NSƯT Quốc Trượng: Ký ức về đêm tân hôn đếm… ’phong bì’

( PHUNUTODAY ) - Anh là một trong số ít những nghệ sĩ thành danh trong làng chèo Việt Nam. Anh là một người chồng, người cha hạnh phúc vì có vợ đẹp, con ngoan nhưng Quốc Trượng chỉ khiêm tốn cho mình là người may mắn.

Người ta ngưỡng mộ anh vì anh là một trong số ít những nghệ sĩ thành danh trong làng chèo Việt Nam. Anh là một người chồng, người cha hạnh phúc vì có vợ đẹp, con ngoan nhưng NSƯT Quốc Trượng chỉ khiêm tốn cho mình là người may mắn.
[links()]
Nghệ sĩ ưu tú trước, rước vợ sau

Lần thứ nhất khi tôi gặp anh ở một hội chèo chuyên nghiệp toàn quốc khi anh vào vai hề áo ngắn khá hài hước, vốn là sở trường của anh trên sân khấu chèo. Lần thứ hai tôi gặp anh khi đã từng có một bài viết trên báo nọ, khi đó anh đã lên Phó giám đốc nhà hát Chèo Quân đội.

Anh than phiền với tôi sự bận rộn của công việc, học hành và cả sự sa sút của chèo khiến cho anh có lúc muốn “tăng xông” (anh vốn bị bệnh cao huyết áp). Cho tới lần thứ 3 gặp Quốc Trượng, những nếp nhăn trên trán của anh đã giãn hơn nhiều bởi anh đã quen với công việc quản lý, cũng như hạnh phúc viên mãn của người nghệ sĩ vừa thành đạt trong sự nghiệp cũng như trong hạnh phúc gia đình.

NSƯT Quốc Trượng sinh ra và lớn lên ở huyện Quế Võ, Bắc Ninh. Anh là con út của gia đình 9 anh chị em trong gia đình. Khi nhỏ, Quốc Trượng đã có khả năng hát chèo rất ngọt, anh từng là đội trưởng của đội văn nghệ xã khi đang học cấp 2, cấp 3.

Khi học xong phổ thông, gia đình muốn Quốc Trượng học ngành tài chính như người anh trai thì anh cãi lời cha mẹ đi theo niềm đam mê của mình bằng khoa Kịch hát dân tộc của Trường đại học Sân khấu điện ảnh, NSƯT Xuân Hinh, NSƯT Hồng Ngát, NSƯT Thúy Lụa, NSƯT Duy Từ....

NSƯT Quốc Trượng sinh ra và lớn lên ở huyện Quế Võ, Bắc Ninh. Anh là con út của gia đình 9 anh chị em trong gia đình. Khi nhỏ, Quốc Trượng đã có khả năng hát chèo rất ngọt, anh từng là đội trưởng của đội văn nghệ xã khi đang học cấp 2, cấp 3.
NSƯT Quốc Trượng sinh ra và lớn lên ở huyện Quế Võ, Bắc Ninh. Anh là con út của gia đình 9 anh chị em trong gia đình. Khi nhỏ, Quốc Trượng đã có khả năng hát chèo rất ngọt, anh từng là đội trưởng của đội văn nghệ xã khi đang học cấp 2, cấp 3.

Tới bây giờ, khi NSƯT Quốc Trượng và NSƯT Xuân Hinh đã trở thành những danh hài chèo bậc nhất, nhì của miền Bắc nhưng Quốc Trượng vẫn thường hay nhắc tới "những ngày tớ và Hinh mới tập tành vào nghề dù vất vả nhưng niềm đam mê thì khó bỏ".

Là thế hệ học trò cưng của vua hề chèo Mạnh Tuấn - Quốc Trượng và Xuân Hinh được truyền lại những kĩ năng, bí quyết của nghề chèo. Quốc Trượng vẫn hay than với tôi về sự siêng năng và yêu nghề của những học sinh bây giờ.

Thời của anh, nghèo thì có nghèo nhưng khi đã bước vào nghề, "chúng tôi sống chết và nhiệt huyết lắm". Thôi thì ăn cũng chèo, ngủ cũng lẩm bẩm hát chèo, sáng dậy thì "ăn sáng" bằng chèo, bằng cách úp mặt vào góc tường mà luyện thanh một mình sao cho khi diễn những vai hề ngã úp mặt xuống nến sân khấu, mà giọng ca vẫn bắt vào micro bát sen treo trên sân khấu.

Cái "điên" của người nghệ sĩ đôi khi là vậy. Nhưng có lẽ chính những khổ luyện của nghề đã đem lại những thành công cho Quốc Trượng như ngày hôm nay, 25 tuổi anh đã giành Huy chương Vàng đầu tiên tại hội diễn sân khấu chèo chuyên nghiệp, trong vòng 10 năm tiếp theo, anh lại tiếp tục giành thêm 6 Huy chương Vàng và xuất sắc trong các kì thi, hội diễn chuyên nghiệp toàn quốc.

