâu rồi. Nhưng ô tô điện không nên coi là thứ thay xích Lô. Mỗi loại phương tiện có một sự tiện dụng riêng, đáp ứng những nhu cầu riêng. Theo tôi, toàn bộ khu phố cổ chỉ nên dùng xích lô, xe đạp hoặc ô tô chạy điện (loại nhỏ). Và là nơi bảo tồn nhiều loại hàng rong, nhiều kiểu bán hàng rong. Khi đó Hà Nội tự tạo ra một nét văn hoá riêng.
Nhà PBVH Phạm Xuân Nguyên: Đừng vì không quản được lại cấm!
Thực ra, xích lô vốn là một phương tiện vận chuyển thô sơ và cũng là phương tiện sinh sống thô sơ của dân nghèo, người nghèo. Với đà phát triển của đô thị hiện đại ngày nay, với lượng xe máy. Xích lô cùng thời với xe đạp, bây giờ cũng ít người đi, xe máy rồi ôtô cũng tăng sẽ hạn chế lại xích lô, theo tự nhiên nó cũng sẽ bị hạn chế. Nhưng xích lô nó vẫn phần nào đáp ứng được yêu cầu của một bộ phận nhân dân trong nội thành Hà Nội.
Thứ 2, xích lô còn có một công năng nữa là phục vụ du lịch, vừa rồi thành phố cũng có hạn chế, quy định những giờ hoạt động của tuyến đường và đã cũng cho thành lập một số đội xích lô du lịch. Rõ ràng đội xích lô du lịch cũng làm được một việc là tạo được cái hứng khởi cho khách du lịch nước ngoài, rồi cũng phục vụ được cho công tác du lịch. Nhưng hiện nay theo tôi được biết việc ra lệnh cấm là vì không quản được.
Theo tôi biết, TP chỉ cho 3 đội xích lô du lịch thôi thế mà hiện nay nó phát triển thành 5 hay 10 đội gì đó. Như vậy trước hết anh phải chấn chỉnh lại quản lý. Chứ đừng vì không quản được anh lại cấm. Theo tôi thì chưa nên cấm mà anh cần quản lại, siết lại, có chế tài thế nào, chỉ những ai được cấp phép thì mới tổ chức xích lô du lịch. Cho nên cần phải duy trì về du lịch nó cũng là một nét của phố cổ Hà Nội và nó cũng là cái thu hút khách du lịch. Hơn nữa, xích lô vẫn còn là phương tiện sinh sống của một bộ phận dân nghèo thành thị. Vậy thì vấn đề cũng là quản như thế nào để bộ phận dân nghèo này họ cũng được chuyển sang vẫn còn sử dụng được phương tiện này.
Theo tôi, việc quản lý xích lô không khó, cũng đã định phát giấy hành nghề, phát thẻ hành nghề cho xe ôm mà xe ôm thì thiên hình vạn trạng hơn, nó đi ngõ ngách hơn, nó có một người còn xích lô đây có phải xích lô máy đâu chúng ta chỉ có xích lô đạp chân theo tôi quản không khó. Có những cái còn khó hơn nhiều, quản lý đô thị còn nhiều việc khó khăn gấp mấy chứ xích lô có gì. Ở đây tôi vẫn thấy kiểu tư duy không quản được thì cấm. Không nên.
Trước kia cũng có quy định cấm hàng rong cũng đã cấm được đâu. Nhưng nếu cấm thì người ta có thể cấm được vì hàng rong người ta cơ động, có thể chạy chỗ này, chỗ khác. Xích lô công kềnh, chậm chạp làm sao mà được. Và hơn nữa xích lô nó có một giá trị hơn, tịch thu xích lô thì người chủ xích lô lại là người nghèo. Dành dụm được ít tiền để mua được một cái xích lô nữa cũng không dễ nên nếu cấm họ có thể làm được. Nhưng mà theo tôi chưa nên cấm.
Nếu bây giờ mà thay thế ôtô điện để phục vụ du lịch thì ô tô điện là một phương tiện cồng kềnh hơn, hiện đại hơn nhưng nó chỉ đi được những tuyến đường ngắn, trừ những ngõ ngách nó không thể đi vào được. Hơn nữa ô tô điện cũng chỉ đi được những tuyến chính, tuyến lớn, ví dụ đi dọc Hàng Ngang – Hàng Đào nhưng nó lại đi theo lộ trình có sẵn chứ nó không thể đi vào được ví dụ từ Hàng Ngang – Hàng Đào, từ bờ hồ đi đến Đồng Xuân, khi nóng rẽ sang hàng đường, nó không thể rẽ vào ngõ ngách, nó không thể rẽ vào hàng mã nếu như tuyến phố đó không nằm trên lộ trình của nó. Còn xích lô đi ở đâu dừng ở đấy. Xích lô có 2 – 3 người, xe điện có cả một nhóm người có thể không quen biết nhau ngồi lên, mà xích lô là 1 - 2 người, đó là vợ chồng hay bạn bè, người thân và riêng tư hơn. Mà du lịch người ta thích sự riêng tư.
Tất nhiên điều này cũng cần phải nói lại những người xích lô cũng cần phải chấn chỉnh, bản thân nghiệp đoàn xích lô, tôi nghĩ nên thành lập nghiệp đoàn xích lô, đã có nghiệp đoàn taxi tại sao ko có những nghiệp đoàn xích lô. Khi họ chấn chỉnh được, họ sinh hoạt được trong nghiệp đoàn của họ, tổ chức của họ. Mặt khác họ phải chấp hành luật lệ giao thông, không được gây cản trở những phương tiện khác.
- (Thực hiện)