Người phụ nữ đợi dính bầu mới tố giác bị làm nhục

( PHUNUTODAY ) - Nhưng vì bị dọa sẽ giết nếu dám tố cáo nên 2 lần đầu Kneifel chịu nhục.

Trong 5 tháng, Dorle Kneifel (người phụ nữ đơn thân) bị tên Stephen Lowry đột nhập vào nhà, cưỡng hiếp 3 lần. Nhưng vì bị dọa sẽ giết nếu dám tố cáo nên 2 lần đầu Kneifel chịu nhục.

Đến lần thứ 3, khi có cả nhân chứng, mẫu ADN và cái thai trong bụng, Kneifel mới dám làm đơn tố giác. Tuy nhiên, Lowry không bị đi tù mà chỉ bị đưa vào trại tâm thần, vì được Hội đồng Giám định y khoa xác định, hắn ta bị bệnh tâm thần.

3 năm sau, vượt lên nỗi đau, cô quyết định trở thành bác sĩ để đi tìm sự công bằng cho chính mình.

Người đàn bà 48 tuổi 3 lần bị kẻ thuê nhà cưỡng hiếp

Sáng sớm ngày 12/6/2008, sau khi gấp khăn trải giường xong, Kneifel xuống phòng ăn định mở tủ lạnh lấy chai nước lọc. Bà giật mình khi thấy một người đàn ông lạ đang nấp phía sau cánh cửa tủ lạnh.

 Chưa kịp để Kneifel trấn tĩnh, kẻ đó liền nhổ một cái cây trong chậu cảnh đặt gần đó, quật liên hồi vào đầu Kneifel. Mặc dù bị động tấn công, nhưng Kneifel lấy hết sức bình sinh vật lộn với tên này dưới sàn nhà.

Trong lúc vật lộn, Kneifel nhận ra kẻ này chính là người thuê nhà mình tên Stephen Lowry, 24 tuổi, một cựu vận động viên trượt tuyết của Hội trượt tuyết quốc gia.

Rồi hắn như điên dại, vơ lấy khối đá trong chiếc bể thủy sinh có nhiều cá cảnh, đập vào đầu Kneifel. Hắn tiếp tục xé quần áo, cưỡng hiếp Kneifel...

“Mặc cho tôi kêu đau đớn và khóc lóc, hắn vẫn như con quỷ tấn công tôi. Khi ấy, tôi có cảm giác như đầu của mình đang bị vỡ vụn dần. Thật khủng khiếp. Đó là một buổi sáng nắng đẹp. Tôi có thể ngửi thấy mùi máu, nhìn thấy bụi bẩn và tôi biết rằng mình đang chết” - Kneifel uất ức kể lại.
    
Ở tầng dưới, Michael Potter cũng là một người thuê nhà, đang ngủ bị đánh thức bởi tiếng đập mạnh ở tầng trên. Nghĩ có chuyện gì xảy ra, Potter mắt nhắm mắt mở chạy lên phòng bà chủ Kneifel.

Anh nhìn thấy Lowry đang ngồi trên một cái gì đó trên sàn gỗ ở phòng ăn. “Stephen, anh đang làm gì đấy?”- Potter hỏi.

Lowry nói: “Tôi sẽ giết bà ta, vì bà ta có âm mưu giết chết chúng ta”. “Tôi sẽ giết anh nếu dám nói chuyện này ra ngoài” - Lowry cảnh cáo Potter.
    
Thấy bà chủ nhà quần áo bị xé rách tả tơi, mặt tái mét, hơi thở đuối, Potter nghĩ ngay Lowry vừa làm hành động thú tính với Kneifel. Vì có học qua lớp võ thuật nên Potter không quá khó khăn bắt trói tên Lowry. Nhờ vậy mà Kneifel được cứu thoát.
    
Trong đau đớn, tủi nhục, Kneifel đã kể lại toàn bộ chuyện bị kẻ cuồng dâm Lowry cưỡng hiếp cho Potter nghe. Kneifel bảo đây không phải là lần đầu tiên bà bị hắn ta đột nhập vào nhà và cưỡng hiếp.

Hai lần trước cũng bằng thủ đoạn lẻn vào nhà, núp ở một góc khuất, chờ Kneifel đến gần, hắn ta xông tới cưỡng chế, đánh đập và cưỡng hiếp bà. Những lần như thế, Kneifel có kêu lên nhưng bị hắn ta bóp cổ đến nghẹt thở và đè cả người lên bà.

Sau một hồi chống cự đến đuối sức, Kneifel đã bị hắn ta cởi hết quần áo rồi thực hiện hành vi thú tính. Hai lần trước hắn đều để Kneifel lại với đôi chân khập khiễng, toàn thân đau nhức và tấm tức khóc.

Trước khi ra về, hắn còn trơ trẽn gióng giọng dọa: “Bà mà dám hé răng nửa lời chuyện này, tôi sẽ giết chết”.
    
