Nguyên nhân và cách khắc phục tình trạng ngứa da trong mùa hè

( PHUNUTODAY ) - Mùa hè, thời tiết nóng nực khiến cơ thể bị khó chịu, ngứa ngáy, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của bạn. Đâu là nguyên nhân chính, cách khắc phục tình trạng ngứa da hiệu quả nhất trong mùa hè là gì?

 Cứ mỗi đợt nắng nóng là khu vực chuyên khoa da liễu của các bệnh viện lại gia tăng số lượng bệnh nhân một cách chóng mặt. Cũng không có gì khó hiểu bởi thời điểm này có rất nhiều yếu tố thuận lợi để các căn bệnh ngoài da phát triển. Mẳn ngứa mùa hè là căn bệnh tuy không nguy cho tính mạng nhưng chúng khiến nhiều người cảm giác “ăn không ngon ngủ không yên” vì các cơn ngứa ngáy toàn cơ thể liên tục hành hạ.

Vào mùa hè, đối với những ai có cơ địa dễ bị dị ứng thường bị ngứa ngáy khó chịu. Dị ứng biểu hiện trên da mặt thường là: Nổi mụn, viêm da, nổi mề đay, da khô xỉn màu.

Nguyên nhân chủ yếu là do trời nắng nóng, mồ hôi toát ra quá nhiều gây bít lỗ chân lông khiến cho da không kịp đào thải. Đồng thời, mồ hôi dính vào quần áo gây cọ xát trên da nên gây nổi mẩn đỏ, sẩn ngứa từng mảng lớn trên khắp cơ thể. Càng gãi thì sẽ càng ngứa và càng lan rộng ra những chỗ khác, bệnh không những gây khó chịu, ngứa ngáy mà còn gây mất thẩm mỹ, nặng hơn nữa là khó thở do phù niêm mạc đường hô hấp.

bi-ngua-vao-mua-lanh

Cách chữa mẩn ngứa vào mùa hè

1. Cây đinh lăng 

Cây này rất thông dụng, chúng được trông để làm cảnh cũng như để làm thức ăn. Đinh lăng có mùi thơm nhẹ khi nhai nên nhiều người thích ăn kèm với cơm. Ngoài ra, đinh lăng còn được sử dụng trong y học cổ truyền để chữa bệnh. Vị thuốc này có những công dụng như bổ huyết, thông huyết, chống và chữa bệnh dị ứng da, giải độc cho cơ thể.

Chữa dị ứng, nổi mẩn ngứa trên da do tác động của thời tiết: 1 nắm lá đinh lăng cho vào chảo nóng xao liên tục đến khi chúng khô héo thì đổ lá vào miếng vải nhỏ gói lại rồi chà nhiều lần lên những vùng da bị ngứa và có nổi mẩn. Kết hợp thêm uống 1 bát thuốc đinh lăng sắc để tăng hiệu quả. Uống thuốc 2 lần, chà xát bằng thuốc thực hiện mỗi khi bị ngứa.

2. Quả và lá mướp 

Vì có tính hàn nên mọi người ăn nhiều mướp đắng để giải nhiệt. Ngoài ra, sử dụng quả mướp đắng giúp cơ thể giải độc tố và điều trị dị ứng mẩn ngứa hiệu quả.

Cách dùng: mướp đắng dùng 1 hoặc 2 quả to thái thành lát mỏng rồi giã nhuyễn để lọc được nhiều nước cốt nhất. Hòa nước cốt mướp đắng vào thau nước sạch và dùng chúng để tắm rửa hằng ngày. Sau khi tắm xong mà các cơn ngứa vẫn làm phiền thì tiếp dùng lấy vài lá mướp đắng vò nát nhuyễn rồi đắp lên da.

da-man-ngua-khi11433406214

3.Rau sam 

Đặc điểm nổi bật của rau sam mà không phải loại rau nào cũng có đó là có tính kháng sinh, giải độc và giải nhiệt tốt lại thêm tính diệt khuẩn hiệu quả. Rau sam còn chứa rất nhièu khoáng chất có lợi cho sức khỏe, mọi ngừoi nên ăn chúng nhiều hơn sẽ nhận được nhiều lợi ích bất ngờ.

