(Phunutoday) - Nếu có một điều gì ám ảnh anh nhất trong suốt những năm tháng ấu thơ cho đến tận bây giờ thì đó chính là những trận đòn roi của bố. Những trận đòn roi đó đã hằn sâu vào cuộc đời anh, bằng những vết thương đã mãi thành sẹo trên người; bằng những nỗi sợ hãi không bao giờ dứt; và bằng chính cái bản án của một người con mang tội giết cha.
Anh bảo, ngày anh phạm tội giết chính người cha đã sinh ra mình, điều đầu tiên anh nghĩ đến là cái chết. Nhưng có một sợi chỉ mong manh mà vững chắc đã níu anh lại với cuộc đời, đó chính là hình ảnh người mẹ đã quỳ xuống trước tòa, van xin cho con mình được thoát tội chết.
Ký ức tuổi thơ hãi hùng của người tù 40 tuổi
Đặng Huy Nam bắt đầu câu chuyện với tôi bằng việc kể về những vết sẹo trên người anh – những vết sẹo đã đi theo anh suốt từ khi anh còn nhỏ đến khi đã trở thành người đàn ông 40 tuổi. Anh bảo anh không thể đếm được hết những vết sẹo trên người mình, nhưng mỗi vết sẹo trong số đó, đều gắn liền với những ký ức u ám của cuộc đời anh, những ký ức mà anh không bao giờ muốn nhớ lại: ký ức về những trận đòn roi ác nghiệt của cha anh từ khi anh mới chỉ là một đứa trẻ chập chững biết đi.
Anh không nhớ lần đầu tiên cha anh dùng roi vọt với anh là khi nào, nhưng trong ký ức của anh, anh biết mình đã vô cùng khiếp sợ cha ngay từ khi anh còn là một đứa trẻ hai tuổi. Anh kể, khi anh còn bé, cha anh đi vắng thì không sao, nhưng cứ hễ nghe tiếng ông về, bao giờ anh cũng chui tọt vào gầm giường hoặc trốn vào ngăn tủ trong góc phòng. Nếu nghe thấy giọng ông bình thường, anh sẽ chạy ra. Còn nếu thấy giọng ông hôm đó lè nhè say rượu hay có gì cáu bẳn, bực tức, thì dù có phải nhịn bữa cơm tối, anh vẫn nhất quyết cố thủ trong nơi trú ẩn của mình.
Cha anh nghiện rượu từ trước khi anh chào đời. Đến khi anh trở thành một người đàn ông chững chạc, ông vẫn chìm đắm trong rượu chè. Ma men không cướp đi mạng sống của ông, nhưng cướp đi sự hiền lành, nhân hậu và trách nhiệm của ông với những đứa con của mình. Anh trai anh từng kể với anh rằng, khi anh mới 11 tháng tuổi, trong một lần cha mẹ anh cãi nhau, cha anh đã giơ anh lên ngang đầu, dọa sẽ ném anh xuống đất cho đến chết. Lúc đó, mẹ anh đã quỳ dưới chân ông như một kẻ nô lệ đang quỳ lạy chủ nhân của mình, để van xin ông tha cho đứa con nhỏ tuổi. Ngày hôm đó, cha anh đã không ném anh xuống đất như lời ông dọa. Nhưng sau này, trong những lúc cay đắng và bi quan nhất, anh vẫn ước giá ông đã làm thế, để anh sẽ không phải trải qua ngần ấy năm tháng sống trên đời trong đau khổ, sợ hãi, ám ảnh và hận thù.
Anh đã có một tuổi thơ hãi hùng, một tuổi thơ triền miên trong những trận đòn đáng sợ của cha. Bất cứ đứa trẻ nào bằng tuổi anh ngày đó cũng thường xuyên mắc lỗi. Nhưng với anh, chỉ một lỗi nhỏ phạm phải cũng sẽ là cả một cơn ác mộng. Anh lúc nào cũng cố gắng làm một đứa trẻ ngoan, không vi phạm bất cứ lỗi gì, chỉ để không phải chịu những trận đòn của cha. Anh kể, năm anh 7 tuổi, chỉ vì anh làm vỡ một cái bát ăn cơm, cha anh đã buộc cả chân và tay anh lên cái xà gỗ ở hiên nhà và dùng roi vụt anh tới tấp, cho đến khi anh ngất đi vì đau và kiệt sức.
