(Đời sống) - Trang tổng hợp tin tức Sina (Trung Quốc) thống kê trong năm 2011 có đến hơn 150.000 người Trung Quốc di cư ra nước ngoài, và ngày càng có nhiều hơn nữa người Trung Quốc bỏ xứ ra đi. New Zealand, Canada, Úc, Mỹ được nhiều người Trung Quốc lựa chọn là “quê hương thứ hai”.
[links()]
Báo Thanh niên dẫn thống kê của Sina chỉ ra rằng người giàu có và có tri thức cao chiếm đại đa số trong tổng số người di cư.
Trong báo cáo của Ngân hàng thương mại CMB (Trung Quốc) và Hãng tư vấn quản lý Bain & Company (Mỹ) tiết lộ rằng “27% tổng số chủ doanh nghiệp có tài sản từ 16 triệu USD trở lên tại Trung Quốc đã định cư ở nước ngoài, trong khi 47% còn lại đang tính chuyện ra đi”.
Thiếu cảm giác an toàn
Trang tin tức Mỹ nhận định không khó để biết được lý do thực chất dẫn đến làn sóng người Trung Quốc rời bỏ quê nhà, khi mà thông tin về ô nhiễm không khí, thực phẩm "bẩn", chất lượng cuộc sống thấp, giáo dục và hạ tầng cơ sở xuống cấp... tràn lan trên mặt báo tại cường quốc châu Á này.
Thậm chí, việc mang thị thực Trung Quốc đôi khi cũng gây phiền toái khi đi du lịch nước ngoài càng khiến một số người Trung Quốc tìm cách “đổi màu” thị thực, The Atlantic cho hay.
Làn sóng di cư ra nước ngoài hiện đang làm cho những người ở lại cảm thấy “đắng miệng”, còn một số khác thì tỏ ra thông cảm, theo The Atlantic.
“Tiền vốn thì đang tiếp tục chảy ra nước ngoài và chỉ còn lại đống hỗn độn ở quê nhà”, The Atlantic trích dẫn bình luận của một người tham gia Sina Weibo, trang mạng xã hội trực tuyến lớn nhất Trung Quốc.
Trang tin tức Mỹ còn trích một lời than thở khác: “Giá nhà đắt đỏ, giáo dục lệch lạc, hệ thống y tế tệ hại và môi trường ngày càng trở nên tồi tệ… Với tất cả những thứ này, bạn không thể trách những người có điều kiện chọn cách ra nước ngoài sinh sống. Họ chỉ muốn tìm một môi trường thích hợp để sống mà thôi”.
“Có rất nhiều lý do cho việc nhiều người đổ xô ra nước ngoài sinh sống, nhưng điều quan trọng hơn cả là cảm giác an toàn. An toàn về cuộc sống, tài sản, thực phẩm, không khí, giáo dục và các quyền khác. Chính việc thiếu cảm giác an toàn là một trong những lý do quan trọng gây ra bất ổn xã hội”, Ren Zhiqiang, một tài phiệt bất động sản có tầm ảnh hưởng lớn tại Trung Quốc, đưa ra lý giải cho việc ngày càng có nhiều đồng hương rời bỏ quê nhà, theo The Atlantic.
Tập thể dục dưỡng sinh trong màn không khí ô nhiễm tại Trung Quốc - Ảnh: Reuters |
Muốn nhập cư phải nộp thuế cao
Việc di cư ồ ạt ra nước ngoài của người dân Trung Quốc đã trở thành một vấn nạn mang tính chính trị. Trên bài viết, Nhân dân nhật báo đề xuất một “mức thuế” đánh vào các đối tượng định cư ở nước ngoài để nhằm hạn chế được nạn “chảy máu” nguồn vốn, The Atlantic cho biết.
Nhiều người giàu Trung Quốc tìm cách hợp pháp “quê hương mới” bằng cách sẵn sàng cho các khoản chi hàng triệu đô la.
Cánh cửa bước vào nước Mỹ mở hé với chương trình nhập cư cho nhà đầu tư có tên EB5. EB5 quy định những ứng viên và gia đình của họ sẽ nhận được quyền định cư vĩnh viễn tại Mỹ nếu họ đầu tư ít nhất 1 triệu USD vào thị trường này, tạo ra 10 việc làm trong vòng 2 năm. Đối với các khu vực ít dân cư hay vùng nông thôn, yêu cầu về khoản đầu tư chỉ là 500.000 USD.
Hoặc chương trình nhập cư của Canada yêu cầu người nước ngoài phải đưa ra một khoản vay trị giá 811.280 USD có lãi suất với thời hạn 5 cho chính quyền các địa phương Canada nếu muốn định cư tại đây.
Trên thực tế, không phải cứ có tiền là người Trung Quốc được hoan nghênh nhập tịch vào nước khác bởi sự hung hăng của họ khiến người dân nhiều nước 'ghét'.
Thậm chí khi mang cuốn hộ chiếu Trung Quốc cũng gây ra nhiều bất tiện với người Trung Quốc, nhất là khi đi du lịch nước ngoài nên một số người tìm kiếm cuốn hộ chiếu khác để đi lại dễ dàng hơn.
Theo kết quả khảo sát của Trung tâm Nghiên cứu Pew và đài BBC, người châu Âu có cái nhìn tiêu cực nhất đối với Trung Quốc trong một thập kỷ qua nhưng thái độ này giờ cũng xuất hiện ở châu Á và châu Mỹ.
Danh tiếng của Trung Quốc cũng đang bị xói mòn ở Trung Đông do sự ủng hộ của nước này dành cho các chế độ Syria và Iran.
Tại châu Phi, hình ảnh của Bắc Kinh đang xấu dần trong mắt người dân bản địa trong 3 năm trở lại đây bởi làn sóng doanh nghiệp Trung Quốc kéo sang đó khai thác tài nguyên vô tội vạ và sự ủng hộ của nước này dành cho các chính phủ không được lòng dân.
Tại châu Mỹ, mối quan hệ Trung Quốc - Mỹ cũng đang gặp rắc rối bởi sự cạnh tranh và sự mất lòng tin ngày càng tăng giữa hai bên. Những tranh cãi mới đây về vấn đề tấn công trên mạng càng khiến mối quan hệ này thêm căng thẳng.
Thậm chí giới kinh doanh Canada vùng On- tario cho biết họ cũng ớn dân Trung Quốc vì những người này không định lao động mà chỉ lấy tiền ra để tạo thanh thế và chủ yếu để cất trữ tài sản chứ không có đóng góp gì đáng kể cho sức cạnh tranh của Canada
Trong khi đó, tại châu Á, quá trình hiện đại hóa quân sự và bành trướng bằng “sức mạnh cơ bắp” đã làm hoen ố hình ảnh của Bắc Kinh trong mắt các nước láng giềng.
- NQ (Tổng hợp)