Ngư dân hiên ngang bám biển bất chấp TQ kiểm soát tàu

06:27, Thứ bảy 08/12/2012

( PHUNUTODAY ) - Nhiều ngư dân khẳng định không lùi bước, vẫn ra khơi bất chấp việc Trung Quốc ngang ngược đưa ra quy định kiểm soát tàu bè hoạt động trên biển Đông.

Nhiều ngư dân khẳng định không lùi bước, vẫn ra khơi bất chấp việc Trung Quốc ngang ngược đưa ra quy định kiểm soát tàu bè hoạt động trên biển Đông.

Tỉnh Hải Nam, Trung Quốc, mới đây ra quy định cho phép cảnh sát địa phương được phép
Tỉnh Hải Nam, Trung Quốc, mới đây ra quy định cho phép cảnh sát địa phương được phép "lên tàu, thu giữ và trục xuất các tàu xâm phạm trái phép vùng biển của tỉnh". Nhà chức trách nước này xác định sự trái phép là gồm "ngăn chặn hoặc thả neo trái phép... và thực hiện các hoạt động công khai gây nguy hiểm cho an ninh của Trung Quốc".

 

Mặc dù Việt Nam, Mỹ, các nước ASEAN và nhiều nước trên thế giới đã lên tiếng phản đối quy định trên, nhưng phía Trung Quốc vẫn tăng   cường các tàu kiểm tra gây khó dễ cho ngư dân. (Tàu Hải Tuần 31, tàu tuần tra lớn nhất của Trung Quốc, vừa có chuyến tuần tra trên Biển Đông hồi tháng trước. Ảnh: MSA)
Mặc dù Việt Nam, Mỹ, các nước ASEAN và nhiều nước trên thế giới đã lên tiếng phản đối quy định trên, nhưng phía Trung Quốc vẫn tăng cường các tàu kiểm tra gây khó dễ cho ngư dân. (Tàu Hải Tuần 31, tàu tuần tra lớn nhất của Trung Quốc, vừa có chuyến tuần tra trên Biển Đông hồi tháng trước. Ảnh: MSA)

 

 Trước việc Trung Quốc đưa ra quy định kiểm soát tàu bè hoạt động trên biển Đông, nhiều ngư dân ở miền Trung cho rằng   đây là hành động ngang ngược, phi lý. Ngư dân khẳng định họ sẽ tiếp tục ra khơi bám biển, góp sức bảo vệ chủ quyền của   Việt Nam.
Trước việc Trung Quốc đưa ra quy định kiểm soát tàu bè hoạt động trên biển Đông, nhiều ngư dân ở miền Trung cho rằng đây là hành động ngang ngược, phi lý. Ngư dân khẳng định họ sẽ tiếp tục ra khơi bám biển, góp sức bảo vệ chủ quyền của Việt Nam.

 

Vừa trở về từ Hoàng Sa chiều 5/12, thuyền trưởng Huỳnh Quang Vũ cùng 5 ngư dân ở xã Bình Châu (huyện Bình Sơn,   Quảng Ngãi) đã gửi đơn cầu cứu đến cơ quan chức năng về việc bị Trung Quốc tịch thu tài sản ở vùng biển này.
Vừa trở về từ Hoàng Sa chiều 5/12, thuyền trưởng Huỳnh Quang Vũ cùng 5 ngư dân ở xã Bình Châu (huyện Bình Sơn, Quảng Ngãi) đã gửi đơn cầu cứu đến cơ quan chức năng về việc bị Trung Quốc tịch thu tài sản ở vùng biển này.

 

Ông Vũ cho biết, đang đánh bắt cá ở vùng biển đảo Đá Lồi (quần đảo Hoàng Sa) thì tàu chết máy nên phải chờ các tàu   cùng quê đến ứng cứu. 8h sáng 30/11, tàu sắt màu trắng mang số hiệu 306 treo cờ Trung Quốc áp sát. Sau đó, nhiều   người mặc quân phục, cầm súng nhảy lên tàu cá của ông Vũ và ra hiệu cho các ngư dân để tay lên đầu, cúi mặt xuống sát   sàn tàu.
Ông Vũ cho biết, đang đánh bắt cá ở vùng biển đảo Đá Lồi (quần đảo Hoàng Sa) thì tàu chết máy nên phải chờ các tàu cùng quê đến ứng cứu. 8h sáng 30/11, tàu sắt màu trắng mang số hiệu 306 treo cờ Trung Quốc áp sát. Sau đó, nhiều người mặc quân phục, cầm súng nhảy lên tàu cá của ông Vũ và ra hiệu cho các ngư dân để tay lên đầu, cúi mặt xuống sát sàn tàu."Họ lùng sục trong buồng máy lấy 70 tấm lưới, đổ hai rổ móc câu xuống biển, lấy đi khoảng một tấn cá chúng tôi đánh bắt được rồi bỏ đi. Tổng thiệt hại khoảng 115 triệu đồng", ngư dân này kể.

