[links()]
Nhà sử học Dương Trung Quốc |
Đồng tiền như người ta hay nói bao giờ cũng có hai mặt của nó. Vậy thì trong đầu óc của một bạn còn rất trẻ, đang trưởng thành như thế, chưa bước vào đời như thế, từ hiện thực hoàn cảnh của mình mà bạn trẻ này nhận thức ra cả hai mặt của đồng tiền thì điều đó hết sức đáng quý. Mà tính hai mặt ấy thể hiện hết sức thật, không hề lý thuyết bởi vì bạn trẻ này phải giải quyết những vấn đề của đời sống hằng ngày: Không có tiền thì không thể chữa bệnh được và bản thân đồng tiền cũng là cái rất nhọc nhằn để kiếm ra nó. Và tôi nghĩ rằng đây là một vấn đề quan trọng đối với một bạn trẻ sắp bước vào đời, rất có nghĩa giáo dục: giáo dục làm người. Cho nên, tôi rất khen ngợi, rất quý trọng cô giáo chấm điểm cao bài văn này.
Và đây cũng là một bài học về giáo dục. Làm văn không phải chỉ đánh thức được kỹ năng là những kiến thức giáo khoa mà phải đánh thức được tâm hồn, cách suy nghĩ và đấy là điều hết sức quan trọng cho sự ra đời của một người bạn trẻ. Cho nên tôi tin rằng bài văn này sẽ có một hiệu ứng rất tốt vì cũng một vấn đề, đề tài thôi nhưng mỗi người một hoàn cảnh, một bạn sống trong một gia đình sung túc cũng có cái suy nghĩ theo kiểu của mình về đồng tiền, về hoàn cảnh sống; bên cạnh sự chia sẻ với bạn bè khác thì bản thân các bạn ấy cũng phải suy nghĩ về trách nhiệm của mình. Tôi nghĩ điều đó sẽ đánh thức nhiều yếu tố tích cực trong đời sống xã hội. Tôi rất mong muốn có nhiều cô giáo ra nhiều đề bài như thế và nó giúp cho một thế hệ trẻ có thể vững vàng bước vào đời.
- Nhà sử học Dương Trung Quốc - |
Tôi có một lần đã phát biểu với các bạn trẻ rằng: Kiếm tiền là năng lực mà tiêu tiền là văn hóa. Biết kiếm đồng tiền là năng lực của mình, cái tài của mình nhưng cái khó nhất là tiêu đồng tiền thì cái văn hóa của mình nó quyết định.
Đừng ảo tưởng đây là sự bất bình đẳng giàu nghèo, mỗi con người phải vươn lên, phải biết làm giàu, làm giàu là mục tiêu chính đáng chỉ có làm giàu như thế nào mà thôi. Và làm sao khi anh giàu có rồi anh vẫn nghĩ đến đồng tiền và nghĩ đến người nghèo khổ khác thì nó tạo ra cho mình khả năng biến đồng tiền thành phương tiện chứ không phải là mục đích.
Tất nhiên người ta có thể nhạo báng đồng tiền, người ta có thể thờ phụng đồng tiền nhưng điều quan trọng là cái phương thức tồn tại của xã hội. Đồng tiền nó có lý do tồn tại, nó là vật trao đổi. Nhưng có người coi đó là mục tiêu, có người coi đó là phương tiện. Nhưng tôi chỉ muốn nói là con người phải biết làm giàu, làm giàu là một năng lực. Nhưng cái khó nhất là con người biết sử dụng và biết tiêu đồng tiền như thế nào thì đấy mới là văn hóa, là nhân cách.
Đối với tôi, thiếu tiền chắc nhiều lúc cũng thiếu. Nhưng chỉ có một điều thế này, mình luôn luôn nhìn đồng tiền như là phương tiện thực hiện những điều mình muốn. Trong điều kiện không có tiền tốt nhất ta điều chỉnh cái điều mình muốn đi cho nó phù hợp. Ta đừng có cao vọng quá khi mà năng lực kiếm tiền của ta còn kém. Đây cũng là một quan điểm hạnh phúc của tôi. Hạnh phúc là một phân số mà tử số là hiện thực hay là cái năng lực của mình có thể làm được và mẫu số là mơ ước. Và cách tốt nhất là ta phải điều chỉnh mơ ước một cách thích hợp thì luôn luôn tạo sự cân bằng để mình tự thỏa mãn mình và từ thỏa mãn mình rồi mình cố gắng từng bước, phấn đấu lên chứ đừng có cao vọng, đừng có ảo tưởng. Đôi khi cao vọng, ảo tưởng vượt quá giới hạn của nó, nó sẽ dẫn đến cho mình cái gọi là bị phụ thuộc, nô lệ cho đồng tiền, nô lệ cho chính mục đích của mình.
Đừng nói đồng tiền làm tha hóa nhân văn, làm hại con người. Khi tôi ngồi chiếc xe máy này tôi có thể đi chơi, tôi có thể thăm hỏi mọi người được nhưng tôi có thể tôi lao vào đâm người khác được. Đồng tiền cũng thế thôi. Tôi dùng xe máy tôi đâm bạt mạng vào người ta là một chuyện, tôi chết hoặc người ta chết. Tôi đi xe máy để đạt được mục tiêu của mình trên cơ sở tôn trọng người khác, tôn trọng luật lệ thì không có vấn đề gì. Quan trọng là mình sử dụng nó như thế nào mà thôi.
Tất nhiên người ta có thể nhạo báng đồng tiền, người ta có thể thờ phụng đồng tiền nhưng điều quan trọng là cái phương thức tồn tại của xã hội. Đồng tiền nó có lý do tồn tại, nó là vật trao đổi. Nhưng có người coi đó là mục tiêu, có người coi đó là phương tiện. Nhưng tôi chỉ muốn nói là con người phải biết làm giàu, làm giàu là một năng lực. Nhưng cái khó nhất là con người biết sử dụng và biết tiêu đồng tiền như thế nào thì đấy mới là văn hóa, là nhân cách.
Đối với tôi, thiếu tiền chắc nhiều lúc cũng thiếu. Nhưng chỉ có một điều thế này, mình luôn luôn nhìn đồng tiền như là phương tiện thực hiện những điều mình muốn. Trong điều kiện không có tiền tốt nhất ta điều chỉnh cái điều mình muốn đi cho nó phù hợp. Ta đừng có cao vọng quá khi mà năng lực kiếm tiền của ta còn kém. Đây cũng là một quan điểm hạnh phúc của tôi. Hạnh phúc là một phân số mà tử số là hiện thực hay là cái năng lực của mình có thể làm được và mẫu số là mơ ước. Và cách tốt nhất là ta phải điều chỉnh mơ ước một cách thích hợp thì luôn luôn tạo sự cân bằng để mình tự thỏa mãn mình và từ thỏa mãn mình rồi mình cố gắng từng bước, phấn đấu lên chứ đừng có cao vọng, đừng có ảo tưởng. Đôi khi cao vọng, ảo tưởng vượt quá giới hạn của nó, nó sẽ dẫn đến cho mình cái gọi là bị phụ thuộc, nô lệ cho đồng tiền, nô lệ cho chính mục đích của mình.
Đừng nói đồng tiền làm tha hóa nhân văn, làm hại con người. Khi tôi ngồi chiếc xe máy này tôi có thể đi chơi, tôi có thể thăm hỏi mọi người được nhưng tôi có thể tôi lao vào đâm người khác được. Đồng tiền cũng thế thôi. Tôi dùng xe máy tôi đâm bạt mạng vào người ta là một chuyện, tôi chết hoặc người ta chết. Tôi đi xe máy để đạt được mục tiêu của mình trên cơ sở tôn trọng người khác, tôn trọng luật lệ thì không có vấn đề gì. Quan trọng là mình sử dụng nó như thế nào mà thôi.
- Dương Trung Quốc