Nghịch lý chua xót khi cùng làm vợ những người đàn ông Trung Quốc nhưng giá trị (đo bằng tiền bạc) giữa cô dâu Việt Nam và Trung Quốc lại khác nhau một trời một vực.
[links()]
Một ví dụ điển hình về việc chọn vợ trong nước, ngày càng nhiều doanh nhân độc thân ở Trung Quốc phụ thuộc vào các câu lạc bộ môi giới để tìm vợ với hình mẫu lý tưởng là yêu mình hơn tiền của mình. Chính vì như cầu đó, câu lạc bộ doanh nhân độc thân Trung Quốc được thành lập và đăng kí hoạt động vào cuối năm 2011.
Mỗi năm, câu lạc bộ kết nạp hơn 100 doanh nhân chưa có vợ trong đó có người sở hữu khối tài sản hàng trăm triệu nhân dân tệ. Mỗi thành viên của câu lạc bộ phải trả phí 200.000 NDT để có quyền hẹn hò với 100 cô gái mà câu lạc bộ đã chọn. Nếu muốn tìm cô gái ở một địa phương cụ thể thì mức phí phải trả thêm là 400.000 NDT (khoảng 107 triệu đồng). Câu lạc bộ cũng cam kết sẽ tìm được vợ theo yêu cầu của doanh nhân trong vòng 2 năm với chi phí lên tới 1,2 triệu NDT (khoảng 4 tỉ đồng) và số tiền 1 triệu NDT (gần 3,3 tỉ đồng) sẽ được hoàn lại nếu câu lạc bộ không thực hiện được cam kết trên.
Hình ảnh một buổi tuyển vợ của câu lạc bộ doanh nhân độc thân Trung Quốc. |
Một câu lạc bộ khác có tên Tình yêu kim cương cũng cung cấp dịch vụ tìm bạn gái cho các doanh nhân không có thời gian với mức phí 100.000 NDT mỗi năm. Trong một vài trường hợp thì câu lạc bộ cũng giúp cả nữ đại gia tìm chồng. Theo một nhân viên của câu lạc bộ thì hiện có khoảng 1000 thành viên và 80% đã gặp được đối tượng phù hợp nhờ câu lạc bộ, trong đó hơn một nửa nhiều khả năng sẽ kết hôn.
Trong khi để tìm vợ trong nước thì những người đàn ông Trung Quốc phải bỏ ra hàng triệu NDT cùng với nhiều yêu cầu khắt khe thì để lấy vợ Việt Nam họ chỉ mất một món tiền nhỏ và chả cần điều kiện gì cũng có được cô dâu như ý muốn.
Việc những người đàn ông Trung Quốc sang Việt Nam kiếm vợ ngày một trở nên phổ biến. Với số tiền bỏ ra chỉ từ vài chục nghìn tới một trăm nghìn NDT là những người đàn ông này nghiễm nhiên sở hữu một cô vợ có ngoại hình khá xinh đẹp lại ngoan hiền. Những cô gái tới từ những vùng quê nghèo được những người mai mối tuyển chọn được dẫn đến xem mặt và thi tuyển với những phần thi không mấy dễ nhìn để được làm vợ những người đàn ông Trung Quốc.
Những cô dâu Việt Nam được chọn làm vợ đàn ông Trung Quốc. |
Những cô gái được đưa tới gặp những người "chồng" tương lai của mình và được xếp hàng để họ chọn. Thậm chí, nhiều màn chọn vợ, các cô gái Việt Nam còn phải cởi bỏ quần áo để cho những người ngoại quốc lựa chọn. Ấy vậy mà, các cô gái đó với mong muốn đổi đời của cả gia đình cũng đa phần lấy phải những người đàn ông nghèo khó không đủ tiền cưới vợ trong nước nên phải ra nước ngoài. Cuộc sống sau hôn nhân cũng chả mấy dễ chịu khi với thân phận "vợ mua" họ phải chịu biết bao đắng cay, ngược đãi và tủi nhục nơi xứ người.Theo nhiều nguồn tìn, chỉ việc bỏ ra khoảng 3000 đến 10.000 NDT (khoảng từ 10 triệu đến 33 triệu) để kết hôn và tổ chức lễ cưới, con số chỉ bằng 1/100 số tiền để có vợ trong nước là những người đàn ông Trung Quốc đã có một cô vợ Việt Nam ưng ý.
Không chỉ chọn vợ bằng hình thức qua Việt Nam tuyển mà nhiều người đàn ông còn bỏ tiền ra mua những cô gái bị lừa bán qua biên giới về làm vợ. Những cô gái thôn quê hay vùng sơn cước bị mờ mắt trước viễn cảnh cuộc sống xa hoa nơi đô thị mà không biết mình bị những tú bà, tú ông lừa bán qua biên giới làm vợ, làm giá mại dâm. Những phi vụ thành công thì cái giá của một cô gái cũng không mấy khi vượt được con số 10.000 NDT (dưới 33 triệu).
Thân phận những cô gái lấy chồng Trung Quốc của Việt Nam chả hơn cô bé bị bố mẹ bán làm vợ 1 tháng cho du khách ở Ấn Độ là mấy. Tình trạng môi giới hôn nhân cho người nước ngoài mà điển hình nhất là vụ cô gái Nausheen Tobassum, 17 tuổi phải kết hôn giả trong vòng một tháng cùng người chồng Sudan với cái giá 100.000 Rupee (khoảng 38 triệu đồng).
Những người phụ nữu Ấn Độ trở thành mẫu người lý tưởng của đàn ông Sudan. |
Theo Nausheen trình báo với cảnh sát thì cô và ba thiếu nữ khách bị đưa tới khách sạn để giới thiệu với một giám đốc điều hành một công ty dầu ở Sudan. Người đàn ông đó trả 100.000 Rupee cho dì của Nausheen. Trong số tiền này, bố mẹ của “cô dâu” nhận được 70.000 Rupee, còn cô gái nhận được 20.000 Rupee. Giấy chứng nhận kết hôn ghi rõ thời điểm ly dị là cuối kỳ nghỉ của “chú rể”.
Cô đã trốn khỏi nhà và đi tố cáo với cánh sát để giải thoát cho mình. Theo cảnh sát, người đàn ông Sudan muốn quan hệ tình dục ở nước ngoài vì ở Sudan có ít phụ nữ. Trong khi đó phụ nữ ở Ấn Độ xinh hơn nhưng lại rẻ hơn và do đó trở thành lựa chọn của nhiều người đàn ông.
Các gia đình nghèo ở Ấn Độ chấp nhận hợp đồng hôn nhân vì họ có nhiều con gái và không có tiền để con gái lấy chồng. Họ chấp nhận hàng loạt hợp đồng hôn nhân để có tiền mua của hồi môn cho con gái. 30-40% gia đình chấp nhận hợp đồng hôn nhân để tìm cách thoát khỏi nghèo khó.
Và người ta nhận ra một nghịch lý chua xót khi cùng làm vợ những người đàn ông Trung Quốc nhưng giá trị (đo bằng tiền bạc) giữa cô dâu Việt Nam và Trung Quốc lại khác nhau một trời một vực.
- Phạm Hải (TH)