10 điều nên "lờ" đi để sống hạnh phúc
Làm như thế này là đúng, làm như thế kia là sai!
Đối với mỗi sự việc xảy ra, có thể bạn sẽ luôn băn khoăn và cân nhắc xem làm thế nào là đúng, làm thế nào là sai. Nhưng trên thực tế không có điều gì là đúng tuyệt đối và sai tuyệt đối cả.
Hãy thử làm những điều mới mẻ và kết quả mà chúng mang lại là những trải nghiệm vô cùng khác biệt để giúp bạn phát triển cả về tư duy lẫn nhận thức. Bởi kinh nghiệm của những người đi trước chưa chắc đã đúng với chính bạn.
Hãy tìm cho mình một con đường riêng và niềm tin riêng, và cũng nên làm như vậy đối với người khác thay vì áp đặt suy nghĩ của bạn lên họ.
Luôn cố gắng làm người khác vừa lòng!
Nếu bạn luôn phải cố gắng để làm vừa lòng ai đó có nghĩa là đôi khi bạn sẽ phải miễn cưỡng làm những điều không thích, thậm chí là sống giả tạo. Như vậy lâu dần bạn sẽ đánh mất chính con người thật của mình.
Vì vậy, thay vì cố gắng làm người khác vừa lòng theo ý họ, hãy lắng nghe bản thân nhiều hơn để nhận ra khi nào bạn thực sự thoải mái.
Phải làm việc chăm chỉ thì mới có thể thành công
Chăm chỉ là 1 đức tính cần thiết với tất cả mọi người, tuy nhiên, càng làm việc chăm chỉ, bạn sẽ càng bị công việc cuốn đi và không bao giờ bạn thấy có điểm dừng cả. Như vậy, bạn sẽ ngày một cảm thấy mệt mỏi chứ không hề hạnh phúc bởi bạn không thể tận hưởng được những thành quả do mình tạo ra.
Thay vì làm việc một cách chăm chỉ máy móc, hãy làm việc thông minh hơn và luôn đặt câu hỏi rằng, bạn đang nhận được niềm vui gì từ những điều mà bạn đang cố gắng mỗi ngày.
Thất bại là điều tồi tệ nhất
Thất bại có thể khiến bạn bị tổn thương, thậm chí gục ngã nhưng nó chính là cách tuyệt vời để bạn khám phá về bản thân.
Khi bạn đang cố gắng làm mọi thứ trở nên tốt đẹp hơn nhưng có kết quả ngược lại, đó thực ra lại là cơ hội để bạn tìm ra lý do tại sao bạn thất bại và tìm ra cách khác phù hợp hơn để thành công.
Những người thành đạt nhất trên thế giới này hầu hết đều phài trải qua vô số những lần thất bại. Và hãy thử đặt ra câu hỏi: “Liệu bạn đã thất bại đủ chưa?”
Một mình có nghĩa là cô đơn!
Khi bạn có thể điều hành công ty của riêng bạn, bạn chắc chắn sẽ thấy đó không hề là nỗi cô đơn.
Cuộc sống này luôn trôi chảy và chẳng có gì đáng để phiền lòng cả!
Những thăng trầm của cuộc sống chính là những thứ để chúng ta có thể học cách sống thật cân bằng. Thay vì phàn nàn hay phản ứng tiêu cực, hãy sẵn sàng đối diện với khó khăn và tìm cách thích nghi trong bất kì hoàn cảnh nào, bạn sẽ thấy cuộc sống này thú vị hơn rất nhiều.
Những gì người khác nghĩ về bạn là rất quan trọng!
Hãy học cách yêu thương chính bản thân mình thay vì bận tâm quá nhiều đến những điều người khác nghĩ về bạn. Bởi khi bạn cố gắng làm vừa lòng một hoặc nhiều người khác, bạn sẽ đánh mất chính con người thật của mình.
Hãy lắng nghe bản thân nhiều hơn và bạn sẽ thấy hạnh phúc, vui vẻ hơn rất nhiều.
Nếu bạn gầy hơn, xinh hơn, thông minh hơn, giàu có hơn hoặc khỏe mạnh hơn, bạn sẽ hạnh phúc hơn!
Chờ đợi hạnh phúc đến từ những gì bạn không có là một trò chơi đuổi bắt không bao giờ có hồi kết. Hãy thử trả lời thật lòng xem đã bao nhiêu lần bạn thực sự đạt được hạnh phúc theo cách này?
Hạnh phúc không nằm ở những thứ mà ta không hề có, chúng đơn giản nằm trong trái tim của mỗi chúng ta.