May mắn lần thứ ba này Kneifel được Potter cứu thoát. Nghe xong chuyện, Potter rất bức xúc và có khuyên bà nên tố giác hắn ta ra pháp luật.

“Chả để làm gì cả. Sống tới gần 50 tuổi còn bị một tên đáng tuổi con cháu mình cưỡng hiếp 3 lần thì còn mặt mũi nào mà nói” - Kneifel ngậm đắng đáp lời Potter.
    
Thoát án hiếp dâm vì mắc bệnh tâm thần?
    
Khoảng gần 2 tháng sau, sự việc mới được khơi lại khi Kneifel phát hiện mình có thai. Sau nhiều ngày suy nghĩ dằn vặt, Kneifel quyết định không giữ lại đứa con của tên cuồng dâm kia.

 Nhưng cũng từ nỗi đau vì phải bỏ đi đứa con tội nghiệp này, Kneifel quyết định tố giác tên Lowry ra pháp luật. Trong đơn gửi tòa án, Kneifel cáo buộc Lowry tội cưỡng hiếp, âm mưu giết người.

Trong các phiên xét xử, Lowry có “ngoan ngoãn” thừa nhận đúng là có tấn công tình dục đối với bà chủ nhà Kneifel như trong bộ phim viễn tưởng “The Day the Earth Stood Still”, nhưng khẳng định đó là hành vi vô ý thức, hắn ta không kiểm soát được hành động điên cuồng của mình.
Theo kết quả giám định của Hội đồng y khoa thì Lowry bị mắc chứng rối loạn tâm thần, gây chứng ảo giác và ảo tưởng.

Theo luật nhà nước, trong phiên tòa diễn ra ngày 19/3/2009, Tòa án tối cao British Columbia tuyên bố Lowry không phải chịu trách nhiệm hình sự: “Mắc bệnh tâm thần khi gây án, không đủ năng lực chịu trách nhiệm hình sự”.

 Kết thúc phiên tòa, Lowry được chuyển tới điều trị tại Bệnh viện tâm thần Port Coquitlam.
    
Mặc dù Kneifel có lên tiếng phản đối phán quyết cuối cùng của tòa án nhưng không kết quả gì, vì luật nhà nước đã ban hành như thế, không thể sửa đổi.

Bức xúc cộng với nỗi ám ảnh bị cưỡng hiếp, phải dứt ruột bỏ đứa con chưa kịp chào đời khiến Kneifel bị trầm cảm nặng. Bà tự nhốt mình trong nhà và dành hầu hết thời gian ở trên giường.

Dorle Kneifel
Dorle Kneifel, người đàn bà 48 tuổi 3 lần bị kẻ thuê nhà cưỡng hiếp


 Bà rất ít liên hệ với thế giới bên ngoài và không có hứng thú làm bất cứ việc gì. Bà còn phải đối mặt với các triệu chứng của căn bệnh “rối loạn ám ảnh cưỡng chế”.

Bệnh trầm cảm của Kneifel trầm trọng đến mức đã vài lần bà tự tìm đến cái chết.

Quyết tâm trở thành bác sĩ ở tuổi 49 để vạch mặt gã giả điên
    
Buổi tối định mệnh ngày hôm đó, sau khi xem một bộ phim tài liệu có nội dung nói về quá trình đi tìm công lý của một thiếu nữ bị cưỡng hiếp nhiều năm, cũng mắc bệnh trầm cảm nặng được chiếu trên kênh CBS, Kneifel bỗng dưng nghĩ: Tại sao mình không hành động như cô ấy?

Chừng 2 tuần sau, Kneifel quyết định trở thành bác sĩ. Mục đích của việc này nhằm xác định nguyên nhân dẫn đến tình trạng bệnh, có ảnh hưởng đến cuộc sống của bà ra sao và tìm cách vạch mặt kẻ giả tâm thần để hắn ta phải chịu sự trừng phạt của pháp luật.
    
Dẫu biết rằng con đường để thực hiện ước mơ ấy thật khó khăn, đầy gian nan và cũng có biết bao thử thách, nhưng vì muốn tự cứu cuộc đời mình, hy vọng công lý được thực thi, Kneifel quyết tâm vững bước trên con đường đầy chông gai ấy để biến ước mơ trở thành hiện thực.

 Biết bao đêm, Kneifel thức trắng chỉ để tìm ra lời giải cho các môn thi. Và rồi, có những lúc bà cảm thấy bất lực vì kết quả các môn vẫn không được cải thiện, không biết bao nhiêu lần bà buồn chán vì bài kiểm tra điểm thấp.
    
Rồi cuối cùng bà cũng đã vượt qua kỳ thi đại học đầy khó khăn và trúng tuyển vào một trường cao đẳng Y cộng đồng. Những ngày đầu tiên trên giảng đường đại học là những ngày tháng khó quên đối với Kneifel.

