[links()]
Phù điêu thuyền vượt biển của nền văn minh Lưỡng Hà và họa tiết thuyền vượt biển trên mặt trống đồng Đông Sơn- Việt Nam |
Ý tưởng về những người thầy đến từ Phương Đông quả thật không có gì mới mẻ. Như những gì tôi sẽ lập luận trong phần hai của cuốn sách này (chương 8-16), rõ ràng là có bằng chứng về một nền văn minh cổ xưa không ai biết đến nhưng đã làm màu mỡ cho vùng Tây Bắc Ấn Độ Dương được ghi nhận qua những ký lục khảo cổ học và nghệ thuật của vùng Cận Đông cũng như trong toàn bộ thời tiền sử chưa đầy đủ của vùng Đông Nam Á. Cả hai nền văn minh được xem là đầu tiên- Ai Cập và Lưỡng hà- đều có những truyền thuyết và chứng tích về sự ảnh hưởng từ Phương Đông từ thủa ban đầu của chúng.
Một số nhà khảo cổ học đã biện luận về xuất xứ Phương Đông trong xã hội Ai Cập tiền đế chế trước năm 3000 trước công nguyên. Bằng chứng cho luận điểm này bao gồm phong cách nghệ thuật phù điêu, kiến trúc và những bức họa trên sứ vẽ những chiếc thuyền gỗ với những cột buồm gương cao. Trước đây, do thiếu những địa điểm khác thích đáng, chúng được giải thích là do ảnh hưởng từ Lưỡng Hà. Tuy nhiên, sự đối sánh giữa hai nền văn minh này cho thấy chúng có quan hệ họ hàng chứ không phải là quan hệ cha con. Quyển sách Thần chết (Book of the Dead) của người Ai Cập được coi là có chứa đựng nhiều tư liệu về thời tiền đế chế có nhắc đến Phương Đông mười sáu lần chủ yếu với một giọng điệu sợ hãi.
Phương Đông được mô tả như là một nơi mà việc giết chóc xảy ra trên biển bao trùm biển cả và từ đó linh hồn cần phải được bảo vệ. Quyển sách cổ này còn đề cập vài lần đến “lãnh thổ của Manu trên biển….nơi đó Ra đã trở về”. Điều kỳ dị là Manu trong thần thoại Hindun là tổ tiên của loài người và một trong số hiện thân của Manu chính là “Manu ngư phủ”. Thật là ngẫu nhiên, Manu Ấn Độ này lại cũng tương đương với Noe.
Người thầy đến từ Phương Đông- văn minh Lưỡng Hà |
Họa tiết "con thuyền Noe" trên trống đồng Đông Sơn (Việt Nam)? |
Tại Lưỡng Hà, những văn bản về sự ảnh hưởng của Phương Đông lại càng trực tiếp hơn. Phiên bản của Kinh thánh, dựa trên bản đầu tiên của người Sumer cổ lại là nổi tiếng nhất. Trong kinh Sáng Thế II, Vườn Địa Đàng được xác định là ở Phương Đông. Kinh Sáng Thế II viết: “Khi con người đến từ Phương Đông, họ tìm thấy một cánh đồng bằng phẳng ở Shinar (Sumer) và định cư ở đó”. Sau đó, họ đã xây tòa tháp (hay còn gọi là Ziggurat) Babel và sau đó chịu cảnh bất đồng ngôn ngữ.
Mặt trống đồng Đông Sơn có những họa tiết hình thuyền chở chim, thú, người...gợi nhớ tới con thuyền Noe trong Kinh Thánh? |
Về mặt ngôn ngữ, người Sumer chính là những kẻ lạc loài trong khu vực. Họ nói thứ ngôn ngữ “chắp dính” (agglutinative) chẳng họ hàng gì với ngôn ngữ của những người láng giềng Ấn-Âu cũng như người Semit. Một loại ngôn ngữ chắp dính khác được nói trong khu vực ngôn ngữ Elamite, cũng là một người con côi cút. Hầu hết những tài liệu đáng tin cậy đều cho rằng người Sumer đến từ đâu đó ở Phương Đông, đồng thời cũng cũng nắm bắt được kỹ thuật đi biển tiên tiến, thế nhưng địa điểm chính xác của gốc Phương Đông đó là ở đâu thì vẫn còn nhiều nghi vấn.
Hiện nay, đã có bằng chứng từ một vài nguồn cho rằng người Sumer tới từ Lưỡng Hà sau khi có đợt biển tiến lớn, sẽ bàn chi tiết ở chương 1-3. Với tư cách là những người mới nhập vào bờ biển vùng vịnh Ả Rập. người Sumer đã có ảnh hưởng nhanh chóng và đáng kinh ngạc đến nền văn minh thời đại Đồ Đá Mới của những cư dân bản địa Ubaid. Những tín đồ của thần biển Ea này có thể đã dạy cho người Lưỡng Hà tất cả kỹ thuật đi biển, qua đó cũng gợi lên nguồn gốc đi biển của họ. Khảo cổ học vùng Cận Đông có được một chiều kích mới khi đặt vào bối cảnh của quá trình các đợt biển tiến cổ.
Những trích tuyển trong quyển sách này từ các văn bản sớm nhất của người Phương Tây là nhằm mô tả nguồn gốc văn hóa của các văn bản đó là xuất phát từ đâu trong hai chủ đề chính: Khái niệm về một tai biến gốc và một cuộc phát tán từ Phương Đông. Những văn bản cổ xưa khác kết hợp các yếu tổ của một nền văn minh đã mất với một tai biến kinh hoàng gồm có: truyền thuyết về thành phố Atlantis, Vườn Địa Đàng đã mất và huyền thoại về Hồng thủy. Chủ đề về một nền văn minh nguồn cội hoặc Thời Hoàng Kim đã bị tiêu hủy trong một thảm họa khủng khiếp đã sản sinh ra hàng ngàn tài liệu và chuyên luận xuyên suốt hàng thiên niên kỷ. Tôi đã có thể đề cập một vài trong số đó trong cuốn sách này.
Bằng sự nhận thức muộn màng của mình, các nhà Hải dương học thế kỷ XX cho chúng ta biết một lục địa rộng lớn thật sự đã đắm chìm dưới những lớp sóng bạc ngay trước khi thời đại cùa các nền văn minh Phương Tây bắt đầu, và giờ đây chúng ta đã có thể hiểu rõ hơn ý nghĩa của những câu chuyện truyền thuyết về đại hồng thủy, cái chết, cuộc di cư và một sự khởi đầu mới.
(Còn nữa)
- Stephen Oppenheimer