 

Còn thuyền trưởng Nguyễn Văn Tuấn (xã An Hải, huyện đảo Lý Sơn) cho hay, dù biết thông tin Trung Quốc đưa ra quy định   kiểm soát vô lý tàu cá ở biển Đông nhưng các ngư dân vẫn động viên nhau bám biển Hoàng Sa, Trường Sa.
Còn thuyền trưởng Nguyễn Văn Tuấn (xã An Hải, huyện đảo Lý Sơn) cho hay, dù biết thông tin Trung Quốc đưa ra quy định kiểm soát vô lý tàu cá ở biển Đông nhưng các ngư dân vẫn động viên nhau bám biển Hoàng Sa, Trường Sa. "Vùng biển thuộc chủ quyền lãnh hải của nước mình thì mình đánh bắt, không việc gì phải sợ mà chùn bước", thuyền trưởng Tuấn nhấn mạnh.

 

Cũng vừa kết thúc chuyến đánh bắt thứ bảy trong năm 2012 tại vùng biển Hoàng Sa, ngư dân kỳ cựu Dương Hưởng (Lý   Sơn, Quảng Ngãi) cho biết năm qua là năm đánh bắt khá vất vả tại ngư trường truyền thống này. Theo ông Hưởng, tàu   Trung Quốc gần đây đang tăng cường kiểm soát trên biển Đông khiến việc đánh bắt của ngư dân gặp nhiều khó khăn.
Cũng vừa kết thúc chuyến đánh bắt thứ bảy trong năm 2012 tại vùng biển Hoàng Sa, ngư dân kỳ cựu Dương Hưởng (Lý Sơn, Quảng Ngãi) cho biết năm qua là năm đánh bắt khá vất vả tại ngư trường truyền thống này. Theo ông Hưởng, tàu Trung Quốc gần đây đang tăng cường kiểm soát trên biển Đông khiến việc đánh bắt của ngư dân gặp nhiều khó khăn.

 

Dù bị Trung Quốc bắt không dưới hai lần và từng bị giam nhiều ngày tại đảo Phú Lâm, ông Hưởng vẫn không hề nao núng   khi tính chuyện ra khơi. “Bắt thì bắt nhưng đi cứ đi chứ sợ chi. Tôi vừa thay mới máy tàu, thời tiết qua bão là tui đi” - ông   Hưởng hiên ngang nói.
Dù bị Trung Quốc bắt không dưới hai lần và từng bị giam nhiều ngày tại đảo Phú Lâm, ông Hưởng vẫn không hề nao núng khi tính chuyện ra khơi. “Bắt thì bắt nhưng đi cứ đi chứ sợ chi. Tôi vừa thay mới máy tàu, thời tiết qua bão là tui đi” - ông Hưởng hiên ngang nói.

 

Ông Lục Nghĩa Tơ (ngư dân Sa Huỳnh, xã Phổ Thạnh, huyện Đức Phổ, Quảng Ngãi) cho biết, trước đây, chủ yếu các tàu   thuyền đánh bắt riêng lẻ, trong tình hình tàu Trung Quốc xuất hiện nhiều như thời gian vừa qua, mỗi lần ra khơi ngư dân đã   liên kết đi thành từng đoàn. “Khi lực lượng tàu mình đông tình hình sẽ khác, họ không dám làm mạnh” - ông Tơ nói.
Ông Lục Nghĩa Tơ (ngư dân Sa Huỳnh, xã Phổ Thạnh, huyện Đức Phổ, Quảng Ngãi) cho biết, trước đây, chủ yếu các tàu thuyền đánh bắt riêng lẻ, trong tình hình tàu Trung Quốc xuất hiện nhiều như thời gian vừa qua, mỗi lần ra khơi ngư dân đã liên kết đi thành từng đoàn. “Khi lực lượng tàu mình đông tình hình sẽ khác, họ không dám làm mạnh” - ông Tơ nói.

