TTXVN dẫn báo cáo công bố ngày 10/9 của Wealth-X và Ngân hàng Thụy Sĩ UBS cho biết tài sản ròng trung bình của những người siêu giàu năm nay cũng tăng lên 139 triệu USD, tăng thêm 1,8 triệu USD so với năm ngoái.
Số người giàu thế giới tăng mạnh bất chấp suy thoái |
Năm 2013 thế giới có hơn 2.000 tỷ phú với tổng tài sản ròng là 6.500 tỷ USD, tức 23% số tài sản ròng của những người siêu giàu trên thế giới, là những người có tài sản ròng từ 30 triệu USD trở lên.
Bắc Mỹ và châu Âu là hai khu vực có số người giàu lên mạnh nhất. Tại Mỹ, số người siêu giàu đã tăng 8,7% lên 65.505 người trong năm 2013 với tổng tài sản trị giá hơn 9.000 tỷ USD.
Tiếp đó, số người giàu tại châu Á cũng tăng đáng kể trong năm nay. Tuy nhiên, trong 5 năm tới, châu Á sẽ có nhiều người giàu với số tài sản ròng cao hơn cả Mỹ và châu Âu. Mỹ Latinh là khu vực lớn duy nhất trên thế giới có số người siêu giàu giảm trong năm 2013.
Trong khi số lượng người siêu giàu tại những nền kinh tế lớn mới nổi hàng đầu thế giới như Trung Quốc và Brazil đang sụt giảm, số người siêu giàu tại các nước Đông Nam Á vẫn tăng, trong đó tăng mạnh nhất là Việt Nam và Thái Lan, theo báo cáo của Công ty tư vấn Wealth-X (Singapore) và Ngân hàng UBS (Thụy Sĩ).
Việt Nam xếp thứ hai, với mức tăng về số lượng người siêu giàu trong một năm qua là 14,7%. Số người Việt đạt chuẩn siêu giàu của Wealth-X và UBS hiện là 195 người với tổng giá trị tài sản sở hữu là 20 tỉ USD. Trước đó một năm, Việt Nam có 170 cá nhân siêu giàu, với tổng giá trị tài sản là 19 tỉ USD.
Trên thực tế, Việt Nam đã có tỷ phú đầu tiên được xếp hạng 947 thế giới đó là tỷ phú Phạm Nhật Vượng. Tuy nhiên, giới kinh doanh vẫn tin rằng còn rất nhiều tỷ phú nữa chưa lộ diện. Đó là các doanh nhân sở hữu rất nhiều tài sản, doanh nghiệp, ngân hàng nhưng chưa được ghi nhận vì chưa lên sàn hay chưa công bố chính thức. Vì thế, họ đã "qua mặt" hay đúng hơn là chưa được Forbes ghi nhận.
Tỷ lệ tăng về số lượng người giàu tại Việt Nam trong một năm qua xếp thứ hai Đông Nam Á, sau Thái Lan - Ảnh minh họa: TNO |
Có lẽ vì vậy mà mặc dù trong tình trạng kinh tế khó khăn hiện nay nhưng số lượng hàng xa xỉ phẩm tiêu thụ ở nước ta vẫn không hề giảm.
Theo số liệu của Bộ Công thương, trong 4 tháng đầu năm 2013, Việt Nam đã chi ra tới hơn 1,6 tỉ USD dành cho việc nhập khẩu các mặt hàng như ôtô, thuốc lá, rượu bia và đặc biệt là điện thoại di động.
Trong số các mặt hàng xa xỉ, mặc dù ôtô nguyên chiếc dưới 9 chỗ và xe máy nguyên chiếc đều có tỷ lệ nhập khẩu giảm so với cùng kỳ năm ngoái nhưng điện thoại di động lại đã vươn lên đứng đầu khi tăng đột biến hơn 22% và "ngốn" tới 239 triệu USD trong 4 tháng đầu năm 2013.
Năm 2012 chỉ có 33 xe Rolls Royce Phantom phiên bản đặc biệt được sản xuất, giá khoảng 35 tỷ đồng/chiếc, nhưng đến tháng 5, có 4 xe về Việt Nam. Theo các nhà nhập khẩu, phân phối chính thức các nhãn hiệu ôtô siêu sang Rolls Royce và Maybach Việt Nam, tổng số lượng các dòng xe nhập vào Việt Nam đến nay tăng 80 chiếc.
Ông Michael Behrens, Tổng giám đốc liên doanh ôtô Mercedes - Benz Việt Nam (MBV), đơn vị bảo hành thương hiệu Maybach tại Việt Nam, cho biết tính đến giữa tháng 11 đã có 20 xe siêu sang đang lưu hành tại Việt Nam.
Nhưng con số 239 triệu USD trên chưa phản ánh đúng số tiền mà người Việt bỏ ra để nhập khẩu điện thoại nguyên chiếc bởi, ngoài việc mang về theo đường chính ngạch qua hải quan thì vẫn còn một số lượng không nhỏ được tuồn qua đường xách tay hoặc buôn lậu.
Các thương hiệu điện thoại siêu sang trên thế giới cũng góp mặt khá nhiều tại Việt Nam. Có thể kể đến các cái tên như Vertu, Mobiado hay Tag Heuer ... với những sản phẩm rẻ nhất cũng từ 2.000 USD, còn cao thì có thể lên tới hàng triệu USD. Việc những tên tuổi này thiết lập hệ cửa hàng đại diện tại Việt Nam cho thấy, nhu cầu xài sang của người Việt là rất lớn. Và cũng là minh chứng cho sự giàu có, sang chảnh của người Việt hiện nay.