Bà gặp biết bao khó khăn và bỡ ngỡ khi bước vào môi trường mới. Kneifel đã khóc thật nhiều vì những áp lực học tập, vì khó khăn trong cuộc sống của một người bị bệnh trầm cảm.
    
Nhưng điều làm Kneifel buồn hơn cả là những ánh nhìn của người xung quanh về tuổi tác của mình. Có không ít thầy cô giáo ở trường còn ít tuổi hơn Kneifel nhiều.

Sinh viên trong trường thường có độ tuổi 19 - 20, trong khi Kneifel… 49 tuổi. Nhưng rồi Kneifel lại tự nhủ với lòng mình, không cho phép mình được từ bỏ ước mơ như vậy. Sau 3,5 năm vất vả, cuối cùng, Kneifel nhận được tấm bằng tốt nghiệp loại khá.
    
Tốt nghiệp không bao lâu, Kneifel quay lại viết đơn gửi lên tòa án tối cao yêu cầu xét xử lại vụ Lowry, với lý do Lowry giả điên để trốn tránh không bị truy tố hình sự.
    
Đồng ý tiếp nhận đơn kiện của Kneifel, nhưng Hội đồng xét xử đã trưng ra bản giám định bệnh tật của Lowry do chính các bác sĩ chuyên khoa của Bệnh viện tâm thần Port Coquitlam cung cấp.

 Quá trình giám định cho thấy người này có rất nhiều biểu hiện bất thường, nói năng nhảm nhí, thỉnh thoảng lên cơn động kinh, miệng sùi bọt mép, ra vẻ ngơ ngác, thường xuyên tìm cách tự tử …

Các giám định viên còn chỉ ra, có thể nguyên nhân do tập luyện quá sức hoặc bị khủng hoảng trầm trọng trong một thời gian dài đã khiến Lowry mắc chứng rối loạn tâm thần.
    
Đứng trước Hội đồng xét xử, Kneifel (khi này đã là một bác sĩ và có tình trạng sức khỏe đang ổn định dần) đanh thép lập luận: Đúng là về nguyên tắc, khi một người phạm tội có biểu hiện tâm thần, cơ quan điều tra phải trưng cầu và cơ quan giám định phải giám định, kết luận xem người đó có điên thật hay không.

 Tuy nhiên, khác với các loại hình giám định khác, giám định tâm thần hết sức đặc thù, phải mất nhiều ngày theo dõi, kiểm soát chặt các hành vi của đối tượng, các giám định viên mới “tóm” được điểm sơ hở của “người bệnh”. Sau đó, Kneifel dũng cảm đệ lên yêu cầu cho phép “thử”.
    
Được sự cho phép của Ban hội thẩm tòa án và Giám đốc bệnh viện Port Coquitlam, bà đã xây dựng lên một kế hoạch chi tiết. Theo đó, Kneifel cải trang thành bác sĩ nam chuyên trực ca tối.

 Mục đích của việc này để “che mắt” Lowry không để hắn ta nhận ra bà. Câu chuyện khá “tình cảm” giữa bác sĩ và đối tượng đã làm cho bị can này quên đi tình trạng “bệnh tật” của mình.

Hắn kể chuyện và lắng nghe say sưa, hết cả run rẩy, ngơ ngác, sùi bọt mép… như vẫn bày trò trước đó và sau nhiều lần đấu trí, cuối cùng bị can này phải thừa nhận mình chỉ giả điên.
    
Ngày 28/9/2010, phiên tòa xét xử vụ Lowry được tổ chức lại. Trong một báo cáo dài 70 trang, công tố viên Wendy Baker có ghi chép lại những hành vi giả bệnh của bị cáo Lowry.

Trong đó có đoạn viết: “Bị cáo Lowry đã có hành động xấu xa, bại hoại như thể anh ta là một nhân vật trong bộ phim viễn tưởng đang giao tiếp với các sinh vật ngoài Trái đất”, Baker bức xúc kể lại.

 “Anh ta rên rỉ, quằn quại la hét, khóc nức nở, rồi nói bằng những giọng khác nhau. Anh ta như đang cố gắng thuyết phục tất cả những ai trong phiên tòa này rằng: Anh ta đang giao tiếp với một sinh vật vô hình nào đó. Anh ta bị điên”.
    
Với những bằng chứng, nhân chứng được đưa ra trước tòa đã chứng tỏ Lowry dựng lên màn kịch giả bệnh tâm thần để tránh bị truy tố hình sự.

Tòa tuyên án: Lowry 5 năm tù giam và một khoản bồi thường dân sự cho nạn nhân. Khi nghe tòa tuyên án xong, bà Kneifel gạt nước mắt vì biết rằng giờ đây mình đã vượt qua được chính nỗi sợ hãi của bản thân.
 

  • PV

[links()]

TAGS:
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn