Phật chỉ 5 tội ác đày bạn xuống địa ngục: Tránh xa trước khi quá muộn

( PHUNUTODAY ) - Phật dạy con người nên tuyệt đối tránh xa tội ác để tích phúc cho bản thân và gia đình, đặc biệt là những tội ác này.

5 tội ác cần tránh xa 

Phụ bạc vợ/chồng

Những người phản bội lại vợ hay chồng của mình chắc chắn sẽ gặp quả nghiệp nặng. Có hai trường hợp xảy ra, một là quả nghiệp sẽ giáng xuống ngay ở kiếp này, người phản bội vợ hay chồng sẽ rơi vào vận hạn như sức khỏe suy sụp, mắc trọng bệnh, làm ăn lao dốc, nợ nần, túng thiếu.

Trường hợp thứ hai, nhờ vào Đức đời trước còn tích lại nên quả nghiệp chưa xảy ra, tuy nhiên khi hết kiếp này chắc chắn sẽ bị đày xuống âm ty. Bởi vậy tốt nhất nên tránh phạm phải điều này, nêu skhoong bạn sau này không còn cơ hội mà hối hận.

Sát sinh

Theo đức Phật, sát sinh hay sát hại là một trong những tập khí bất thiện, xấu ác, có tác hại vô cùng lớn lao đối với đời sống cá nhân cũng như đời sống xã hội.

Sát sinh, giết người thường hay yểu mạng, tức mạng sống ngắn ngủi. Điều này không có gì nghi ngờ cả. Đứng về phương diện luật pháp, sát sinh hay sát hại mạng sống con người với động cơ chủ ý, tàn ác thì chắc chắn sẽ bị nghiêm trị. Ở nhiều quốc gia, khung hình phạt cho hành vi giết người có chủ ý, có kế hoạch sẽ lãnh án chung thân.

maxresdefault

Đó là vì quốc gia đó thể hiện tinh thần nhân đạo. Phần lớn các quốc gia còn lại khác có khung hình phạt tử hình đối với kẻ vi phạm tội giết người có chủ ý. Nếu bị tử hình, mạng sống của người đó coi như kết thúc sớm.

Còn nếu không bị tử hình mà bị tù chung thân, thì với mức án đó, phần lớn người tù cũng không thể sống thọ, sống lâu như người khác được. Bởi vì, phần vì môi trường lao tù khắc nghiệt, điều kiện sống thiếu thốn; phần vì tâm lý lo sợ, bất an, không thoải mái dẫn tới tình trạng sức khỏe yếu kém, nhiều bệnh tật, ảnh hưởng xấu tới tuổi thọ.

Vong ơn bội nghĩa

Những người xử tệ với người có ơn với mình chắc chắn sẽ chịu quả báo. Theo luật nhân quả, mối quan hệ giữa các sinh mệnh đều có tiền duyên. Những người xử tốt với bạn ở kiếp này là bởi kiếp trước hai bên có thiện duyên, nên trân quý ở kiếp này.

Tuy nhiên nếu bạn lấy oán trả ơn, bạn có thể sẽ gặp đúng quả báo như vậy ở kiếp này nhưng ở mức độ nặng nề hơn; hoặc tới kiếp sau, sẽ luôn gặp vận rủi vì chẳng thể kiếm đâu ra người tử tế với mình.

Tà dâm

Sự lạc thú từ tội tà dâm chỉ là nhất thời, nhưng tội nghiệp mang lại thì thật to như núi. Sự tà dâm là sự hành dâm, sự quan hệ tình dục với người khác mà không phải là vợ, là chồng của nhau. Sự tà dâm là một hành vi xấu xa, bất chính, thấp hèn.

Tà dâm là ác nghiệp, do đó gọi là ác nghiệp tà dâm. Nếu người đàn ông và người đàn bà là vợ chồng của nhau, đúng theo phong tục tập quán, được hai bên cha mẹ, bà con dòng họ công nhận, được chính quyền chấp thuận đúng theo luật, được mọi người đều công nhận… thì sự hành dâm, sự quan hệ tình dục giữa vợ chồng của nhau không gọi là tà dâm, bởi vì đó là việc bình thường của những người tại gia, cũng không bị mọi người chê trách.

Người nào tạo ác nghiệp tà dâm với vợ, chồng, con người khác; nếu có tội nặng, thì sau khi người ấy chết, ác nghiệp tà dâm ấy cho quả trong thời kỳ tái sinh kiếp sau trong 4 cõi ác giới (địa ngục, atula, ngạ quỷ, súc sinh), chịu quả khổ của ác nghiệp ấy cho đến khi mãn quả của ác nghiệp ấy mới thoát được khỏi cõi ác giới.

5565b9f76b66d4.img

Lừa gạt tiền bạc của người khác vì bất kể mục đích gì

Lòng tham sẽ làm con người biến chất, không những thế sẽ khiến họ gánh quả báo nặng. Việc lừa gạt tiền bạc của người khác, đặc biệt nếu đẩy họ vào hoàn cảnh khó khăn, sẽ thêm tội chồng chất cho người phạm phải. Tội này chắc chắn Trời đất không dung thứ.