Cách trị mẩn ngứa và mùa hè bằng rau sam: chuẩn bị 30g rau sam đã được ngâm rửa sạch, xay nhuyễn hoặc giã nát sau đó vắt kĩ để lấy nước cốt. Hòa nước này vào nước tắm sẽ giúp chữa ngứa, làm lặn các sẩn nổi trên da. Thuốc tắm này cũng hiệu quả tốt trong chữa trị chứng rôm sẩy.

Bài thuốc với thành phần được bào chế hoàn toàn từ thảo dược sạch tự nhiên, gồm 2 bài thuốc thành phần là Bình can hoàn và Giải độc hoàn kết hợp hoàn hảo với nhau giúp hàng triệu bệnh nhân thoát khỏi căn bệnh phiền toái này:

  • Bình can hoàn

+ Thành phần: Phòng phong, xuyên khung, cúc tần, bách bộ, diệp hạ châu, ngải cứu, hồng hoa, xích đồng…

+ Công dụng: Bổ gan, nhuận gan, thông mật, hoạt huyết, giải độc, hóa ứ… Đặc trị các bệnh mề đay, mẩn ngứa, lang ben, các chứng viêm gan do virut, da vàng, nước tiểu vàng đậm, viêm túi mật.

  • Giải độc hoàn

+ Thành phần: Bồ công anh, kim ngân cành, hồng hoa, đơn đỏ, ké đầu ngựa và một số thảo dược khác.

+ Công dụng: Có tác dụng như 1 kháng sinh đông y, giúp giải độc, mát gan, thanh nhiệt, tiêu viêm, sưng, trị mề đay mẩn ngứa, chống dị ứng.

Lưu ý: Liệu trình điều trị và cách sử dụng từng bài thuốc như thế nào sẽ được các bác sĩ của Trung tâm hướng dẫn chi tiết đối với cụ thể từng trường hợp người bệnh.

– Thực hiện chống nắng tốt: làn da sẽ chịu ảnh hưởng lớn nếu thường xuyên tiếp xúc với ánh mặt trời. Ngoài gia tăng nguy cơ bị viêm da dị ứng bạn còn bị đe dọa bởi căn bệnh ung thư da nguy hiểm. Dùng kem chống nắng mọi lúc và có thêm mũ, áo che khi ra ngoài giúp làn da hạn chế tiếp xúc với tia UVB, UVA gây hại.

– Uống thật nhiều nước: để bù vào lượng nước thất thoát khỏi cơ thể do chảy nhiều mồ hôi, tiểu tiện,… Ngoài ra nước còn giúp các chất độc tích tụ trên da cũng như các bộ phận trong người dễ thoát ra ngoài hơn.

44088b33-c0dd-4fe4-87ba-7f37aff0878a

– Những ngày nắng nòng cần giúp cơ thể giải nhiệt nhiều hơn: thời tiết nóng bức khiến vi khuẩn trên da hoạt động mạnh dẫn đến viêm da, mẩn ngứa. Thêm vào đó là quá trinh sinh nhiệt tăng cao bên trong khiến da bị nổi nhiều mụn nhọt, mụn ngứa.

Giải nhiệt cơ thể không hề khó, bạn có thể ăn nhiều đậu hũ, uống nước dừa, pha nước cam, nấu canh bí đao, khổ qua hay củ cải,… mỗi ngày. Tránh uống cà phê, chất có cồn, hạn chế thức ăn nóng, có vị cay nhiều.

Chườm mát giúp làm dịu cơn ngứa

Trong dân gian, nhiều người sử dụng cách chườm mát để nhanh chóng làm dịu cơn ngứa ngáy, khó chịu trên bề mặt da. Người bệnh có thể chườm mát bằng khăn ướt hoặc đá để nhanh chóng kiểm soát được tình trạng ngứa da. Ngay khi gặp triệu chứng nổi nhiều mẩn đỏ trên bề mặt da, người bệnh có thể áp dụng theo cách sau để kiểm soát bệnh nhanh chóng.

  • Lấy đã cho vào một bọc vải và chườm lên vị trí bị nổi nhiều mẩn đỏ. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể sử dụng khăn để đắp trực tiếp lên da.
  • Mỗi lần, người bệnh nên thực hiện khoảng 15 phút để giảm cảm giác ngứa ngáy.
  • Bạn không nên chườm quá lạnh sẽ gây ảnh hưởng đến da. Nhất là những bạn bị kích ứng da do thời tiết thì không nên áp dụng.
TAGS:
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn