Vụ thị trường trong nước cho biết, không thể thông báo tăng giá xăng sớm do tài liệu đóng dấu mật và để tránh hiện tượng người bán lợi dụng găm hàng." />

Những lý giải siêu hợp lý khi giá xăng tăng

10:04, Thứ ba 02/04/2013

( PHUNUTODAY ) - align: justify;">Vụ thị trường trong nước cho biết, không thể thông báo tăng giá xăng sớm do tài liệu đóng dấu mật và để tránh hiện tượng người bán lợi dụng găm hàng.

(Đời sống) - “Để tránh hiện tượng càng công khai bao nhiêu, thông tin càng dễ bị cá nhân lợi dụng bấy nhiêu thì việc tăng giá không thể công bố trước. Trong thực tiễn đã có một số cá nhân lợi dụng, do đó, việc điều hành giá cần đảm bảo không tạo ra sự khan hiếm giả” – Ông Võ Văn Quyền, Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước cho biết tại cuộc họp báo chiều ngày 1/4 khi nói về việc tăng giá xăng dầu đột ngột.

[links()]
Trước đó, từ 8h tối 28/3, giá xăng dầu trên cả nước bất ngờ tăng 362 - 1.430 đồng trong khi giá thế giới đang giảm. Giá bán lẻ tối đa xăng RON 92 lên mức cao nhất từ trước đến nay - 24.580 đồng một lít.
 
Trước ý kiến xăng dầu tăng giá đột ngột khiến người tiêu dùng bị sốc, Vụ Thị trường trong nước cho biết, không thể thông báo tăng giá xăng sớm do tài liệu đóng dấu mật và để tránh hiện tượng người bán lợi dụng găm hàng.
 
Không thể thông báo tăng giá xăng dầu sớm hơn. Ảnh: VNE
Không thể thông báo tăng giá xăng dầu sớm hơn. Ảnh: VNE
 
Trong thông cáo phát đi trước giờ điều chỉnh tăng giá xăng dầu, lý do được đưa ra, theo Liên bộ Tài chính - Công thương, là để chống buôn lậu (do giá xăng ở Việt Nam hiện thấp hơn các nước láng giềng 2.000 - 3.000 đồng một lít). Ngoài ra, nguyên nhân quan trọng hơn là việc quỹ bình ổn đã cạn sau nhiều tháng “gồng mình” ghìm giá. Bên cạnh đó, giá thế giới dù đã giảm, nhưng khi nhập thành phẩm vẫn cao hơn mức bán lẻ (xăng RON 92) khoảng hơn 1.400 đồng.
 
Trong khi đó, ông Đỗ Thanh Lam-Phó Cục trưởng Cục Quản lý thị trường (Bộ Công Thương) cho biết, việc chống buôn lậu xăng dầu hiện nay phối hợp giữa các bộ, ngành, trong đó Cục Quản lý thị trường chỉ làm nhiệm vụ chống buôn lậu trên thị trường nội địa chứ không bắt giữ được các vụ buôn lậu xăng dầu trên biển và ở biên giới. Số lượng xăng dầu buôn lậu 917.000 tấn xăng và 92.000 lít dầu trong 3 tháng đầu năm nay mà ông Lam công bố tại cuộc họp báo này cũng được ông cho biết là từ đơn vị khác, chứ Cục Quản lý thị trường "không nắm rõ"...

Với phát ngôn của cơ quan chống buôn lậu trên đây, hẳn là việc buôn lậu xăng dầu sẽ khó mà ngăn chặn được. Mà như thế, việc tăng giá xăng dầu với lý do để chống buôn lậu quá hợp lý. Tất nhiên, Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước Võ Văn Quyền sau đó cũng nhấn mạnh, lý do chống buôn lậu mà phải tăng giá xăng dầu chỉ là một căn cứ mà thôi.
 
Ông Quyền nói: "Vì điều hành xăng dầu nói chung tùy thuộc vào nền kinh tế, mà nền kinh tế lại đang bị ảnh hưởng bởi buôn lậu xăng dầu. Quỹ Bình ổn giá xăng dầu đang bình ổn giá, việc xuất lậu xăng dầu sẽ ảnh hưởng!?".
 
Về chuyện quỹ bình ổn và giá xăng dầu thế giới, theo Liên Bộ Tài chính - Công thương, từ cuối năm 2012, đầu năm 2013 giá xăng dầu thế giới vận động theo xu hướng tăng đã làm giá cơ sở tăng cao. Tuy nhiên thực tế cho thấy, dù giá xăng dầu thế giới có tăng hay giảm mạnh thì Bộ Tài chính vẫn cho doanh nghiệp xả quỹ bình ổn để kiếm lời hàng chục tỉ đồng mỗi ngày.
 
Cụ thể trước đó, ở mặt hàng xăng DN được bình ổn với mức 2.000 đồng/lít, 800 đồng/lít với dầu DO và dầu hỏa là 1.150 đồng/lít liên tục từ ngày 26/2 đến nay.
 
Với mức trích đó, đáng ra giá xăng bán lẻ sẽ rẻ hơn 300 đồng/lít, nhưng người dân vẫn phải trả thêm 300 đồng/lít để tạo một nguồn quỹ, sử dụng bù lại khi giá thế giới tăng.
 
Như vậy, việc Bộ Tài chính không có động thái giảm mức sử dụng quỹ bình ổn giá so với mức trích hiện nay, hoặc giảm giá bán lẻ xăng dầu đã giúp DN xăng dầu "bỏ túi" hàng chục, hàng trăm tỷ đồng. Còn người tiêu dùng vẫn phải bỏ tiền bình ổn khi giá xăng dầu thế giới giảm, và khi giá xăng dầu thế giới tăng, thì số tiền mà người tiêu dùng phải "gánh" lại càng thêm nặng.

PV. (Tổng hợp)

Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn copy link
Tác giả:
Từ khóa:
Tin nên đọc