Cũng có khi anh bị cha xích chân vào góc nhà và vứt cho một bát cơm chỏng chơ vài cọng rau nhạt nhẽo. Mẹ và các anh chị trong nhà thương anh ứa nước mắt. Nhưng không một ai dám lên tiếng để bảo vệ anh. Có lần đi học, bị bạn bè vẩy mực vào áo, khi về nhà anh đã bị cha cầm cả thanh củi đun bếp đuổi đánh. Lúc cha anh giơ cao thanh củi lên để chuẩn bị trừng phạt anh, vì lo sợ con trai không chịu được trận đòn khủng khiếp đó, mẹ anh đã chạy lại, dùng toàn bộ thân thể mình che chắn cho anh. Nhờ mẹ che chắn, anh đã tránh được đòn đau đó, nhưng mẹ anh thì không. Bà bị rách một vết dài trên đầu, vết rách đó đến giờ vẫn để lại sẹo. Hôm đó thấy đầu mẹ loang lổ máu, anh – đứa trẻ 9 tuổi đã gào lên vì tưởng người mẹ bất hạnh của mình đã bị cha giết chết. Di chứng của cú đánh đó vẫn còn đến bây giờ. Vào những hôm trở trời, đầu mẹ anh vẫn bị những cơn đau buốt hành hạ.
Anh bảo, với những đứa trẻ khác có thể là nỗi khiếp sợ, nhưng với anh, việc bị cha đánh đã là chuyện thường ngày. Rất nhiều năm sau này, anh không bao giờ còn có thể khóc mỗi khi bị cha đánh đòn nữa. Mỗi khi ông trói anh vào cột nhà, và dùng voi vụt liên tiếp vào người anh, anh không khóc mà chỉ nhìn ông với đôi mắt ráo hoảnh, thách thức. Những trận đòn từ tấm bé đến lớn đã khiến anh vĩnh viễn mất đi tình thương yêu với cha mình. Nếu với mẹ, anh dành cho bà rất nhiều yêu thương và chăm sóc, thì với cha, anh chưa bao giờ hiểu được thế nào là tình phụ tử. Anh lớn lên với vết thương đó, với lòng hận thù và nỗi ám ảnh về người cha lạnh lùng của mình. Những trận đòn của cha đã để lại trên người anh những vết sẹo vĩnh viễn không bao giờ mờ đi. Nhưng cái đáng sợ hơn mà nó để lại trên cuộc đời anh, là những vết thương lòng không bao giờ lành miệng. Những nỗi đau và sự ám ảnh đó đã khiến anh vô cảm với cuộc đời.
Anh bảo: “Các anh chị tôi đều bị cha đánh đập không thương tiếc. Nhưng tất cả đều đã vượt qua nó để sống cuộc đời bình thường, lấy vợ, lấy chồng và sinh con đẻ cái, tách ra sống riêng để tránh xa người cha cộc cằn, thô bạo của mình. Nhưng chỉ riêng tôi là không thể vượt qua được những ám ảnh đó. Tôi không lấy vợ, sinh con vì tôi đã bị cha làm cho mất đi những cảm xúc, những rung động với cuộc đời. Tôi không dám tách ra ở riêng vì tôi sợ nếu tôi đi khỏi, không còn ai để trút giận, thì mọi thứ bất hạnh nhất sẽ đẩy lên đầu mẹ tôi. Tôi nghĩ mẹ tôi là người phụ nữ bất hạnh nhất trên đời này. Bà sống với một người chồng thô bạo và không hề có sự yêu thương. Nhưng bà không bao giờ bỏ cha. Rất nhiều lần tôi hỏi mẹ tôi tại sao bà không tự giải thoát cho chính mình, thì bà chỉ khóc. Bà bảo đây là số phận của bà, và chỉ cái chết mới giải thoát bà khỏi số phận đó. Tôi bất lực vì sự cam chịu của mẹ, và có một thời gian dài, tôi sống cam chịu giống bà. Nhưng tôi không giống mẹ, tôi đã không thể như mẹ tôi, cam chịu đến suốt đời. Khi bị dồn vào chân tường, như con thú điên cuồng, tôi đã vùng lên chống lại. Kết quả của nó là cả tôi và cha tôi đều phải trả giá”.
