Nghệ An phát tờ rơi để dân tố người nuôi hổ

06:21, Thứ tư 02/01/2013

( PHUNUTODAY ) - Với bộ máy vững mạnh, nhưng chính quyền huyện Yên Thành (Nghệ An) phải pháp phát tờ rơi để người dân tốc giác mới biết được các hội nuôi hổ. Còn người dân Đà Nẵng thì tự trang bị mõ tre, gậy tầm vông để bắt trộm.

Với bộ máy hoàn thiện, vững mạnh, ấy vậy mà chính quyền huyện Yên Thành (Nghệ An) phải dùng tới biện pháp phát tờ rơi để người dân tốc giác mới biết được các hội nuôi hổ. Còn người dân Đà Nẵng thì tự trang bị mõ tre, gậy tầm vông để bắt trộm, cướp.
[links()]
Tình trạng nuôi hổ tại Nghệ An diễn ra đã lâu, nhưng lực lượng chức năng hầu như không biết, chỉ khi báo chí đưa tin (lầu đầu vào tháng 11/2012) người dân nuổi hổ như nuôi lợn, lúc này chính quyền mới “tá hỏa” lùng sục khắp nơi để tìm kiếm, và cuối cùng cũng bắt được 2 con hổ nặng khoảng 70kg.

Khi báo chí đưa tin, chính quyền vào cuộc, nhiều hộ nuôi hổ tại Nghệ An đã tìm cách tẩu tán hổ, người ta cứ ngỡ thế là không ai dám nuôi hổ nữa, vì đã gần hai tháng qua lực lượng chức năng không còn phát hiện thêm hộ nào nuôi hổ nữa. Thì thật bất ngờ, ngày 1/1, công an huyện Yên Thành (Nghệ An) lại tích thụ thêm 1 cá thể hổ nặng khoảng 170kg.

phat-hien-ho-nho-to-roi-to-giac-cua-nguoi-dan-va-tieng-mo-bat-trom-Phunutoday.vn.jpg
Hai cá thể hổ ở Nghệ An được phát hiện nhờ tố giác của người dân (trái), và tên trộm bị người dân Đà Nẵng bắt nhờ tiếng mõ tre, gây tầm vông (phải). Ảnh: Dân trí, Dân Việt.

Các hộ nuôi hổ đã rất “cao tay”, nên việc phát hiện và bắt giữ hổ nuôi rất khó khăn, như lời của Đại tá Lê Xuân Điệp, Trưởng Công an huyện Yên Thành (Nghệ An) thì lực lượng công an đã phải mất một thời gian theo dõi, mật phục mới phát hiện được hộ nuôi nhốt 1 cá thể hổ.

Thậm chí, theo Đại tá Điệp, các lực lượng công an, kiểm lâm phải phối hợp với các đoàn thể xã Đô Thành (huyện Yên Thành) để in và phát 3.000 tờ rơi tố giác nuôi nhốt hổ và đã thu về khoảng hơn 2.000 tờ. Thông qua việc phát tờ rơi, nhân dân đã tố giác có 3 hộ gia đình ở xã Đô Thành nuôi nhốt hổ trái phép.

Dù đã dùng tới biện pháp tố giác đặc biệt này, nhưng lực lượng chức năng vẫn phải “bó tay”, vì khi bất ngờ kiểm tra thì số hổ ở 3 gia đình trên đã được tẩu tán một cách… nhanh chóng và bí mật.

Sau vụ việc này, người viết lại nhớ tới cách hô hào bắt trộm cũng độc đáo không kém của người dân xã Hòa Phong, huyện Hòa Vang, TP. Đà Nẵng, đó là “Tiếng mõ an ninh”.

Tờ Dân Việt miêu tả, tiếng mõ bắt đầu từ sáng kiến của Hội Nông dân TP. Đà Nẵng. Cách làm là mỗi hộ dân sắm 1 gậy tầm vông, 1 cây đuốc, 1 đoạn dây thừng và 1 mõ tre. Khi làng có động (trộm cắp, cướp giật...), một tiếng mõ cất lên, trăm tiếng mõ đáp lại, các đoàn thể công an, phụ nữ, mặt trận... Già trẻ, gái trai tay lăm lăm đuốc, dây thừng, gậy tầm vông hăm hở lao ra bắt trộm.

Kết quả, con số về tài sản thu hồi được cùng sự bình yên của xóm làng được minh chứng. Từ mô hình Hòa Phong sẽ nhân rộng ra 11 xã của huyện Hòa Vang.

Tiếng mõ Hòa Phong làm ta có cảm giác đang sống thời của Nguyễn Công Hoan, Ngô Tất Tố hay những năm người dân miền Bắc đánh trống gõ mõ đuổi bắt phi công Mỹ nhảy dù ban đêm. Mà từ nay tới mốc 2020 - thời điểm nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp phát triển, chỉ còn 8 năm nữa.

Việc bảo vệ trị an là nhiệm vụ của bộ máy quản lý địa phương, bộ máy được nuôi sống bằng tiền thuế của người dân đóng góp. Ấy vậy mà, người dân vẫn phải tự bảo vệ lấy mình, và chỉ khi người dân “nhúng tay” vào làm nó mới thật sự có hiệu quả. Không còn tình trạng trộm cắp, cướp giật… lộng hành như khi người dân còn giao phó nhiệm vụ này cho bộ máy quản lý địa phương.

  • Phạm Thanh
chia sẻ bài viết
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn copy link
Tác giả:
Từ khóa:
Tin nên đọc