Pháp luật hình sự hiện hành của chúng ta có tội môi giới mại dâm, nó khác với thông dâm, gian thông, tư thông và môi giới mại dâm không phải là tình trạng đi xa của ngoại tình. Pháp luật không xử lý hành vi tình dục tự nguyện của hai người mà chỉ xử lý hành vi chung sống như vợ chồng với người đang có vợ và chồng khác.
[links()]
Bộ Tư pháp đang lấy ý kiến về dự thảo Nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tư pháp. Cơ quan này nhận thấy các mức phạt đang áp dụng còn thấp, không bảo đảm tính sức răn đe, giáo dục, phòng ngừa nên đề xuất tăng tiền phạt với hầu hết các vi phạm.
Tại Điều 46 Dự thảo Nghị định xử phạt hành vi vi phạm quy định về cấm kết hôn, vi phạm chế độ hôn nhân một vợ, một chồng, nêu rõ: “Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với 2 hành vi: “Đang có vợ hoặc đang có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác nhưng chưa gây hậu quả nghiêm trọng.
Mức phạt này cũng áp dụng với trường hợp "chưa có vợ hoặc chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng hoặc đang có vợ nhưng chưa gây hậu quả nghiêm trọng”. Đồng thời buộc chấm dứt quan hệ hôn nhân trái pháp luật này.
Pháp luật không xử lý hành vi tình dục tự nguyện của hai người mà chỉ xử lý hành vi chung sống như vợ chồng với người khác. |
Theo quy định hiện hành (áp dụng Nghị định 87 ban hành năm 2001), mức phạt tương ứng với các hành vi nêu trên là 100.000- 500.000 đồng.
"Ngoại tình, thông dâm" không cấm sao phạt?
Luật sư Nguyễn Bá Ngọc, đoàn luật sư Bắc Giang cho rằng, dự thảo này không khả thi, không nên ban hành. Trước khi đưa ra hình thức xử phạt về ngoại tình thì cần phải xem lại thế nào là ngoại tình. Ngoại tình là hai người yêu nhau, đến với nhau một cách tự nguyện, được sự ủng hộ, đồng ý của cả hai bên nếu xét về bản chất là không khác gì thông dâm.
Ngoại tình là cách gọi hay ho hơn còn thông dâm là cách gọi xấu xa, cổ xưa. Có thể hiểu rằng về hành vi đó là không được pháp luật ủng hộ, nhưng chỉ xem xét trên góc độ đạo đức. Luật pháp chỉ xử lý những hành vi "chung sống như vợ chồng" ngoài hôn nhân.
Về mức phạt cũng mang tính chất chung chung, kiểu thế nào cũng được. Tạo điều kiện cho tiêu cực leo thang. Ví dụ quen biết nhau thì phạt 200, hoặc bỏ qua. Nếu không quen biết thì phạt 800-1 triệu, thậm chí còn là công cụ tống tiền, đe dọa.
Theo luật sư Ngọc, mục đích của dự thảo là ngăn chặn, răn đe ngoại tình thì không có tác dụng. Những người ngoại tình người ta thừa tiền rồi, một vài trăm, vài triệu không có ý nghĩa gì. Nếu ban hành sẽ làm xấu đi tình trạng xã hội. Tình trạng ly hôn chắc chắn gia tăng. Vì tình cảm con người, yêu nhau, đến với nhau mà gia đình vợ con không biết thì hoàn toàn êm ấm. Đưa ra xử phạt đôi khi lại làm tan vỡ hạnh phúc gia đình người khác", LS Ngọc phân tích.
Pháp luật của ta không định nghĩa tội danh gian dâm, thông dâm hay ngoại tình mà chỉ định nghĩa tội vi phạm chế độ một vợ, một chồng theo quy định tại điều 147 Luật Hình sự Việt Nam.
Về bản chất giữa vi phạm luật hôn nhân gia đình với ngoại tình/ thông dâm là khác nhau. Một bên là cố tình phơi bày còn một bên là kín đáo.
Ví dụ trong trường hợp đi lao động nước ngoài, sang bên nước khác người ta ngoại tình thì có phạt không? Ngoại tình như vậy còn xả stress, còn tốt cho sức khỏe, họ thiếu thốn tình cảm họ ngoại tình để giữ gìn hạnh phúc gia đình thì có nên phạt không?