Cuộc sống thật bất công
Khi bạn cảm thấy bạn không được ở vị trí mà đáng lẽ bạn xứng đáng nhận được hoặc mọi thứ không diễn ra đúng theo kế hoạch bạn của bạn, hãy tận hưởng những gì mà bạn đang có.
“Năng nhặt chặt bị”
Nếu muốn thành công và thực sự thoải mái, ngoài việc gom góp kinh nghiệm, kiến thức, những thứ cần thiết, vv… bạn cũng cần học cách từ bỏ. Từ bỏ những thứ khiến bạn mệt mỏi chính là cách để bạn thực sự hạnh phúc.
Hãy dành chỗ cho những gì bạn thực sự muốn và cần thay vì ôm đồm quá nhiều thứ khiến bạn luôn rối bời.
Ngại thay đổi
Nhiều người có thói quen ngại thay đổi và luôn luôn giữ những thứ không còn phù hợp với mình chỉ vì họ sợ những điều quá mới mẻ. Tuy nhiên, bạn nên hiểu rằng, khi ai đó trong mối quan hệ của bạn không còn phù hợp với bạn nữa, hãy mạnh dạn bắt đầu những mối quan hệ mới tốt đẹp hơn vì bạn xứng đáng được đối xử tốt.
Chờ đợi những dịp nhất định để được vui vẻ
Không cần tới những dịp nghỉ mát cùng cơ quan, bạn bè hay gia đình bạn mới được vui vẻ. Mỗi ngày hoặc thậm chí mỗi dịp cuối tuần, bạn đều có thể tận hưởng niềm hạnh phúc cùng những người thân yêu dù chỉ là những khoảnh khắc ngắn ngủi như bữa cơm cả gia đình, quây quần bên nhau trò chuyện, vv…
5 bí quyết để bạn sống hạnh phúc
Lòng biết ơn tạo ra hạnh phúc
Nhiều nghiên cứu khoa học chứng minh rằng lòng biết ơn không chỉ là truyền thống đạo đức tốt đẹp mà còn có tác dụng tâm lý tích cực, làm chúng ta hạnh phúc hơn.
Các nhà khoa học ở Đại Học Harvard (Mỹ) nhận định thể hiện lòng biết ơn thường xuyên giúp chúng ta nhận ra những điều tốt đẹp xung quanh mình, từ đó kết nối hơn với thế giới, tăng cường sức khỏe, đối phó với nghịch cảnh...
Tránh suy nghĩ tiêu cực
Suy nghĩ bi quan khiến cảm xúc của bạn đi xuống, luôn trong trạng thái căng thẳng, chán nản. Vì thế, hãy chấp nhận thực tế, biết nhận sai và cố gắng thay đổi.
Hãy nghĩ rằng: “Tôi đã làm gì sai?", "Tôi cần thay đổi như thế nào?", "Việc này cũng không đến nỗi kinh khủng như mình nghĩ, mình có thể làm tốt hơn”... Khi mặt tích cực xuất hiện, bạn sẽ cảm thấy dễ chịu hơn.
Chia sẻ khó khăn với người khác
Theo một nghiên cứu ở Mỹ, chúng ta luôn vui vẻ sau khi giúp đỡ ai đó, dù chỉ là việc rất nhỏ. Các nhà khoa học cũng khẳng định những người hay làm từ thiện sẽ cảm thấy cuộc sống của họ có ý nghĩa hơn người khác.
Trân trọng những điều nhỏ bé
Nếu muốn hạnh phúc hơn, bạn cần học cách trân trọng từng niềm vui nhỏ bé trong cuộc sống. Hãy sống chậm lại để cảm nhận mọi điều kỳ diệu.
Hãy nếm thử chiếc bánh trong quán cà phê gần nhà và tận hưởng hương vị ngọt ngào, tinh tế của nó. Hoặc dành thêm một phút để cảm nhận niềm vui khi người bạn thân gửi cho bạn một tin nhắn ngộ nghĩnh.
Nhìn bên ngoài, những điều nho nhỏ như vậy có thể không quan trọng, nhưng nó thực sự hữu ích cho bạn.
Luôn cố gắng làm tốt
Cố gắng làm mọi chuyện đủ tốt sẽ giúp bạn cảm thấy phấn chấn, hạnh phúc hơn. Bởi khi đó, bạn sẽ không phải hối hận vì những sai lầm của mình, không cần căng thẳng tìm ra biện pháp khắc phục, sửa chữa vấn đề.