Không giao lưu với mọi người xung quanh
“Khi bạn còn nghèo đừng chỉ ru rú ở nhà, hãy đi ra bên ngoài để gặp gỡ, tìm hiểu cơ hội cho mình. Khi giàu có rồi thì hãy làm ngược lại”. Đó cũng là bài học mà tỷ phú Lý Gia Thành để lại cho người đời.
Những người nghèo vì tự ti về bản thân nên thường không thích giao lưu, chỉ co cụm trong nhà. Tuy nhiên, thói quen này lâu dần sẽ “triệt tiêu” những mối quan hệ và cả những cơ hội tốt dành cho họ. Không dám vượt ra khỏi vùng an toàn, khó mà thành công được. Ngược lại, người giàu thử thách bản thân ở nhiều lĩnh vực, dám trải nghiệm nhiều điều.
Không quan tâm tới cảm xúc và nhu cầu của người khác
Người thông minh là người biết đồng cảm. Họ không gạt bỏ cảm xúc và ý kiến của người khác, để từ đó họ hiểu các quan điểm khác nhau và nhìn vào một tình huống từ nhiều khía cạnh, xem xét vấn đề một cách khách quan.
Chính vì người thông minh thường có đôi mắt nhìn người khá chuẩn nên khi đã làm việc chung, họ thường rất tin tưởng đồng nghiệp, sẵn sàng giao phó các nhiệm vụ quan trọng. Người có số phận kém cỏi như thường lệ vẫn chỉ tin tưởng bản thân mình và luôn cố gắng bắt lỗi, “đổ dầu vào lửa”, bàng quan mỗi khi đồng nghiệp mắc sai lầm chứ không giúp đỡ tìm ra phương án khắc phục. Họ chỉ quan tâm đến thành tích cá nhân chứ không đề cao tinh thần làm việc nhóm.
Bạc tình, bạc nghĩa
Một số người nghĩ rằng nếu một cái gì đó không mang lại lợi ích cho họ thì không đáng quan tâm. Mặc dù kiểu suy nghĩ này là dễ hiểu, nhưng nếu một người ích kỷ quá mức, anh ta sẽ không bao giờ hạnh phúc.
Đây là những người ích kỉ, làm việc chỉ mưu cầu lợi ích cho bản thân, không quan tâm, để ý đến tâm trạng, tình cảm của người khác.
Một người như vậy sẽ luôn có những cuộc cãi vã với người khác. Không ai muốn làm bạn với một người như vậy, vậy làm sao có thể nói là có phúc?
Thích hơn thua
Đàn ông càng có số phận kém cỏi luôn sợ người khác coi thường mình, vì vậy họ luôn chú ý đến hình ảnh của bản thân trước mặt người khác, thậm chí "đàn áp" người khác bằng sức mạnh của mình.
Kiểu người này khi thảo luận sẽ luôn muốn người khác đồng tình với điều anh ta nói. Nếu không được công nhận, anh ta sẽ dùng những lời gay gắt, căng thẳng, nhằm chứng minh mình đúng, bởi điều đó sẽ khiến anh ta không mất mặt.
Đàn ông kém cỏi như vậy không bao giờ chấp nhận thực tế là lỗi ở họ, mà thường đi đổ lỗi cho người khác. Người tài giỏi, thông minh, mạnh mẽ sẽ nhìn bản thân mình đầu tiên, trong khi kẻ kém cỏi lại luôn đi nhìn vào người khác trước tiên.