Có thể tùy theo Đức của người đó mà nghiệp trả sớm hay muộn, nhưng chắc chắn trả nghiệp nặng. Có thể biểu hiện một cách tự nhiên là bị lừa với số tiền nhiều hơn số tiền đã gạt của người khác, bị trắng tay, mất hết tài sản, bị phụ bạc lại…

Một biểu hiện nữa là ở kiếp sau, có thể trở thành người tàn tật, dị dạng, thành động vật bị xử tệ, thậm chí mất mạng.

Gieo nhân nào, gặt quả nấy

Theo luật nhân quả, chúng ta biết rằng: "gieo nhân nào thì gặt quả nấy". Thí dụ như gieo nhân là hạt cam, chúng ta sẽ được cây cam và gặt quả cam. Khoa học đã thí nghiệm và chứng minh điều này rõ ràng, không có gì đáng nghi ngờ cả. Nghĩa là làm thiện gặp thiện, làm ác gặp ác, ở hiền gặp lành, gieo gió gặt bão, có lửa có khói, sinh sự sự sinh.

Tuy nhiên, cũng có thắc mắc: Tại sao có người gieo thật nhiều gió mà chẳng thấy họ gặt bão, hay nói cách khác, những người đó làm nhiều điều bất thiện, gây nhiều tội ác, mà tại sao họ vẫn bình yên, an ổn, ăn nên làm ra, sống trong cảnh giàu có sung sướng?

Trái lại, có người làm thật nhiều việc phước thiện phước đức, như bố thí cúng dường, hùn công góp của ấn tống kinh sách, quyên góp cho các hội từ thiện, xây cất chùa chiền, lập nhà thương trường học, đắp đường xây cầu, mà tại sao chẳng thấy phước báo đâu, chỉ thấy quả báo xấu, gặp nhiều nạn tai, gặp nhiều điều bất trắc, bất như ý, bất toại nguyện?

Chúng ta biết rằng: có những hạt giống gieo trồng, thì gặt được quả sớm, nhưng cũng có những hạt giống gieo trồng xong, phải đợi một thời gian sau, hay một thời gian lâu sau, mới gặt được quả.

Cũng vậy, có những việc chúng ta làm đời trước, đời này mới nhận kết quả hay hậu quả. Có những việc chúng ta làm đời này, đời sau mới có kết quả hay hậu quả. Do làm ác đời trước, nên con người gặp khổ đau đời này, chớ có oán hận, than trời trách đất, bởi lẽ "mình làm mình chịu", không có ông trời nào, thượng đế nào trừng phạt mình, một cách tùy tiện, một cách vô căn cứ cả.

Chúng ta thường có tánh đổ thừa kẻ khác, kể cả ông bà cha mẹ, đã tạo nghiệp, rồi cháu con phải lãnh hậu quả, chứ không bao giờ chịu nhìn nhận "chính mình đã làm", đã gây ra những lỗi lầm trong kiếp trước, cho nên kiếp này "chính mình gánh chịu".

Còn những việc phước thiện, phước đức mình làm trong đời này, vì quá ít quá nhỏ, chưa kịp có kết quả. Hoặc đôi khi việc phước thiện, phước đức đã có kết quả, đã làm cho nhẹ bớt đi những nạn tai, mà mình phải gánh chịu, chỉ tại mình không biết đó thôi.

Nếu không biết làm những việc thiện tạo phước báu như thế, để bù đắp những tội lỗi đã gây ra trước kia, con người có thể đã gặp nhiều phiền não khổ đau hơn, nhiều tai nạn nặng nề hơn. Nếu việc phước thiện đã làm nhiều hơn tội lỗi đã tạo, chắc chắn con người được hưởng sự sung sướng, sự may mắn. Nghĩa là sự sung sướng, sự may mắn do phước báo chính mình đã tạo ra, từ nhiều kiếp trước hay kiếp này, chứ không do ông trời, hay thượng đế nào thương mình, mà ban cho cả.

Như vậy, chúng ta phải hiểu luật nhân quả được áp dụng trong ba thời: quá khứ, hiện tại và vị lai. Cũng có những quả báo nhãn tiền, tức là kết quả hay hậu quả có ngay trước mắt, gieo nhân đời này, gặt quả cũng trong đời này.

Thí dụ như ăn trộm thì bị bắt, ở dơ thì sanh bệnh, làm biếng thì nghèo khó, đánh người thì người đánh, hại người thì người hại, kiện thưa thì tốn tiền, tiết kiệm thì có dư, chăm học thì đỗ đạt, siêng năng, chăm chỉ, cần cù, nhẫn nại, nếu không thành công thì cũng thành nhân.

Theo:  khoevadep.com.vn copy link