Bi kịch đau đớn của một gia đình thiếu vắng hạnh phúc
Anh kể: “Có một đêm sau khi uống hết vài lít rượu, cha tôi đã đập vỡ từng chiếc bát, chiếc đĩa trên mâm cơm. Như những lần trước, mẹ tôi lại vừa khóc vừa dọn dẹp từng mảnh vỡ, hoàn toàn cam chịu, tuyệt nhiên không một lời kêu ca. Thương mẹ quá, tôi đã định lại dọn dẹp giúp mẹ, nhưng cha tôi cấm tôi làm thế. Quăng bát, quăng đĩa chưa đủ, trong cơn say, cha tôi cầm nguyên cả cái bát to ném vào đầu mẹ tôi. Máu từ trán mẹ tôi chảy ròng ròng xuống mặt. Không hiểu sao, lúc nhìn thấy hình ảnh đó, tôi lại nghĩ đến cái lần mẹ tôi bị cha tôi phang cả thanh củi to vào đầu vì che chắn cho tôi. Hôm đó, đầu mẹ cũng ứa máu như thế. Trong một phút, tất cả những ký ức đau đớn, những sự oán hận, ảm ảnh đều trỗi dậy. Tôi lao về phía cha rồi đẩy ông một cú mạnh vào tường. Cú đẩy quá mạnh đã khiến cha tôi chết vì chấn thương sọ não. Còn tôi trở thành một kẻ giết người, một tên sát nhân mang tội giết cha”.
Khi nhận ra mình đã giết cha, Đặng Huy Nam đã quay lại nhìn mẹ, với vết thương vẫn đang rỉ máu, rồi ôm lấy bà khóc nức nở. Dù căm hận cha đến mấy, anh cũng không bao giờ nghĩ rằng sẽ có ngày mình lại ra tay giết ông. Cái cảm giác mình đã trở thành một tên tội phạm, một kẻ sát nhân mang tội giết cha, khiến anh tuyệt vọng chỉ nghĩ đến cái chết. Nhưng trong lúc cuộc đời tưởng như không còn lối thoát ấy, có một sợi chỉ mong manh đã giữ anh: đó chính là người mẹ cam chịu và bất hạnh của anh. Anh kể: “Tôi nhớ đêm đó, sau khi sự việc xảy ra, mẹ tôi lập cập đi lấy bông, dịt lại chỗ vết thương đang chảy máu trên trán bà rồi dẫn tôi đến công an đầu thú. Lúc bước vào trụ sở công an, tôi thấy tay mẹ nắm chặt lấy tôi, run bắn lên. Lúc đó mẹ thủ thỉ dặn dò tôi: con đừng sợ, mọi chuyện rồi sẽ qua.
Nhưng tôi biết người sợ hãi và đau đớn nhất chính là mẹ.Những ngày tôi nằm trong trại tạm giam, đêm nào tôi cũng nhìn bàn tay của mình và nhớ cái nắm tay run bắn của mẹ vào cái buổi tối định mệnh đó. Lần nào nghĩ đến ký ức đó, tôi cũng ứa nước mắt vì thương mẹ. Ngày tôi bị đưa ra tòa xét xử, mẹ tôi đã quỳ sụp xuống dưới phiên tòa để xin giảm án cho tôi. Lúc đó đứng trước vành móng ngựa, tôi vừa quay lại nhìn mẹ vừa lấy tay quẹt nước mắt. Ngày hôm đó, tôi bị tòa tuyên phạt mức án 18 năm tù, dù tôi bị đề nghị mức án chung thân. Tôi không biết mức án đó có phần nào là do mẹ tôi đã quỳ khóc xin giảm tội cho tôi hay không, nhưng hình ảnh mẹ trong phiên tòa ngày hôm đó, tôi sẽ nhớ đến tận lúc chết đi”.
Anh đã trải qua 12 năm tù tội. 12 năm đó cũng là 12 năm mẹ anh lặn lội đến trại giam thăm anh mỗi tháng. 12 năm đó, anh chứng kiến tóc bà bạc thêm, những vết nhăn trên gương mặt bà cũng hằn thêm sự khắc khổ. Có lần lên thăm anh, mẹ anh vừa khóc vừa nói: “Mẹ đã mệt mỏi đến nỗi không còn muốn sống. Nhưng mẹ phải sống để đợi đến ngày con trở về. Con là lý do duy nhất để mẹ tiếp tục sống”. Anh không bao giờ nói với mẹ hết tất cả những suy nghĩ, những nỗi đau trong lòng mình, nhưng giống như bà, chính anh cũng đã luôn nghĩ rằng người mẹ già nua, khắc khổ của anh cũng chính là lý do duy nhất để anh tiếp tục sống, lý do duy nhất để anh mong ngóng ngày trở về. Ngày đó, trong ngôi nhà chứa đựng đầy ký ức đau thương của gia đình anh, anh muốn cùng mẹ bắt đầu tạo dựng những ký ức hạnh phúc cho những năm tháng sau này.
