(Đời sống) - Đã gần 4 năm, ông Nguyễn Huy Tiền (sinh năm 1968, ở xóm Hạnh Phúc, phường Vạn Phúc, quận Hà Đông, Hà Nội ) lầm lũi bê từng viên gạch, vác từng bao cát… làm quần quật không kể ngày đêm để xây ngôi nhà 6 tầng “ước mơ”.
[links()]
Chồng xây, vợ vác gạch, xi măng
Được biết, lúc trước ông Tiền làm xe ôm nhưng đồng tiền kiếm được cũng chỉ đủ mua thức ăn sống qua ngày. Còn người vợ của tôi là Nguyễn Thị
Thảo (sinh năm 1975) làm bên môi trường, chuyên đi thu gom rác của thành phố, chủ yếu là làm về ban đêm, đi làm đến khuya mới về.
Ngôi nhà 6 tầng (ở giữa), ông Tiền tự xây trong vòng gần 4 năm đã cận kề ngày hoàn thiện. Ảnh: GDVN |
Hai vợ chồng chung lưng đấu cật, chăm chỉ làm ăn nhưng cũng chẳng bỏ ra được bao nhiêu. Ông sinh được hai đứa con, đứa thứ nhất là Nguyễn Huy Phong (sinh năm 2000) đang học lớp 7, trường THCS chuyên Lê Lợi. Còn đứa thứ hai là Nguyễn Huy Tuấn (sinh năm 2003), đang học trường THCS Vạn Phúc.
"Nghĩ cũng khổ, tôi cũng chỉ mong làm được cái nhà cho con cái được ở đàng hoàng, nhưng cuộc sống cũng không dư giả là bao, thôi thì đánh liều tự mình xây nhà.." - Ông ngậm ngùi chia sẻ trên GDVN.
Vào tháng 2/2009, hai vợ ông bắt đầu xây ngôi nhà này, gần 4 năm, tự xây, tự vác gạch, xi măng, bắc giàn giáo… người cũng đã uể oải. Khi đổ móng, đổ trần thì thuê máy trộn về, cốt pha ông đi mua về tự làm, còn mọi thứ cứ một mình túc tắc làm, ngày cũng như đêm làm đến khi nào mệt quá thì nghỉ.
Ông bảo: “Tôi thì cứ xây đến khi nào cô ấy đi làm về thì mới nghỉ để ăn cơm, cũng khoảng gần 11h, xong tôi lại tiếp tục làm đến 2h sáng là chuyện như cơm bữa. Nhiều lần hăng say quá tôi làm thông đến 5h sáng là chuyện bình thường, nghỉ ngơi mấy tiếng là tôi lại tiếp tục đi xây…” – ông Tiền cho biết thêm".
Còn vợ ông, mỗi lần đi làm về bà nháo nhào ăn bát cơm rồi ra phụ giúp chồng khuân cát, gạch, xi măng... Mỗi tối bà có thể vác được hơn 1.000 viên gạch cho chồng thoải mái xây ngày hôm sau. Nhưng từ tầng 3 trở đi bà đuối sức dần không thể vác được như trước nữa.
"Lắm lúc mệt rã rời chân tay, không muốn làm. Càng lên tầng cao thì mọi thứ bề bộn, cốt pha, gạch, cát… cứ bừa ra, tôi làm không xuể. Chỉ muốn nằm nghỉ nhưng không thể nào chợp mắt lâu được. Công việc chỉ có thế, làm xong thì nghỉ không thể đùn đẩy cho ai được. Cứ thế là tôi lại dậy phăng phăng làm mọi việc.
Chỉ cần nghỉ nửa ngày đã sốt ruột rồi, chứ chưa dám nghỉ cả ngày bao giờ. Mọi công việc trong họ hàng bận đến đâu thì bận nhưng vẫn phải đi. Sau này còn có công việc của con cái mình nữa chứ." - bà nói.
Được biết hai ông bà đang hoàn thiện tầng cuối, đến tháng 11 này ngôi nhà sẽ hoàn thành, ước mơ của ông bà vì thế cũng sắp được toại nguyện. Ngôi nhà khá khang trang, mỗi tầng gần 60m2 với đầy đủ hệ thống nước sinh hoạt, giường, tủ...
30 năm “tha” gạch, đá xây nhà lầu!
Đây không phải là lần đầu tiên nghị lực thép của con người khiến dư luận sửng sốt, trước đó ông Huỳnh Hộ, 80 tuổi, khối phố Long Xuyên 2, thị trấn Nam Phước, huyện Duy Xuyên, Quảng Nam cũng đã cho mọi người phải kinh ngạc bởi 30 năm "tha" gạch, đá xây nhà lầu dù ông có hàng tỷ đồng trong tay nhưng chẳng hưởng.
Nguyên thủy ngôi nhà do cha mẹ ông xây dựng từ năm 1964. Qua năm tháng, ngôi nhà đã xuống cấp nghiêm trọng. Vợ con ông nhiều lần bảo ông đập bỏ để xây mới, song ông nhất quyết: "Để đó tau xây cho". Khi xây, ông không đập bỏ gian nhà cũ ngay mà tiến hành xây phía sau ngôi nhà. Nhà cũ ông vẫn để ở.
Suốt những năm 1980, hằng ngày ông vừa kéo xe bò, vừa đi nhặt đá, gạch. Cát thì ông đến các sông, suối để lấy. Xi măng mua được từ tiền kéo xe thuê. Mỗi ngày như vậy ông xây một ít. Điều đặc biệt là ông không sử dụng bất kỳ công cụ nào mà tự dùng tay để trát vữa.
Ngôi nhà của dị nhân Quảng Nam |
Thấy cha mình gàn như vậy, 3 người con trai của ông không ai chịu giúp sức cả với hy vọng ông mệt mỏi sẽ tự bỏ cuộc. Tuy nhiên họ đã lầm, hàng chục năm qua ông Hộ vẫn miệt mài, cần mẫn tha nguyên vật liệu về xây “tổ”...
“Nói về ngôi nhà thì chẳng có giá trị gì, chủ yếu mảnh đất thôi. Có lúc đất lên giá, nhiều người hỏi mua mảnh đất đó 5 tỷ đồng nhưng ông không bán. Hiện tại đất đã xuống rồi, nhưng mảnh đất của ông giờ giá cũng không dưới 4 tỷ đồng”. - Ông nói.
Nhiều người biết đều nói rằng ông là người keo kiệt nhất thế gian, nhưng ông lại suy nghĩ khác. Hàng chục năm qua ông tự một mình chăm sóc cho bản thân. Đối với ông chuyện ăn uống không quan trọng. Vì theo ông: “Ăn để sống chứ không phải sống để ăn”. Do vậy sáng ra, ông nấu một lon gạo ăn cho 2 bữa.
Thức ăn hầu hết là mắm, muối. Còn buổi tối ông ăn hủ tiếu. Hủ tiếu ông cũng chẳng bỏ tiền túi ra để ăn. Do trước nhà là mặt tiền, mỗi đêm có người bán hủ tiếu trước nhà nên coi như họ "nộp phí mặt bằng" cho ông.
Đại gia Ninh Bình chịu chơi nhất nước Việt Nam? |
- Lê Nguyên (Tổng hợp)