Tiềm năng của thiên tài được phát huy nhờ giáo dục sớm
“Tuổi thơ quyết định tương lai của một người”, đó là câu danh ngôn bất hủ của người Do Thái. Trong thực tế đó là một sự thực không cần tranh cãi. Đương nhiên cũng có người cho rằng, cuộc đời của con người rất phức tạp, đời người rất dài, đầy tính ngẫu nhiên.
Làm thế nào để đào tạo con cái thành một người có ích cho xã hội là vấn đề mà mỗi bậc cha mẹ đều phải đối diện. Thiên tài được quyết định bởi thiên bẩm hay giáo dục? Đó là một mệnh đề được tranh luận rất sôi nổi. Nhưng đối với người Do Thái thì đây là vấn đề không cần phải tranh cãi vì họ cho rằng, một đứa trẻ bình thường nếu được giáo dục đúng cách thì cũng có thể trở thành một người kiệt xuất.
Nhà khoa học vĩ đại người Do Thái Einstein khi còn nhỏ không phải là một đứa trẻ thông minh, hay có tố chất thiên bẩm của một thiên tài. Đến 4 tuổi ông mới biết nói, hồi học tiểu học vì kết quả học tập không tốt không theo kịp các bạn cùng trang lứa nên thầy giáo từng yêu cầu Einstein nghỉ học. Nhưng nhờ những bài học về âm nhạc và toán học do mẹ và chú của ông hướng dẫn đã bồi dưỡng năng lực tư duy hình tượng kiệt xuất cho Einstein, giúp ông trở thành nhà khoa học vĩ đại.
Rất nhiều ví dụ thực tế về giáo dục thành công cho thấy, giáo dục sớm đối với trẻ càng sớm càng tốt. Trẻ em giống như tờ giấy trắng, chưa có năng lực tự giáo dục và tiếp nhận giáo dục một cách chủ động.
Trẻ nhỏ như một con vật nhỏ, chủ yếu là ăn no để lớn chứ không phải là học tập, đó là những thiên kiến tồn tại phổ biến ở nhiều người. Trên thực tế, từ khi mới chào đời cho đến lúc 3 tuổi là thời kỳ học tập quan trọng nhất của trẻ. Bởi vì trong thời kỳ này, tốc độ và phương pháp tiếp nhận sự vật của đại não trẻ là nhanh nhất và trực tiếp nhất.
Bồi dưỡng thiên tài, khai thác tiềm năng thiên bẩm bằng cách nào?
Bồi dưỡng thiên tài, khai thác tiềm năng thiên bẩm bằng cách nào? Điều quan trọng nhất là trong cuộc sống, trong gia đình phải biết khơi gợi tiềm năng của trẻ sớm nhất có thể. Theo các nghiên cứu về sinh lý học, tâm lý học, con người sinh ra đã có một năng lực đặc biệt. Nó tiềm ẩn sâu trong con người, không nhìn thấy ngoài bề mặt, đó chính là tiềm năng.
Rất nhiều người nói rằng ai cũng có tiềm năng, nhưng tiềm năng của con người không phải là hằng định, vĩnh viễn, mà có quy luật suy giảm tiềm năng. Vì thế, cha mẹ cần phát huy tiềm năng này của trẻ ngay từ nhỏ để tránh việc thùng thuốc nhuộm lớn xã hội làm thui chột đi tiềm năng vốn có của trẻ.
Đã có rất nhiều nhà giáo dục người Do Thái quan niệm như vậy. Họ cho rằng, sự nghiệp, địa vị xã hội, hôn nhân và của cải của một người không phải được quyết định bởi một nhân tố đơn nhất nào đó. Người có chỉ số thông minh cao chưa hẳn đã thành công và ngược lại người có chỉ số thông minh thấp chưa hẳn là không thành công.
Người mẹ Do Thái dạy con như thế nào?
Một người mẹ Do Thái chia sẻ: “Con tôi sinh ra chưa được 6 tuần tôi đã chủ trương cho nó xem những thứ có màu sắc, chẳng hạn màu bình sữa tôi cho bé bú khác nhau. Tôi nhận thấy cho trẻ bú sữa bằng những bình sữa có màu sắc khác nhau là một việc làm rất có ý nghĩa. Bởi vì như thế trẻ sẽ thích một màu nào đó, khi cho bé bú bình sữa có màu mà bé thích, bé luôn thể hiện rất thèm ăn. Đôi tay nhỏ mềm mại cứ muốn ôm lấy bình sữa đó. Đương nhiên, khi cho bé bú bằng bình sữa có màu mà bé không thích thì bé sẽ không vui và cứ ngọ nguậy suốt, miệng tránh bình sữa hoặc ói ra, đôi khi còn thể hiện sự phản kháng bằng cách nhăn mày.
Đây là phương pháp mà các bà mẹ Do Thái dạy trẻ phân biệt màu sắc, cách học các tính từ. Phương pháp này nhanh chóng được các bà mẹ khác tiếp nhận và áp dụng. Bởi vì người Do Thái có một thói quen rất tốt là để giáo dục con mình, họ luôn tìm cách dạy dỗ. Có một phương pháp giáo dục tốt, họ sẽ chia sẻ cho người khác.
Dưới đây là những công việc trẻ có thể làm được theo cấp độ tăng dần tương ứng với từng độ tuổi của trẻ, qua đó dạy trẻ chịu trách nhiệm với hành động của bản thân.
1. Trẻ từ ba đến bốn tuổi:
- Đánh răng.
- Giúp cha mẹ cất quần áo và đồ dùng gọn gàng.
- Dọn dẹp phòng ở và thu xếp đồ chơi.
- Bỏ quần áo bẩn vào máy giặt.
2. Trẻ từ bốn đến năm tuổi:
- Tưới nước cho cây trong nhà.
- Giúp cha mẹ lau bàn.
- Giúp người lớn lấy một vài tờ báo.
3. Trẻ từ sáu đến tám tuổi:
- Biết làm hầu hết các công việc vệ sinh cá nhân.
- Quét dọn, lau sàn nhà trong phòng của mình.
- Mang rác xuống thùng rác dưới nhà.
- Biết dọn bàn ăn.
- Bỏ đồ linh tinh vào nơi thích hợp.
- Sắp xếp giường chiếu của mình.
4. Trẻ từ chín đến mười hai tuổi:
- Tự làm tất cả các công việc vệ sinh cá nhân.
- Lau chùi đồ dùng trong nhà.
- Giặt một số quần áo.
- Lau sàn nhà phòng khách.
- Giúp mẹ nhặt rau, rửa rau trong phòng bếp.
5. Trẻ từ mười ba đến mười lăm tuổi:
- Chuẩn bị bữa cơm cho các thành viên trong gia đình.
- Giặt giũ toàn bộ quần áo của mình.
- Giúp cha mẹ hoàn thành một vài việc khá rắc rối.
- Dự toán tiền cho mình.
- Lựa chọn mua sắm quần áo.
- Làm một số công việc ở khu vực lân cận.
- Là quần áo.
6. Trẻ từ mười sáu tuổi trở lên:
- Làm thuê kiếm tiền ở bên ngoài.
- Đi du lịch dưới sự quản giáo của người lớn.
- Lập kế hoạch đạt trình độ học vấn cao.
- Tự lo liệu chuyện ăn mặc của cá nhân.
- Lên kế hoạch và chuẩn bị bữa cơm cho cả nhà.