 

Ngư dân Trần Ngọc Quý thì tỏ ra lo lắng, khi Trung Quốc thực thi đạo luật phi pháp này, ngư dân sẽ thiếu tự tin khi đánh bắt trong vùng biển của mình. Còn ngư dân Đặng Thành Sơn (xã Tịnh Kỳ, huyện Sơn Tịnh, Quảng Ngãi) chia sẻ: “Việc Trung Quốc ban hành lệnh kiểm tra   tàu trên biển cũng gây khó khăn hơn khi đi đánh bắt. Dù thế nào thì ngư dân cũng cứ ra khơi để mưu sinh, để giữ biển. Tui   mong Nhà nước triển khai nhanh lực lượng kiểm ngư để hỗ trợ ngư dân cũng như ngăn cản các tàu cá nước ngoài xâm   phạm vùng biển của mình”.
Ngư dân Trần Ngọc Quý thì tỏ ra lo lắng, khi Trung Quốc thực thi đạo luật phi pháp này, ngư dân sẽ thiếu tự tin khi đánh bắt trong vùng biển của mình. Còn ngư dân Đặng Thành Sơn (xã Tịnh Kỳ, huyện Sơn Tịnh, Quảng Ngãi) chia sẻ: “Việc Trung Quốc ban hành lệnh kiểm tra tàu trên biển cũng gây khó khăn hơn khi đi đánh bắt. Dù thế nào thì ngư dân cũng cứ ra khơi để mưu sinh, để giữ biển. Tui mong Nhà nước triển khai nhanh lực lượng kiểm ngư để hỗ trợ ngư dân cũng như ngăn cản các tàu cá nước ngoài xâm phạm vùng biển của mình”.

 

Được biết,sau một thời gian chuẩn bị, Nghị định về lực lượng kiểm ngư Việt Nam đã được Thủ tướng Chính phủ thông   qua. Trong tháng 12 này, Cục Kiểm ngư thuộc Bộ NN&PTNT sẽ ra đời. Lực lượng kiểm ngư sẽ sát cánh cùng ngư dân   bám biển.
Được biết, sau một thời gian chuẩn bị, Nghị định về lực lượng kiểm ngư Việt Nam đã được Thủ tướng Chính phủ thông qua. Trong tháng 12 này, Cục Kiểm ngư thuộc Bộ NN&PTNT sẽ ra đời. Lực lượng kiểm ngư sẽ sát cánh cùng ngư dân bám biển.

 

Bộ NN&PTNT đề xuất xây dựng 28 Chi cục Kiểm ngư tại 28 tỉnh, thành ven biển. Mỗi cơ quan kiểm ngư tại các tỉnh ven   biển sẽ có 1 tàu kiểm ngư hiện đại, công suất từ 2.000 mã lực trở lên, có thể hoạt động dài ngày trên biển, trong điều kiện   sóng gió cấp 8 - 9. Tàu kiểm ngư sẽ có trang thiết bị hiện đại như hệ thống vô tuyến MF/HF, GPS và liên lạc qua vệ tinh   Immarsat; trang thiết bị phục vụ tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn người và tàu cá trên biển; thiết bị kiểm tra chuyên dụng, quay   phim, chụp ảnh bằng tia hồng ngoại, ...
Bộ NN&PTNT đề xuất xây dựng 28 Chi cục Kiểm ngư tại 28 tỉnh, thành ven biển. Mỗi cơ quan kiểm ngư tại các tỉnh ven biển sẽ có 1 tàu kiểm ngư hiện đại, công suất từ 2.000 mã lực trở lên, có thể hoạt động dài ngày trên biển, trong điều kiện sóng gió cấp 8 - 9. Tàu kiểm ngư sẽ có trang thiết bị hiện đại như hệ thống vô tuyến MF/HF, GPS và liên lạc qua vệ tinh Immarsat; trang thiết bị phục vụ tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn người và tàu cá trên biển; thiết bị kiểm tra chuyên dụng, quay phim, chụp ảnh bằng tia hồng ngoại, ...

 

Như vậy ngoài lực lượng Cảnh sát Biển, Việt Nam sẽ có các đơn vị kiểm ngư sát cánh cùng ngư dân, tạo điều kiện để ngư dân bám biển, bảo vệ lãnh thổ, chủ quyền nước ta.(Theo TTO, VNE, ANTĐ)
Như vậy ngoài lực lượng Cảnh sát Biển, Việt Nam sẽ có các đơn vị kiểm ngư sát cánh cùng ngư dân, tạo điều kiện để ngư dân bám biển, bảo vệ lãnh thổ, chủ quyền nước ta.(Theo TTO, VNE, ANTĐ)

 

Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn copy link
Tác giả:
Từ khóa:
Tin nên đọc