[links()]
Anh bảo, ngày anh phạm tội giết chính người cha đã sinh ra mình, điều đầu tiên anh nghĩ đến là cái chết. Nhưng có một sợi chỉ mong manh mà vững chắc đã níu anh lại với cuộc đời, đó chính là hình ảnh người mẹ đã quỳ xuống trước tòa, van xin cho con mình được thoát tội chết.
Ký ức tuổi thơ hãi hùng của người tù 40 tuổi
Đặng Huy Nam bắt đầu câu chuyện với tôi bằng việc kể về những vết sẹo trên người anh – những vết sẹo đã đi theo anh suốt từ khi anh còn nhỏ đến khi đã trở thành người đàn ông 40 tuổi. Anh bảo anh không thể đếm được hết những vết sẹo trên người mình, nhưng mỗi vết sẹo trong số đó, đều gắn liền với những ký ức u ám của cuộc đời anh, những ký ức mà anh không bao giờ muốn nhớ lại: ký ức về những trận đòn roi ác nghiệt của cha anh từ khi anh mới chỉ là một đứa trẻ chập chững biết đi.
Anh không nhớ lần đầu tiên cha anh dùng roi vọt với anh là khi nào, nhưng trong ký ức của anh, anh biết mình đã vô cùng khiếp sợ cha ngay từ khi anh còn là một đứa trẻ hai tuổi. Anh kể, khi anh còn bé, cha anh đi vắng thì không sao, nhưng cứ hễ nghe tiếng ông về, bao giờ anh cũng chui tọt vào gầm giường hoặc trốn vào ngăn tủ trong góc phòng. Nếu nghe thấy giọng ông bình thường, anh sẽ chạy ra. Còn nếu thấy giọng ông hôm đó lè nhè say rượu hay có gì cáu bẳn, bực tức, thì dù có phải nhịn bữa cơm tối, anh vẫn nhất quyết cố thủ trong nơi trú ẩn của mình.
Cha anh nghiện rượu từ trước khi anh chào đời. Đến khi anh trở thành một người đàn ông chững chạc, ông vẫn chìm đắm trong rượu chè. Ma men không cướp đi mạng sống của ông, nhưng cướp đi sự hiền lành, nhân hậu và trách nhiệm của ông với những đứa con của mình. Anh trai anh từng kể với anh rằng, khi anh mới 11 tháng tuổi, trong một lần cha mẹ anh cãi nhau, cha anh đã giơ anh lên ngang đầu, dọa sẽ ném anh xuống đất cho đến chết. Lúc đó, mẹ anh đã quỳ dưới chân ông như một kẻ nô lệ đang quỳ lạy chủ nhân của mình, để van xin ông tha cho đứa con nhỏ tuổi. Ngày hôm đó, cha anh đã không ném anh xuống đất như lời ông dọa. Nhưng sau này, trong những lúc cay đắng và bi quan nhất, anh vẫn ước giá ông đã làm thế, để anh sẽ không phải trải qua ngần ấy năm tháng sống trên đời trong đau khổ, sợ hãi, ám ảnh và hận thù.
Ký ức của anh là những trận đòn roi của người cha (Ảnh minh họa) |
Anh đã có một tuổi thơ hãi hùng, một tuổi thơ triền miên trong những trận đòn đáng sợ của cha. Bất cứ đứa trẻ nào bằng tuổi anh ngày đó cũng thường xuyên mắc lỗi. Nhưng với anh, chỉ một lỗi nhỏ phạm phải cũng sẽ là cả một cơn ác mộng. Anh lúc nào cũng cố gắng làm một đứa trẻ ngoan, không vi phạm bất cứ lỗi gì, chỉ để không phải chịu những trận đòn của cha. Anh kể, năm anh 7 tuổi, chỉ vì anh làm vỡ một cái bát ăn cơm, cha anh đã buộc cả chân và tay anh lên cái xà gỗ ở hiên nhà và dùng roi vụt anh tới tấp, cho đến khi anh ngất đi vì đau và kiệt sức.
