Kền kền Thổ Nhĩ Kỳ
Không giống nhiều loài sinh vật khác, kền kền Thổ Nhĩ Kỳ không có tuyến chuyên sản xuất chất lỏng hôi thối. Thay vào đó, chúng nôn ra thức ăn trong dạ dày quanh tổ để tự vệ. Kền kền thường ăn thức ăn thối rữa nên những bãi nôn của chúng có mùi rất kinh khủng.
Kền kền Thổ Nhĩ Kỳ. |
Chồn hôi
Chồn hôi có khả năng tiết ra khí độc từ hai tuyến ở hai bên hậu môn để làm vũ khí mỗi khi bị tấn công. Chính mùi khủng khiếp mà chồn hôi tiết ra khiến nhiều loài động vật kinh sợ không dám đến gần.
Chồn hôi. |
Lửng mật
Lửng mật (Honey badger) là loài động vật ăn thịt và thích ăn mật ong. Chúng có thể lộn túi hậu môn từ trong ra ngoài, tạo thành mùi hôi. Ngoài tác dụng răn đe động vật ăn thịt, mùi giúp con vật đi kiếm mật ong.
Lửng mật tự phát ra mùi hôi thối. |
Chim Woodhoopoe
Sinh sống ở phía nam sa mạc Sahara, Châu Phi. Khị bị đe dọa, chúng có khả năng phun ra một loại dầu màu đen. Với vũ khí đặc biệt của bản thân, loài chim này có thể tự bảo vệ cho bản thân và những con chim con.
Chim Woodhoopoe. |
Cuốn chiếu
Cuốn chiếu (Millipede) tiết ra chất lỏng có mùi hôi thông qua các lỗ nhỏ (gọi là ozopore) dọc theo hai bên cơ thể. Chất lỏng tiết ra làm bỏng da kẻ thù khi tiếp xúc.
Cuốn chiếu. |
Sâu tai
Nếu bị đe dọa, sâu tai (Earwig) sẽ phun ra nước có màu, mùi hôi thối. Chúng có khả năng phun chất lỏng và sử dụng những chiếc càng cùng một lúc.
Sâu tai. |
Rắn King
Rắn King ratsnake đôi khi được gọi là "rắn bốc mùi" hay "nữ thần hôi thối". Tuyến sau hậu môn của con vật tạo ra mùi hăng mạnh, giúp bảo vệ cơ thể trước các mối đe dọa.
Rắn King. |
Cận cảnh vẻ đẹp mê người của những cá thể bạch tạng (Khám phá) - (Phunutoday) - Những sinh vật bạch tạng thường có màu lông trắng, làn da hồng, đôi mắt long lanh ngộ nghĩnh khiến những người chứng kiến thích mê. |