Thậm chí, Quốc Trượng đặt ra cho mình chỉ tiêu phải đạt được danh hiệu NSƯT rồi mới lấy vợ. Thế mà thật, mãi tới năm 2001, khi Quốc Trượng được nhà nước phong tặng NSƯT thì cuối năm đó, anh quyết định giã từ cuộc sống độc thân.

Hồi mới vào nhà hát, rồi khi nổi tiếng trong chương trình "Gặp nhau cuối tuần", có nhiều người mời chạy show, bản thân anh cũng muốn lắm nhưng sống trong môi trường nhà binh, không phải lúc nào cũng thoải mái giờ giấc, tung tẩy chạy show, tiền tiêu không phải nghĩ, một bước lên xe, hai bước lên xe như nhiều bạn bè đồng nghiệp ở nhà hát khác nên đôi lúc, anh cũng thấy chạnh lòng.

Nhiều người vẫn tưởng, làm nghệ sĩ sướng vì được người ta tung hô, thực tế người nghệ sĩ vô cùng vất vả. Rồi có khi chuyện cơm áo gạo tiền, Quốc Trượng phải chạy show đi tỉnh ngoài diễn phải tận 11h mới xong, anh lại lên xe về Hà Nội để sáng kịp lên cơ quan tập cho sáng mai.

Nghệ sĩ Quốc Trượng trên sân khấu
Nghệ sĩ Quốc Trượng trên sân khấu

Sự vất vả ấy bù lại là sự yêu mến của khán giả, có 2 lần anh đi Trường Sa, say sóng, các lính đảo phải ra tận thuyền cõng vào đảo, nhưng khi xuống đất, trước sự yêu mến và tình cảm của những lính đảo, Quốc Trượng lại tỉnh, hát và diễn càng “sung” hơn bao giờ hết, để rồi khi xa các anh em lính đảo, ai cũng nước mắt bùi ngùi khi chia xa.

Rồi những buổi anh đi diễn ở trường học, hàng trăm học sinh vây quanh xin chữ kĩ giữa trưa nắng chang chang, càng kí thì càng đông học sinh kéo đến, huyết áp như muốn "tăng xông" nhưng niềm vui ấy không phải ai cũng có được?!

Vợ chồng tôi chưa bao giờ xích mích vì ghen”

Cả đời đi làm trò cho thiên hạ, mua tiếng cười thiên hạ nhưng tới chuyện lấy vợ thì anh lại rơi vào cảnh dở khóc dở cười. Số là, trước khi lấy vợ 2 ngày, thì đùng một cái, cô dâu đi viện để mổ ruột thừa.

Đám cưới không thể hoãn vì mọi thứ đã chuẩn bị xong xuôi tất cả, giấy mời đã tới tay từng người, cả hai bên gia đình họp và vẫn quyết định tổ chức đám cưới cho đôi trẻ. Tới ngày cưới, cô dâu được ngồi xe lăn (vì vết thương mổ rạch mới nên còn rất đau), mặt nhăn nhó ra chào quan khách, hết một vòng, cô dâu lại được áp tải về bệnh viện, để chú rể một mình ở lại.

Tới đêm tân hôn, cô dâu thì ở viện, bà nội bà ngoại thì nhất định bắt chú rể ở nhà nghỉ ngơi. Nhưng cả đêm buồn quá, lăn qua lăn lại không ngủ được, chú rể buồn tình mới đem phong bì ra đếm để giết thời gian.

Bà xã của NSƯT Quốc Trượng vốn là người cùng cơ quan, tên là nghệ sĩ Lâm Thanh, chị kém anh những 13 tuổi. Chuyện Quốc Trượng quen và lấy chị kể ra cũng là một sự may mắn nữa của anh.

Năm 1997, Lâm Thanh đang là sinh viên của trường Đại học Sân khấu Điện ảnh, còn anh đang ở nhà hát chèo quân đội, khi đó, Đài truyền hình mời cả hai tham gia vào vở chèo: "Cá mè đè cá chép". Lâm Thanh vào vai nữ chính còn Quốc Trượng sắm một vai hề, cái chất hề chèo dí dỏm không ngờ khiến cho cô nữ sinh mang vẻ đẹp hao hao giống nghệ sĩ Thanh Thanh Hiền đổ xiêu đổ vẹo.

Thế nhưng khi hỏi bí quyết cưa được vợ xinh và trẻ thì Quốc Trượng cười hóm hỉnh bảo: "Chắc hồi mình cầm cưa đi cưa thì cô ấy cũng chưa yêu ai". 35 tuổi, nhìn trên đầu dễ cũng tìm được hai thứ tóc nhưng Quốc Trượng mới lấy vợ, lấy vợ được 2 năm thì năm 2003, anh mới chức bố.

2 đứa con của anh, 1 gái, 1 trai, ngoan ngoãn và giống bố. Quốc Trượng trở thành ông bố hạnh phúc nhất đời khi có vợ đẹp, con ngoan, có cả nếp cả tẻ. Ngẫm lại trong làng nghệ sĩ có phải ai cũng được như anh?

Người ta bảo lấy vợ cùng nghề, cùng cơ quan thì có nhiều cái thuận lợi, mà cái thuận lợi đầu tiên chính là có người đồng cảm, chia sẻ với những khó khăn, vất vả. Thế nhưng Quốc Trượng phản đối dữ lắm: “Ấy lợi thì ít mà hại cũng thật nhiều”, nhất là khi cả hai vợ chồng theo nhà hát đi diễn 1h, 2h giờ sáng mới lọ mọ về.

Từ khi sinh con cho tới bây giờ, gia đình anh lúc nào cũng phải có người giúp việc và có bà ngoại lên trông nhà giúp cho 2 vợ chồng. Có khi con gái mới được vài ba tuổi, con trai cũng đã phải cai sữa mẹ khi mới được mấy tháng để cho cả mẹ và bố đi diễn 3 tháng trời theo cơ quan từ Bắc vào Nam.

Bây giờ NSƯT Quốc Trượng đang là Đại tá, Phó giám đốc nhà hát chèo Quân đội, gặp anh khó bởi anh đang học lớp thạc sĩ sân khấu học, đạo diễn sân khấu, rồi phải về nhà phụ vợ chuyện con cái. Tính anh dễ, vợ bận bịu hay ốm mệt là anh sẵn sàng vào bếp giúp vợ, giặt giũ.

Vợ chồng anh chẳng nề hà chuyện làm việc nhà thay vợ. Thậm chí anh còn nấu ăn rất ngon, hồi mới lấy vợ về, bã xã anh biết tài nấu ăn của chồng lặng lẽ mua cuốn sách hướng dẫn nấu ăn về để nấu cho anh ăn, bây giờ chị đã thành "vượt" mặt chồng khoản bếp núc.

Chị nấu gì, anh cũng khen ngon, ngon thì cũng đã đành nhưng anh cũng là người khéo chiều vợ. Chẳng gì thì gì, chị phải hy sinh cho anh nhiều trong công việc, sự nghiệp, gia đình để cho anh như ngày hôm nay nên nếu có dành tặng những lời có cánh, một bó hoa ngày mùng 8/3, 20/10 tặng vợ vẫn là cái lệ của anh.

Dẫu rằng mỗi khi đứng ra "phát biểu" tặng vợ thì mười mấy năm nay, anh vẫn còn thấy khó hơn là đi diễn nên ngượng nghịu lắm. Có khi cô con gái, cậu con trai phải đứng ra nói hộ: "Đây là hoa con và bố mua tặng mẹ đấy".

Nếu ai tiếp xúc với Quốc trượng, dù chỉ một lần thì mới thấy cái chất duyên hóm hỉnh trong cách nói chuyện và cả sự chất phác rất nông dân mà anh vẫn diễn trong những vai hề áo ngắn, áo dài, hề gậy, hề mồi… anh vẫn thường vào vai.

Tuy nhiên, khi làm việc thì Quốc Trượng lại khá là nghiêm túc, theo kiểu chất nhà binh. Làm việc ở nhà hát chèo quân đội hơn 20 năm trời, Dường như sự kỉ luật nó tự ngấm vào người anh lúc nào Quốc Trượng ăn ngủ đúng giờ, về nhà đúng giờ.

Có lần, tôi và anh ngồi uống nước ở một quán cà phê, có vài cô gái nhìn anh cứ tủm tỉm cười rồi buông lời chọc ghẹo, Quốc Trượng cái mặt cứ tỉnh bơ. Tôi bảo với anh: "Tội gì anh không trêu lại, người ta đùa chứ có làm gì đâu" thì anh giãy lên: "Không được đâu, mình là lính lại là người của công chúng nên đôi khi cũng phải giữ hình ảnh chứ...”.

Có lẽ chính vì sự kỉ luật với cả bản thân như vậy nên dù biết sự bảnh bao, phong độ của chồng vẫn khiến nhiều cô, nhiều chị phải mê lắm nhưng vợ anh cũng chưa bao giờ kiểm tra điện thoại, hay ví của chồng. Quốc Trượng cũng chưa bao giờ có ý kiểm soát vợ dù nghệ sĩ Lâm Thanh vẫn còn rất xinh đẹp.

Anh nói, làm nghề này, thị phi nhiều nên chuyện hiểu tính nhau là đương nhiên, nhưng quan trọng cái tính của mỗi người có đứng đắn hay không cũng là điều quan trọng để tạo lòng tin của cả hai người. "Bao nhiêu năm nay, vợ chồng tớ chưa xảy ra chuyện xích mích vì ghen tuông cả", Quốc Trượng nói, ánh mắt ra chiều mãn nguyện.

  • Sao Chi
TAGS:
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn