Thịt bò
Thịt bò rất giàu protein, khi ăn nhiều trẻ dễ mắc các bệnh về xương khớp. Bởi vì trong thịt bò chứa rất ít Canxi, chủ yếu là lưu huỳnh, photpho và clo, đây là những nguyên tố khiến cho lượng axit trong máu tăng cao. Để trung hòa lượng axit dư thừa, cơ thể sẽ “điều động” Canxi để sử dụng vào quá trình điều tiết, ổn định máu, khiến cho khoáng chất này bị thiếu hụt, gây cản trở cho quá trình phát triển chiều cao.
Thịt cá
Chất đạm từ thịt cá được nạp vào cơ thể quá nhiều sẽ khiến trẻ không hấp thụ được Canxi. Khi thừa đạm nồng độ axit trong ruột tăng lên. Lúc này, cơ thể phải huy động Canxi trong xương để tạo thành phốt-phát Canxi, nhằm kiềm hóa và duy trì độ pH ở mức ổn định.
Theo một cuộc thử nghiệm, nếu trẻ ăn khoảng 80gr đạm thì khoảng 37mg Canxi sẽ bị mất. Nếu lượng đạm lên đến 240gr thì sẽ có khoảng 137 mg Canxi bị đào thải ra ngoài. Nếu tình trạng này kéo dài cơ thể sẽ dẫn đến thiết hụt Canxi gây nên bệnh còi xương, xốp xương…
Không cho dầu ăn + mỡ vào cháo của bé
Khi nấu cháo cho con, các mẹ hay chú ý đến lượng đạm mà quên mất các thành phần khác, nhất là lượng dầu mỡ. Trong khi đó, chất béo là nhóm chất dinh dưỡng rất quan trọng, đóng vai trò chính trong cung cấp năng lượng cho trẻ, giúp hình thành mô mỡ có chức năng điều hòa thân nhiệt, cung cấp chất béo giúp cho quá trình hấp thu các vitamin quan trọng trong cơ thể.
“Nhiều người sợ cho dầu, mỡ khiến trẻ bị đau bụng hoặc béo phì, song, chỉ những người lớn mới đáng lo về các vấn đề rối loạn mỡ máu, trẻ em đang trong giai đoạn phát triển nên rất cần những thành phần này. Khi nấu cháo cho con ăn, các bà mẹ nên cho thêm 1-2 thìa dầu/ mỡ, có thể cho cùng lúc cả dầu thực vật và mỡ động vật hoặc ăn cách bữa”, tiến sĩ Hưng cho biết.
Theo vị chuyên gia, nhu cầu chất béo của trẻ thường 40-50% khẩu phần, thậm chí lên đến 60%.
Muối
Thói quen ăn mặn rất phổ biến ở hầu hết các gia đình Việt Nam, đặc biệt là ở các vùng nông thôn. Trung bình lượng muối mà một người Việt Nam tiêu thụ cao gấp 3 lần so với mức quy định của Tổ chức Y tế thế giới.
Hấp thụ muối quá nhiều làm cơ thể dễ tích nước và nó không có lợi cho sự phát triển chiều cao của trẻ vì muối sẽ làm tăng sự bài tiết của các chất khoáng và canxi qua đường tiết niệu. Nói cách khác, càng ăn nhiều muối cơ thể sẽ càng bài tiết ra nhiều canxi. Với trẻ nhỏ, cơ thể rất nhạy cảm với muối nên mức độ bài tiết còn nhiều hơn người lớn. Chính vì vậy, bạn chỉ nên cho trẻ ăn một lượng muối vừa đủ, không nên ăn quá mặn.
Đồ ngọt
Đồ ngọt là một trong những nguyên nhân gây ra béo phì, tăng cân, đối với trẻ em, đồ ngọt còn là kẻ thù đáng sợ của chiều cao. Khi cho trẻ ăn quá nhiều đồ ngọt như bánh kẹo hay một số thực phẩm chứa nhiều tinh bột sẽ khiến cho cơ thể tiết ra một loại hormone gây ức chế lên khung xương, làm cho khung xương chậm phát triển.
Các nhà khoa học cho rằng chế độ ăn của người châu Á tuy lành mạnh hơn nhưng chế độ ăn lại chứa quá nhiều lượng tinh bột. Khi ăn nhiều tinh bột, lượng insulin trong máu tăng cao sẽ gây ra ảnh hưởng không tốt đến chiều cao của trẻ. Cụ thể là, khi lượng insulin tăng lên, quá trình sản xuất hormon tăng trưởng chiều cao sẽ bị ngưng hoặc chậm lại. Vì vậy, việc ăn nhiều đồ ngọt hay thực phẩm chứa nhiều tinh bột sẽ làm cho cơ thể trở nên béo phì, trọng lượng của cơ thể tăng nhanh, gây áp lực lên xương rất nhiều, làm giảm khả năng phát triển của xương và sụn, kìm hãm chiều cao phát triển.