Tôi từng gặp trường hợp cho vợ đi xuất khẩu, chồng còn dặn luôn sang bên đó có cặp kè nhưng cũng phải giữ gìn sức khỏe thì trong trường hợp đó thì phạt thế nào? Có nhiều trường hợp họ chấp nhận chuyện để vợ hoặc chồng ngoại tình nhưng đừng vi phạm quá nhiều chuẩn mực đạo đức, làm ảnh hưởng đến hạnh phúc hai bên thì pháp luật nào xử phạt?
Phạt ngoại tình, cơ quan chức năng có nghĩ tới ở Thái Lan, hay nước ngoài còn công nhận mại dâm là một nghề, ở Việt Nam cũng quy định chỉ xử phạt hành chính với gái mại dâm không khác nào công nhận nó thế thì việc quan hệ với gái mại dâm có được coi là ngoại tình không. Nó cũng là được chấp nhận của cả hai bên.
Trong trường hợp này xử phạt thế nào, xử ai, tội gì?
Muốn coi tội nào, lên tội đó
Trước đó, Dự thảo Nghị định Quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực lao động vừa được Bộ Lao động Thương binh và Xã hội đưa ra. Trong đó, có quy định phạt tiền từ 50 triệu đồng đến 75 triệu đồng đối với hành vi quấy rối tình dục tại nơi làm việc.
LS Ngọc cho rằng, nếu để phân biệt, định nghĩa hành vi quấy rối tình dục là rất khó, không hề đơn giản. Nhưng thực chất mà nói hành vi này trong xã hội cũng ít xảy ra vì vậy quy định thì thế nhưng trên thực tế đã có trường hợp nào bị cơ quan có thẩm quyền phạt đâu. Ngay cả quy định vi phạm chế độ một vợ một chồng cũng vậy. Có chăng chỉ là hình thức phạt hành chính.
Mọi định nghĩa đều không rõ ràng, quy định lại chung chung, nếu vậy thì khi sự việc xảy ra, cơ quan chức năng muốn quy nó về tội nào cũng được, coi tội nào, lên tội đó.
Phạt tùy tiện
Luật sư Nguyễn Văn Tú, Giám đốc Công ty Luật Fanci (Hà Nội) bày tỏ quan điểm: Việc chung sống với nhau như vợ chồng mà một trong hai người đang có vợ hoặc chồng là vi phạm pháp luật và xử phạt là đúng đắn để bảo vệ chế độ hôn nhân một vợ một chồng. Tuy nhiên, cần làm sáng tỏ tiêu chí thế nào là chung sống như vợ chồng thì hệ thống pháp luật hiện nay chưa làm được.
Pháp luật hình sự hiện hành của chúng ta có tội môi giới mại dâm, nó khác với thông dâm, gian thông, tư thông và môi giới mại dâm không phải là tình trạng đi xa của ngoại tình. Pháp luật không xử lý hành vi tình dục tự nguyện của hai người mà chỉ xử lý hành vi chung sống như vợ chồng với người đang có vợ và chồng khác.
Về mức tiền, hình thức xử phạt, LS Tú cũng cho rằng hiện nay không có quy định hướng dẫn cụ thể vì vậy áp dụng rất tuỳ tiện. Có nơi cho rằng họ ở với nhau, có sinh hoạt và hoà nhập chung nhiều mặt về kinh tế, tình cảm, quan hệ, rồi tổ chức cưới hỏi theo nghi lễ, có con chung v.v… Nhưng tất cả mới chỉ là tự hiểu mà chưa có hướng dẫn cụ thể.
Theo LS Tú, nếu áp dụng hình thức phạt thì phải phạt cả hai. Khi đã phạt rồi thì vẫn có thể phạt tiếp và có thể chuyển sang hình sự nếu tái phạm cùng một hành vi.
Hiện nay quản lý nhà nước về tư pháp đang do Bộ tư pháp và UBND cấp xã, huyện thực hiện. Vậy chính các cơ quan và cán bộ có chức trách trong hệ thống này được phân công thẩm quyền xử phạt. Còn tiền phạt thì nộp phạt tại kho bạc.
Tuy nhiên, LS Tú cũng nhận định, hình thức xử phạt để răn đe, ngăn chặn ngoại tình sẽ không đạt được hiệu quả đáng kể.
- Xuân Tùng (ĐVO)