Người với người, quý nhất ở 2 chữ này mà thôi

( PHUNUTODAY ) - Giao thiệp giữa người với người cần chi sự phức tạp, rào trước đón sau? Chỉ cần có sự chân thành là đủ.

Tích khẩu đức chính là tích phúc khí

Người xưa có câu: “Vết thương do đao kiếm gây ra thì dễ lành, lời lẽ độc ác thì khó mà tiêu mất”. Làm người cần phải có khẩu đức, lời không nên nói thì đừng nói, lời nào nên nói thì từ từ mà nói.

Người đời thường nói rằng: “Phúc từ miệng mà vào, hoạ từ miệng mà ra”. Miệng là tạo nghiệp nhanh nhất, chỉ trong tích tắc, sẽ đắc tội với rất nhiều người. Trên con đường nhân sinh, sẽ ngày càng có nhiều kẻ thù và con đường càng đi càng hẹp.

Nếu muốn có mệnh phú quý, cái miệng trước tiên cần phú quý, gia đình muốn có phúc khí, trước tiên ăn nói cần phải có đạo. Khi nói chuyện với người khác, cần có sự đồng cảm, để người khác có cảm giác tốt, họ tự nhiên sẽ chấp thuận và sẵn sàng làm bạn với bạn.

Một tài xế taxi da đen chở hai mẹ con da trắng, đứa trẻ hỏi: “Tại sao da của chú tài xế lại khác chúng ta?”. Người mẹ mỉm cười trả lời: “Vì Chúa muốn làm cho thế giới đầy màu sắc, nên đã tạo nên những người có màu da khác nhau!”.

2-39-696x382

Khi đến nơi, người tài xế đã từ chối nhận tiền: “Khi tôi còn là một đứa trẻ, tôi cũng hỏi mẹ tôi câu hỏi tương tự. Mẹ tôi nói rằng chúng tôi là người da đen, trời định là lớp người giai tầng thấp! Nếu hôm nay đổi sang câu trả lời của chị, tôi không chừng đã là người khác rồi”.

Miệng nói lời thiện là đang tạo thiện nghiệp, tu bổ thiện duyên. Tu dưỡng cái miệng phú quý, nói chuyện trong tâm mang theo từ bi, càng kết bạn dễ dàng hơn, và gia đình sẽ hòa thuận hơn, phúc khí phú quý sẽ tự nhiên đến.

Năm điều cấm kỵ của cái miệng phú quý, người thông minh không bao giờ nói

Trong “Quỷ Cốc Tử Mưu Thiên”, Quỷ Cốc Tử giảng khi giao thiệp với người khác cần chú ý đến năm trạng thái cấm kỵ sau:

Người bệnh: Nói năng uể oải, thiếu tinh thần, làm việc gì đều không đến nơi đến chốn, không có chí cầu tiến.

Người oán hận: Thích phàn nàn, đầy năng lượng tiêu cực, gặp chuyện thì không có chủ kiến, không đi giải quyết, bi quan tiêu cực.

Người lo lắng: Đa sầu đa cảm, tình cảm quá phong phú, đắm chìm trong thế giới bản thân, khiến người khác hụt hẫng.

Người tức giận: Cảm xúc mất kiểm soát, hỷ nộ thái quá, ngôn từ quá khích.

Người hoan hỷ: Đắc ý vênh váo, khi làm việc thì lên giọng, ăn nói không lựa lời. Dễ khiến người ta ganh ghét, vui quá hoá buồn.

a7_FRVT

Khi một người phàn nàn, than nghèo, mang theo năng lượng tiêu cực, không biết thỏa mãn, thì phúc khí mang trên thân sẽ chạy đi mất. Làm việc gì cũng không hăng hái, mọi việc cứ loa qua là xong, cư xử tiêu cực và kết quả là càng sống càng không hài lòng. Gia đình thịnh vượng, nhân sinh mới được mỹ mãn, cần học cách biết hài lòng và học cách nói “hài lòng”.

Mây đen thì kéo mưa, người điên cuồng thì có tai hoạ. Con người hành sự không nên ngang ngược điên cuồng, phúc hoạ duyên rủi tự mình gánh lấy. Cần học hiểu cách kiểm soát cảm xúc của bản thân, trong bất kỳ tình huống nào cũng không được xuất ngôn ngông cuồng. Muốn có mệnh phú quý, đầu tiên tu dưỡng miệng phú quý.

Nhớ kỹ những điều "không được làm"

Mạnh Tử nói: "Nhân hữu bất vi, nhi hậu khả dĩ hữu vi." Nghĩa là: "Người ta phải biết có những điều không được làm, rồi sau mới biết có những điều được làm."

Tựu chung lại, nguyên tắc của thành công là nắm rõ và tránh xa những điều gì không được làm, không thể làm và không nên làm.

Những điều không được làm là việc xấu, việc gây hại cho bản thân và người khác. Điều đầu tiền trước khi bắt tay vào một công việc nào chính là hiểu được hậu quả của những điều xấu, sau đó học cách tránh xa điều đó.

Cần khắc cốt ghi tâm rằng, có những việc tưởng chừng vô hại nhất thời, nhưng lại tiềm tàng cái hại to lớn cho mai sau.

Ngược lại, những điều được làm là việc tốt, có ích cho mình, cho người. đối với việc có lợi, ta cần cân nhắc xem điều nào nên làm trước, điều nào nên làm sau, chớ vì lòng tham với cái lợi trước mắt mà đánh mất lợi ích lâu dài, bền vững.

Cung kính đúng người, tiết kiệm đúng cách

Mạnh Tử nói: "Cung giả bất vũ nhân; kiệm giả bất đoạt nhân."

Nghĩa là: "Người cung kính không khinh bỉ người; người tiết kiệm không chiếm lấy của người."

Không ít người vẫn thường cho rằng, cung kính là thái độ tự hạ mình để tôn kính bậc trên; tiết kiệm là sự căn cơ, thận trọng trong việc chi tiêu, không hoang phí tiền bạc.

Ở đây, Mạnh Tử đã mở rộng ý nghĩa cho hai đức tình này. Theo ông, cung kính là không khinh bỉ người khác, tôn trọng người khác mà không phân biệt thứ bậc trên dưới. Còn tiết kiệm không đơn thuần là ki cóp, mà là không chiếm lấy những của cải không thuộc về mình.

Bởi vậy, sự cung kính, cần kiệm không phải là dáng điệu bên ngoài với những lời lẽ quan cách hay sự tích cóp cá nhân, mà chính là thái độ chân thành, tôn trọng người khác về cả con người lẫn tài sản của họ.

TAGS:
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn