Bà bầu bị suy giáp có nguy hiểm không?

12:55, Thứ bảy 10/03/2018

( PHUNUTODAY ) - Suy giáp là một trong những bệnh có biến chứng và biểu hiện rất khó lường, vậy đối với các mẹ bầu đang mang thai thì bệnh suy giáp có nguy hiểm hay không?

Theo thống kê có khoảng 3-4% phụ nữ khi mang thai bị rối loạn chức năng tuyến giáp, trong đó chủ yếu là suy chức năng tuyến giáp. Việt Nam nằm trong vùng bị thiếu i-ốt, nhất là ở các khu vực miền núi, nên các thai phụ có nguy cơ bị mắc bệnh tuyến giáp rất cao.Nếu không được phát hiện và xử trí kịp thời thì bệnh có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm cho cả người mẹ và thai nhi.

Nguyên nhân gây suy giáp khi mang thai

Suy giáp khi mang thai có thể do rất nhiều nguyên nhân mà phổ biến nhất là do bệnh Hashimoto – bệnh viêm tuyến giáp mãn tính có tính chất tự miễn. Suy giáp cũng có thể là do mẹ bầu đã bị cắt tuyến giáp hoặc do đã điều trị iode phóng xạ (I131) hoặc do đang điều trị basedow bằng thuốc kháng giáp trạng tổng hợp liều quá cao.

Các mẹ bầu đang điều trị cường giáp, có tiền sử gia đình nhiều người bị bệnh tuyến giáp, người có bướu cổ to, người đã bị viêm tuyến giáp hoặc suy giáp trong lần có thai trước… đều nằm trong nhóm có nguy cơ cao mắc bệnh suy giáp.

Ảnh hưởng của suy giáp khi mang thai

8.ba-bau-nen-lam-gi-khi-bi-suy-giap-phunutoday.vn

Trong vòng 13 tuần đầu tiên của thai kỳ, thai nhi chưa có tuyến giáp nên phải phụ thuộc hoàn toàn vào lượng hormone tuyến giáp của người mẹ cung cấp qua nhau thai. Nếu mẹ bị suy giáp thì con cũng bị suy giáp. Hormone tuyến giáp có vai trò cực kỳ quan trọng đối với sự phân chia, phát triển của các tế bào, các tổ chức, cơ quan… cũng như sự phát triển của não bộ. Do vậy, thiếu hormone trong thời gian này gây biến chứng rất nặng nề.

Khi mẹ bị suy giáp tác động lên thai nhi có thể gây chết lưu trong tử cung hay có dị tật bẩm sinh cho thai nhi. Một số trẻ sinh ra cũng chậm phát triển tâm thần và thể chất, đần độn, kém hoạt động, chậm phát triển trí tuệ.

Người mẹ bị suy giáp khi mang thai có thể gây ra thiếu máu, tiền sản giật, sinh non, nhau bong non, thai nhi chậm phát triển trong tử cung, suy dinh dưỡng bào thai, với tần suất 20 - 30%. Cũng có nhiều nghiên cứu cho thấy mẹ bị suy giáp được theo dõi và điều trị đầy đủ thuốc, bé sinh ra hoàn toàn bình thường.

Mẹ mắc bệnh, con ít thông minh

Nhiều thống kê cho thấy những trẻ có mẹ bị suy tuyến giáp mà không được điều trị trong khi mang thai sẽ có chỉ số thông minh thấp hơn rất nhiều so với các bé mà mẹ có chức năng tuyến giáp bình thường khi mang thai. VN nằm trong vùng bị thiếu i-ốt, nhất là ở khu vực miền núi, nên các thai phụ có nguy cơ bị mắc bệnh tuyến giáp rất cao. Các bác sĩ khuyến cáo khi có ý định mang thai, các chị nên đi kiểm tra bệnh lý tuyến giáp bởi đây là một bệnh có triệu chứng kín đáo và khó nhận biết.

Với những phụ nữ đã mắc bệnh và đang điều trị suy tuyến giáp thì cần được bác sĩ chuyên khoa nội tiết và sản khoa theo dõi chặt chẽ, thực hiện các xét nghiệm hoóc-môn tuyến giáp khi biết có thai. Các xét nghiệm này phải được thực hiện hằng tháng trong suốt thời kỳ thai nghén.

chia sẻ bài viết
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn copy link
Tác giả:
Từ khóa:
Tin nên đọc