Cũng có khi anh bị cha xích chân vào góc nhà và vứt cho một bát cơm chỏng chơ vài cọng rau nhạt nhẽo. Mẹ và các anh chị trong nhà thương anh ứa nước mắt. Nhưng không một ai dám lên tiếng để bảo vệ anh. Có lần đi học, bị bạn bè vẩy mực vào áo, khi về nhà anh đã bị cha cầm cả thanh củi đun bếp đuổi đánh. Lúc cha anh giơ cao thanh củi lên để chuẩn bị trừng phạt anh, vì lo sợ con trai không chịu được trận đòn khủng khiếp đó, mẹ anh đã chạy lại, dùng toàn bộ thân thể mình che chắn cho anh. Nhờ mẹ che chắn, anh đã tránh được đòn đau đó, nhưng mẹ anh thì không. Bà bị rách một vết dài trên đầu, vết rách đó đến giờ vẫn để lại sẹo. Hôm đó thấy đầu mẹ loang lổ máu, anh – đứa trẻ 9 tuổi đã gào lên vì tưởng người mẹ bất hạnh của mình đã bị cha giết chết. Di chứng của cú đánh đó vẫn còn đến bây giờ. Vào những hôm trở trời, đầu mẹ anh vẫn bị những cơn đau buốt hành hạ.
Anh bảo, với những đứa trẻ khác có thể là nỗi khiếp sợ, nhưng với anh, việc bị cha đánh đã là chuyện thường ngày. Rất nhiều năm sau này, anh không bao giờ còn có thể khóc mỗi khi bị cha đánh đòn nữa. Mỗi khi ông trói anh vào cột nhà, và dùng voi vụt liên tiếp vào người anh, anh không khóc mà chỉ nhìn ông với đôi mắt ráo hoảnh, thách thức. Những trận đòn từ tấm bé đến lớn đã khiến anh vĩnh viễn mất đi tình thương yêu với cha mình. Nếu với mẹ, anh dành cho bà rất nhiều yêu thương và chăm sóc, thì với cha, anh chưa bao giờ hiểu được thế nào là tình phụ tử. Anh lớn lên với vết thương đó, với lòng hận thù và nỗi ám ảnh về người cha lạnh lùng của mình. Những trận đòn của cha đã để lại trên người anh những vết sẹo vĩnh viễn không bao giờ mờ đi. Nhưng cái đáng sợ hơn mà nó để lại trên cuộc đời anh, là những vết thương lòng không bao giờ lành miệng. Những nỗi đau và sự ám ảnh đó đã khiến anh vô cảm với cuộc đời.
Anh bảo: “Các anh chị tôi đều bị cha đánh đập không thương tiếc. Nhưng tất cả đều đã vượt qua nó để sống cuộc đời bình thường, lấy vợ, lấy chồng và sinh con đẻ cái, tách ra sống riêng để tránh xa người cha cộc cằn, thô bạo của mình. Nhưng chỉ riêng tôi là không thể vượt qua được những ám ảnh đó. Tôi không lấy vợ, sinh con vì tôi đã bị cha làm cho mất đi những cảm xúc, những rung động với cuộc đời. Tôi không dám tách ra ở riêng vì tôi sợ nếu tôi đi khỏi, không còn ai để trút giận, thì mọi thứ bất hạnh nhất sẽ đẩy lên đầu mẹ tôi. Tôi nghĩ mẹ tôi là người phụ nữ bất hạnh nhất trên đời này. Bà sống với một người chồng thô bạo và không hề có sự yêu thương. Nhưng bà không bao giờ bỏ cha. Rất nhiều lần tôi hỏi mẹ tôi tại sao bà không tự giải thoát cho chính mình, thì bà chỉ khóc. Bà bảo đây là số phận của bà, và chỉ cái chết mới giải thoát bà khỏi số phận đó. Tôi bất lực vì sự cam chịu của mẹ, và có một thời gian dài, tôi sống cam chịu giống bà. Nhưng tôi không giống mẹ, tôi đã không thể như mẹ tôi, cam chịu đến suốt đời. Khi bị dồn vào chân tường, như con thú điên cuồng, tôi đã vùng lên chống lại. Kết quả của nó là cả tôi và cha tôi đều phải trả giá”.
