Nồng độ phóng xạ tại Việt Nam có xu hướng giảm

14:19, Thứ bảy 09/04/2011

( PHUNUTODAY ) - 137) có nguồn gốc từ sự cố hạt nhân Fukushima I trước đó được phát hiện ở Đà Lạt đã tan trong không khí.

(Phunutoday) - Cho đến hết ngày hôm qua ( 8/4), các phóng xạ nhân tạo (I-131, Cs-134, Cs-137) có nguồn gốc từ sự cố hạt nhân Fukushimage I trước đó được phát hiện ở Đà Lạt đã tan trong không khí.

Trao đổi với phóng viên Vietnam+ sáng 9/4, phó giáo sư, tiến sĩ Vương Hữu Tấn, Viện trưởng Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam (thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ) cho biết trạm quan trắc phóng xạ đặt tại khu vực Đà Lạt đã không phát hiện thấy các phóng xạ nhân tạo (I-131, Cs-134, Cs-137) có nguồn gốc từ sự cố hạt nhân Fukushimage I

Trước đó, kết quả kiểm xạ môi trường tại Trạm quan trắc Đà Lạt ngày 30/3 cũng ghi nhận đồng vị nhân tạo I-131 với chu kỳ bán rã 8,02 ngày, ở mức rất thấp, không ảnh hưởng đến sức khoẻ con người và môi trường.

Tại các khu vực khác ở miền Bắc như Hà Nội, Lạng Sơn – là những nơi cũng phát hiện ra một lượng nhỏ chất phóng xạ, theo số liệu quan trắc cho thấy nồng độ phóng xạ trong không khí cũng đang có xu hướng giảm.

Đồng vị phóng xạ nhân tạo I-131 có chu kì bán rã là 8.02 ngày, do đó việc nồng độ I-131 không còn trong không khí là đúng quy luật

Trong khi đó, Bộ Khoa học và Công nghệ dự đoán ngày mai (10/4) mây phóng xạ có thể sẽ bao trùm Việt Nam, với mức phóng xạ tăng gấp 100 lần so với trước, nhưng không ảnh hưởng đến sức khỏe con người.

Mô tả ảnh.
Hình ảnh mô phỏng diễn tiến đám mây phóng xạ lúc 2h ngày 10/4. Ảnh: Bộ KH&CN.

Trước đó theo báo cáo của Bộ Khoa học và Công nghệ, vào ngày 8/4 đám mây phóng xạ tiến gần đến thị xã Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh và có xu hướng nhỏ dần khi tiến vào khu vực miền Bắc.

Các trạm quan trắc tại Việt Nam trong hai ngày qua ghi nhận được phóng xạ, nhưng ở mức độ rất thấp - khoảng vài chục µBq/m3 đối với hai đồng vị chủ yếu là I-131 và Cs-137 so với giới hạn quy định theo tiêu chuẩn của Việt Nam là 10 triệu µBq/m3 đối với I-131 và 2 triệu µBq/m3 đối với Cs-137.

Bên cạnh việc theo dõi sát sao diễn biến của mây phóng xạ, Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam cũng đang tiến hành phân tích một số mẫu nước biển của Việt Nam, tuy nhiên chưa phát hiện thấy phóng xạ bất thường trong nước biển.
  • (tổng hợp)



    [links()]
chia sẻ bài viết
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn copy link
Tác giả:
Từ khóa:
Tin nên đọc