Phong thủy phòng thờ, những điều cấm kị trong phong thủy phòng thờ nếu không muốn rước họa vào nhà

09:52, Thứ năm 19/07/2018

( PHUNUTODAY ) - Phòng thờ là nơi rất quan trọng đối với mỗi gia đình là nơi thờ phụng tâm linh của mỗi gia đình vì vậy rất được các gia đình coi trọng. Nhưng vô tình một số lỗi sau trong phong thủy lại làm ảnh hưởng xấu tới gia đình của bạn.

Trong ngôi nhà của người phương Đông nói chung và ngôi nhà của người Việt nói riêng, không gian tâm linh luôn chiếm một vị trí trang trọng dù có thể diện tích không nhiều như những không gian sinh hoạt khác. Với đa phần người Việt, bàn thờ chính là nơi thu nhỏ của thế giới tâm linh. Đó là nơi của những người đã khuất, là nơi lưu giữ bao nhiêu ẩn ức, tình cảm của các thế hệ. Bàn thờ chính là nơi con cháu thể hiện lòng thành kính, biết ơn đối với ông bà tổ tiên, về một khía cạnh nào đó nó tựa như nhịp cầu kết nối âm-dương vậy. Bởi lẽ đó, trong Phong thủy của một ngôi nhà, dù không cần nói, bàn thờ và không gian thờ cúng luôn được coi trọng như một qui định bất thành văn.

27

Những điều cần lưu ý khi bố trí phòng thờ, bàn thờ

1.1. Hướng, vị trí đặt phòng thờ, bàn thờ

Theo phong thủy, vị trí bố trí phòng thờ hay đặt bàn thờ trong nhà chiếm tới 70-80% giá trị trong phong thủy. Phòng thờ, bàn thờ phải được đặt nơi có khí trường tốt nhất của phong thủy ngôi nhà, tốt so với mệnh chủ nhà để mang lại tài lộc hay sức khỏe cho gia đình.

phong-tho-1-e1452673258330

- Đối với nhà phố: Ngày nay với những ngôi nhà phố, khi thiết kế nhà ở, khu vực thờ cúng thường được đặt ở một phòng riêng biệt tại tầng trên cùng của ngôi nhà, tôn kính trang nghiêm không phạm vào phong thủy, đồng thời cũng rất thuận tiện cho việc cúng lễ và hóa vàng ngoài trời. Không nên đặt ngay trong phòng khách dưới tầng trệt bởi không thông thoáng, nhang khói khó thoát và làm giảm tính tôn nghiêm.

- Đối với những căn hộ chung cư: Không gian sinh hoạt bị hạn chế hơn, nên khi bố trí nội thất trong nhà kiến trúc sư thường sắp xếp nơi thờ cúng ở không gian phòng khách thông thoáng khí với các loại bàn thờ treo, kích thước nhỏ. Lưu ý không đặt ở vị trí có gió thổi hay ánh nắng chiếu vào vì nơi thờ cần tịnh âm.

 Về hướng của phòng thờ hay bàn thờ: Theo cách cơ bản nhất, nên bố trí hướng ngược lại với hướng người đứng thắp hương. Ví dụ mặt người đang thắp hương hướng về phía tây để thắp hương thì hướng của ban thờ là hướng đông.

Hướng ban thờ cũng phải tốt với mệnh chủ: hướng sinh khí, hướng thiên y, hướng diên niên, hướng phục vị để gia đình sẽ luôn gặp được các điều may mắn trong cuộc sống cả về sức khỏe và tài lộc.

1.2. Kích thước, màu sắc, cách bày biện bàn thờ.

Một số quan niệm truyền thống cho rằng dùng con số chín (là số phiếm chỉ – số tượng trưng cho số nhiều, đầy đủ) nên kích thước ban thờ dù chính phụ, ngang dọc đều chia hết cho con số chín. Người ta tin rằng với con số này thì sức linh của tổ tiên ứng cho con cháu được đủ đầy hơn. Tuy vậy, cách tính cầu kỳ như vậy sẽ không hợp với điều kiện hiện nay.

Theo các chuyên gia Phong thủy, kích thước ban thờ nên theo những kích thước đẹp trên thước Lỗ Ban (cả phần kích thước dương trạch và âm trạch) thì đã đạt yêu cầu. Kích thước ban thờ nên phù hợp với không gian cụ thể của căn nhà. Với những nhà có diện tích quá nhỏ hẹp thì có sử dụng ban thờ treo trên tường còn với những căn nhà có diện tích rộng, ngoài việc nên bố trí một phòng thờ riêng thì gia chủ nếu sử dụng những tủ thờ sẽ làm cho không gian thờ cúng thêm phần trang trọng.

phong-thuy-phong-tho-va-nhung-dieu-quan-trong-can-biet-2-1531803799-188-width500height375

Về màu sắc, không gian thờ cúng phải thể hiện được sự tôn nghiêm với những màu thâm trầm làm chủ đạo như nâu, vàng kem, màu gỗ và màu của những bức sơn mài, hoành phi câu đối, sơn son thiếp vàng, theo quan niệm Phong thủy màu vàng tuợng của hành Thổ – biểu tuợng của trung tâm, màu đỏ mang sắc thái Hỏa chủ về hướng thượng, thiên về yếu tố tinh thần…Những không gian này ưa dùng những màu đơn sắc, ít phối hợp phức tạp quá nhiều màu mà nghiêng về sự đồng bộ và thuần nhất để tạo sự tĩnh lặng.