Bi kịch đau đớn của một gia đình thiếu vắng hạnh phúc
Anh kể: “Có một đêm sau khi uống hết vài lít rượu, cha tôi đã đập vỡ từng chiếc bát, chiếc đĩa trên mâm cơm. Như những lần trước, mẹ tôi lại vừa khóc vừa dọn dẹp từng mảnh vỡ, hoàn toàn cam chịu, tuyệt nhiên không một lời kêu ca. Thương mẹ quá, tôi đã định lại dọn dẹp giúp mẹ, nhưng cha tôi cấm tôi làm thế. Quăng bát, quăng đĩa chưa đủ, trong cơn say, cha tôi cầm nguyên cả cái bát to ném vào đầu mẹ tôi. Máu từ trán mẹ tôi chảy ròng ròng xuống mặt. Không hiểu sao, lúc nhìn thấy hình ảnh đó, tôi lại nghĩ đến cái lần mẹ tôi bị cha tôi phang cả thanh củi to vào đầu vì che chắn cho tôi. Hôm đó, đầu mẹ cũng ứa máu như thế. Trong một phút, tất cả những ký ức đau đớn, những sự oán hận, ảm ảnh đều trỗi dậy. Tôi lao về phía cha rồi đẩy ông một cú mạnh vào tường. Cú đẩy quá mạnh đã khiến cha tôi chết vì chấn thương sọ não. Còn tôi trở thành một kẻ giết người, một tên sát nhân mang tội giết cha”.
Khi nhận ra mình đã giết cha, Đặng Huy Nam đã quay lại nhìn mẹ, với vết thương vẫn đang rỉ máu, rồi ôm lấy bà khóc nức nở. Dù căm hận cha đến mấy, anh cũng không bao giờ nghĩ rằng sẽ có ngày mình lại ra tay giết ông. Cái cảm giác mình đã trở thành một tên tội phạm, một kẻ sát nhân mang tội giết cha, khiến anh tuyệt vọng chỉ nghĩ đến cái chết. Nhưng trong lúc cuộc đời tưởng như không còn lối thoát ấy, có một sợi chỉ mong manh đã giữ anh: đó chính là người mẹ cam chịu và bất hạnh của anh. Anh kể: “Tôi nhớ đêm đó, sau khi sự việc xảy ra, mẹ tôi lập cập đi lấy bông, dịt lại chỗ vết thương đang chảy máu trên trán bà rồi dẫn tôi đến công an đầu thú. Lúc bước vào trụ sở công an, tôi thấy tay mẹ nắm chặt lấy tôi, run bắn lên. Lúc đó mẹ thủ thỉ dặn dò tôi: con đừng sợ, mọi chuyện rồi sẽ qua.
Vết sẹo thời gian |
Nhưng tôi biết người sợ hãi và đau đớn nhất chính là mẹ.Những ngày tôi nằm trong trại tạm giam, đêm nào tôi cũng nhìn bàn tay của mình và nhớ cái nắm tay run bắn của mẹ vào cái buổi tối định mệnh đó. Lần nào nghĩ đến ký ức đó, tôi cũng ứa nước mắt vì thương mẹ. Ngày tôi bị đưa ra tòa xét xử, mẹ tôi đã quỳ sụp xuống dưới phiên tòa để xin giảm án cho tôi. Lúc đó đứng trước vành móng ngựa, tôi vừa quay lại nhìn mẹ vừa lấy tay quẹt nước mắt. Ngày hôm đó, tôi bị tòa tuyên phạt mức án 18 năm tù, dù tôi bị đề nghị mức án chung thân. Tôi không biết mức án đó có phần nào là do mẹ tôi đã quỳ khóc xin giảm tội cho tôi hay không, nhưng hình ảnh mẹ trong phiên tòa ngày hôm đó, tôi sẽ nhớ đến tận lúc chết đi”.
Anh đã trải qua 12 năm tù tội. 12 năm đó cũng là 12 năm mẹ anh lặn lội đến trại giam thăm anh mỗi tháng. 12 năm đó, anh chứng kiến tóc bà bạc thêm, những vết nhăn trên gương mặt bà cũng hằn thêm sự khắc khổ. Có lần lên thăm anh, mẹ anh vừa khóc vừa nói: “Mẹ đã mệt mỏi đến nỗi không còn muốn sống. Nhưng mẹ phải sống để đợi đến ngày con trở về. Con là lý do duy nhất để mẹ tiếp tục sống”. Anh không bao giờ nói với mẹ hết tất cả những suy nghĩ, những nỗi đau trong lòng mình, nhưng giống như bà, chính anh cũng đã luôn nghĩ rằng người mẹ già nua, khắc khổ của anh cũng chính là lý do duy nhất để anh tiếp tục sống, lý do duy nhất để anh mong ngóng ngày trở về. Ngày đó, trong ngôi nhà chứa đựng đầy ký ức đau thương của gia đình anh, anh muốn cùng mẹ bắt đầu tạo dựng những ký ức hạnh phúc cho những năm tháng sau này.
[links()]
- Nguyên Bình