Đã có nhiều món ăn giúp tăng trưởng chiều cao và cân nặng, nhưng những món ăn giúp trẻ phát triển trí thông minh, trí não của trẻ vẫn chưa được nhiều người quan tâm.Theo nghiên cứu của các chuyên gia sức khỏe và dinh dưỡng, những loại thực phẩm sau đây được đánh giá là đứng đầu danh sách thực phẩm bổ não, tốt cho tiêu hóa của trẻ.
Trứng
Không phải ngẫu nhiên trứng thuộc top thực phẩm vàng cho trẻ tuổi mẫu giáo.
Trứng rất giàu protein và là một trong số ít thực phẩm tự nhiên có chứa vitamin D, giúp cơ thể hấp thụ canxi. Ăn trứng vào bữa sáng giúp trẻ tràn đầy năng lượng.
Cá hồi
Cá hồi là thực phẩm tốt cho mọi lứa tuổi, đặc biệt là với trẻ nhỏ.. Dầu cá hồi giàu axit béo Omega 3, DHA và EPA, đây là những dưỡng chất giúp phát triển trí não, tăng cường chức năng xử lý thông tin. Nên cho trẻ ăn một khẩu phần cá hồi / tuần hoặc ăn thường xuyên càng tốt.
Khoai lang
Khoai lang chứa nhiều chất xơ, canxi, sắt, vitamin A, C, E nên cực kỳ tốt cho hệ tiêu hóa, bé nào táo bón thì mẹ nên siêng cho bé ăn khoai.Ngoài ra, muốn bé có hệ tiêu hóa khỏe mạnh và hấp thu dinh dưỡng tốt, các mẹ cần lưu ý: nên chia nhỏ bữa ăn, ăn trước khi ngủ hai tiếng, dặn con nhai chậm, tránh ăn vội vàng sẽ khó tiêu hóa…
Bột yến mạch
Bột yến mạch được coi là một siêu thực phẩm tốt cho trẻ nhỏ vì nó không chỉ giàu năng lượng, mà còn các chất dinh dưỡng như vitamin E, kali và kẽm… hỗ trợ phát triển trí não. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng trẻ em sẽ tập trung và tiếp thu bài học tốt hơn nếu được bổ sung bột yến mạch vào bữa ăn sáng.
Bí ngô (bí đỏ)
Chuyên gia Đông y cho rằng bí đỏ có tác dụng tốt trong việc làm sạch tim và tỉnh não.
Những người mắc các bệnh đau đầu, chóng mặt, phiền muộn, háo nước, trí nhớ kém… nên thường xuyên ăn bí đỏ. Ngoài ra chúng có thể làm giảm tình trạng suy nhược thần kinh, suy giảm trí nhớ và yếu thị lực.
Hạt bí ngô chứa nhiều kẽm, có thể giúp phát triển não, giúp não hoạt động linh hoạt, tư duy nhanh hơn, nhạy bén hơn rất tốt cho sự phát triển của trẻ.
Bắp cải
Bắp cải có một hương vị mát nên là loại rau được trẻ thích hơn các loại rau xanh khác. Các loại rau họ cải như bắp cải, bông cải xanh … chứa nhiều chất dinh dưỡng vô cơ có tác dụng giảm nguy cơ ung thư cũng như cải thiện tiêu hóa. Ngoài ra, còn giúp giải độc cơ thể bằng cách kích thích giải phóng enzyme tốt. Thêm các loại rau vào chế độ ăn của trẻ bằng cách nấu chúng với mì, hoặc nấu súp …
Sữa
Canxi trong sữa được coi là một chất dinh dưỡng thiết yếu và không thể thiếu cho sự phát triển của trẻ. Canxi giúp tăng cường xương, răng, móng tay … Mặt khác, sữa là một nguồn giàu protein, vitamin B cho sự phát triển tế bào não. Nếu trẻ không được cung cấp sữa đầy đủ, có thể bổ sung sữa chua, phô-mai vào khẩu phần ăn hàng ngày của trẻ.
Trái cây
Các loại trái cây đều tốt cho sự phát triển thể chất và trí tuệ của trẻ vì chúng cung cấp vitamin và khoáng chất cần thiết. Đặc biệt, các loại trái cây được coi là thực phẩm vàng cho trẻ mẫu giáo như quả mâm xôi, quả việt quất …Cam hoặc quả kiwi cũng là món tráng miệng hàng ngày rất tốt cho trẻ.
Sữa chua ít chất béo
Sữa chua ít chất béo có hàm lượng đường thấp hơn sữa chua thông thường, đồng thời chứa nhiều vi khuẩn tốt giúp tăng khả năng miễn dịch và lợi cho đường tiêu hóa. Sữa chua sẽ là một món tráng miệng có nhiều giá trị dinh dưỡng hơn cho trẻ trên 1 tuổi nếu nó được trộn với một ít mật ong hoặc các loại trái cây xắt nhỏ …
Cà chua
Cà chua chứa rất nhiều lycopene được cho là “thần dược” chữa bách bệnh, bảo vệ cơ thể khỏi bệnh ung thư. Đặc biệt, khi cà chua được nấu chín sẽ mang lại hiệu quả tốt hơn bởi vì nhiệt độ cao sẽ giúp giải phóng lycopene.
Một số lưu ý
Nguyên nhân dẫn tới vấn đề về đường tiêu hỏa ở trẻ:
- Do hệ tiêu hóa của trẻ chưa phát triển hoàn thiện, dễ bị tổn thương.- Cho trẻ ăn thức ăn có thành phần dinh dưỡng chưa phù hợp lứa tuổi.
- Khoảng cách bữa ăn không hợp lý.
- Thay đổi đột ngột thức ăn khiến trẻ chưa thích nghi có thể bị chướng bụng, đầy hơn, phân sống...
Ăn uống lành mạnh có lợi cho sức khỏe đường tiêu hóa của trẻ:
- Chọn thực phẩm giàu chất xơ.
- Cho trẻ ăn đúng cách, đúng thời điểm, loại thức ăn phù hợp lứa tuổi.
- Khi chế biến thức ăn cho trẻ phải đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, đảm bảo ăn chín, uống sôi.
- Thực hiện ẩy giun định kỳ cho trẻ từ 2 tuổi mỗi 6 tháng một lần, nhằm giảm những tác hại do nhiễm giun gây ra.