Đồ thờ cúng và các hình thức trang trí ban thờ hiện nay thường “thiên biến vạn hóa” ít nhiều phụ thuộc vào điều kiện kinh tế của từng gia đình mà ban thờ tổ tiên thể hiện đơn giản hoặc phức tạp khác nhau. Tuy vậy, chúng ta cần nắm được ý nghĩa của từng đồ vật trên ban thờ

Theo dân gian, Ban thờ biểu tượng cho bầu trời. Theo lẽ đó, hai góc ngoài của ban thờ phải có hai cây đèn hoặc nến để tượng trưng cho mặt trời- phần dương (đặt phía bên trái ban thờ) và mặt trăng – phần âm (bên phải ban thờ). Bát hương ở giữa để tượng trưng cho tinh tú.

phong-thuy-phong-tho-va-nhung-dieu-quan-trong-can-biet-2-1531803799-188-width500height375

Bàn thờ tổ tiên được coi như tầng trời nên cần phải thanh tịnh. Vì thế trừ những ngày lễ tết ra thì đồ lễ nên chỉ là hương hoa, đèn, trà, quả, oản. Ngoài ra không nên có đồ mặn của trần gian. Trên ban thờ, Mâm Ngũ quả là một vật không thể thiếu thiếu, nhất là mỗi dịp Tết đến Xuân về. Mâm Ngũ quả thông qua màu sắc và số lượng các loại quả nó tượng trưng cho Ngũ hành với mong muốn về một cuộc sống đủ đầy sung túc. Cùng ý nghĩa đó nhiều người cho rằng nó còn tượng trưng cho Ngũ Phúc Lâm Môn gồm Phú: giàu có, Quý: Sang trọng, Thọ: Sống lâu, Khang: Khỏe mạnh, Ninh: yên ổn; nó cũng tượng trưng cho của cải năm phương đổ về, tạo nên sự trù phú, viên mãn.

1.3. Nguyên tắc chiếu sáng ở phòng thờ

- Phòng thờ mang không khí trang nghiêm, ấm cúng, gần gũi không để tạo cảm giác lạnh lẽo, u ám nên cần sử dụng ánh sáng vàng ấm.

- Chỉ nên bố trí khoảng 2 đến 3 loại ánh sáng, không nên lắp nhiều bóng đèn sẽ ảnh hưởng đến tính chất trang nghiêm của nơi thờ cúng.

- Phòng thờ cần được lưu ý bố trí ánh sáng đèn không được chiếu thẳng vào mặt người ngồi khi hành lễ thờ cúng.

- Lưu ý nếu ở bên tường có treo hoành phi câu đối hoặc tranh nên bố trí hai đèn âm tường mỗi bên bức tranh.

Những điều kiêng kị trong phong thủy phòng thờ

Ngoài việc lựa chọn hướng, vị trí cho phù hợp, lựa chọn và bày biện nơi thờ cúng trang nghiêm, các chuyên gia phong thủy cũng lưu ý những điều kiêng kỵ nhất định cần tránh dưới đây.

- Bàn thờ không được trực xung với cửa chính, vì sẽ bị nắng và gió chiếu, thổi thẳng vào ban thờ sẽ làm cho ban thờ bị nhiều tia xạ và dương khí. Nếu như hướng của bàn thờ ngược với hướng của nhà sẽ khiến cho gia đình không hòa thuận, nghiêm trọng hơn có thể dẫn đến việc không có con nối dõi.

- Ban thờ kỵ có gương đối diện, vì gương tạo ra các hung khí bay đến bàn thờ.

- Phong thủy bàn thờ bị suy nếu đặt cạnh tường bếp đun, đặt ở ban công... hoặc nằm cạnh, nằm dưới, dựa lưng vào nhà vệ sinh. Không được kê giường ngủ cạnh hoặc đối diện bàn thờ....

- Không đặt bàn thờ ở phía dưới cầu thang, dưới xà ngang hoặc vị trí khuất lấp tối tăm điều này sẽ gây áp lực lên các thành viên trong gia đình, khiến sức khỏe sa sút, thường xuyên đau đầu.       

- Phía bên tay trái của bàn thờ luôn luôn phải giữ gìn sạch sẽ, đồ đạc gọn gàng. Nếu như bên trái có thùng rác hoặc các vật ô uế thì sẽ gây ảnh hưởng đến vận thế, sức khỏe và sự nghiệp của gia đình. Bên phải bàn thờ không nên đặt đồ điện, bởi vì như vậy sẽ phạm vào sát khí của Bạch Hổ, dễ xảy ra chuyện không may.

- Khi lập bàn thờ thường lập song song với nhập trạch để đảm bảo tính phong thủy, nên ngoài thời gian phù hợp với thời gian làm lễ nhập trạch, lễ cúng tế hay hợp tuổi gia chủ, người ta còn chú ý tới những thời điểm xuất hiện sao Bát Bạch để hóa giải sát khí trong phong thủy phòng thờ.

- Không nên để phụ nữ mang thai lập bàn thờ hay động vào bàn thờ hoặc bát hương tránh ảnh hưởng phong thủy. Người bốc bát hương thờ cúng nên là gia chủ là người đàn ông trong gia đình, phải thật sự thành tâm.

*Thông tin trong bài chỉ mang tính tham khảo, chiêm nghiệm

chia sẻ bài viết
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn copy link
Tác giả:
Từ khóa:
Tin nên đọc