Cửa không để hai là gì?
Cửa là lối ra vào ngôi nhà. Trong một căn nhà có cửa chính, cửa phụ, cửa sau, cửa hông, cửa sổ. Cửa không để hai ở đây ý chỉ nhà không được để 2 cửa to bằng nhau, không biết phân biệt đâu là cửa chính đâu là cửa phụ.
Thời xưa khi làm nhà thường có cửa chính là nơi được trang trí cẩn thận và kích thước to nhất. Còn lại cửa sau cửa hông đều chỉ là phụ nên nhỏ hơn, cửa đơn giản hơn. Việc phân biệt này để khách tới nhà biết đâu là cửa chính để gọi cửa. Phân biệt cửa chính phụ còn liên quan tới phong thủy, tài lộc vào cửa chính ra cửa phụ. Nếu cửa phụ to bằng cửa chính thì tài lộc đi hết nên khó giàu, khó giữ tiền, làm bao nhiêu tiền cũng tiêu hết.
Trong gia đình cửa chính cửa phụ rõ ràng thể hiện gia phong rõ ràng, cha mẹ con cái, anh chị em nể trọng nhau, phân biệt rõ ràng vai vế để gia đình có nề nếp trên dưới không thể lẫn lộn "cá mè một lứa".
Gia đình nào để 2 cửa tức cửa đều bằng nhau là điềm báo gia đình khó trị, không có khuôn phép không ai nể ai không biết trên dưới, ảnh hưởng tới sự hưng thịnh và phát triển, gia đình dễ bị lụn bại. Hơn nữa theo vật lý, cửa nhà mà không phân biệt to nhỏ sẽ dễ làm thất thoát khí và gió nên nhà sẽ không mát mẻ, không tụ khí. Bởi thế người xưa dặn tránh làm nhà có 2 cửa bằng nhau và tránh để 2 cửa đối thẳng nhau. Điều này rất kỵ về phong thủy. Hơn nữa nhà 2 cửa bằng nhau dễ tạo điều kiện cho trộm cắp tìm lối chạy thoát nên càng không an toàn cho gia chủ.
Bếp không để trống
Bếp là nơi nấu nướng duy trì bữa ăn của gia đình. Bếp mà để trống thì lấy gì ăn. Nhất là thời xưa ít ăn hàng, chợ không nhiều không họp thường xuyên thì bếp cần có dự trữ. Bếp để trống thì bất ngờ có khách sẽ lấy gì thết đãi. Bếp để trống khi cần ăn thì lấy gì ăn.
Hơn nữa trong phong thủy, bếp là nơi tụ tài thể hiện sự giàu sang của gia đình. Bếp mà để trống thì thần linh quay lưng không phù hộ. Bếp để trống là điềm báo gia chủ nghèo túng, khố khó. Vào một căn bếp trống, nấu gì cũng thiếu thì đã không muốn nấu ăn rồi. Bếp để trống tức là gia đình nghèo khó thiếu thốn hoặc gia đình không biết đảm đang tự nấu nướng, hoặc nấu nướng quá sơ sài.
Vì thế người xưa rất chú ý thùng gạo trong bếp không bao giờ được để hết gạo, hũ mắm muối gia vị luôn có sẵn. Điều đó vừa đảm bảo về dinh dưỡng, nhu cầu ăn uống nấu nướng vừa đảm bảo phong thủy tốt lành.
Ngày nay lời dạy này của người xưa vẫn được con cháu áp dụng. Những ngôi nhà luôn có cửa chính chứ không các cửa bằng nhau và bếp nhiều gia đình dù ít nấu ăn thì vẫn được chú trọng lương thực.
*Thông tin tham khảo chiêm nghiệm