Hành trình chinh phục đỉnh Everest của người đàn ông cụt chân sau 43 năm

( PHUNUTODAY ) - Nhiều người bảo rằng cứ mơ đi vì giấc mơ không đánh thuế, nhưng bạn có biết nếu chỉ biết mơ thì mãi mãi bạn không làm được gì. Hãy học theo người đàn ông trong câu chuyện này, hãy dành hết sức lực để thực hiện ước mơ trong đời.

 Năm 1975, ông Xia bắt đầu thử thách chinh phục ngọn núi cao nhất thế giới, với sự tham gia của 20 nhà leo núi Trung Quốc. Tuy nhiên, chỉ đi được 200m, ông và đoàn của mình buộc phải quay trở lại do bão.

Nhiều năm sau, ông vẫn quyết tâm chinh phục ngọn núi, nhưng phải bỏ cuộc giữa chừng vì gặp tuyết lở, động đất. Năm 2016, ông tiếp tục trở lại lần nữa, thời tiết khắc nghiệt làm chân Xia tê cóng nặng. Sau khi được cứu thoát và đưa trở về, Sia buộc phải cắt cụt cả hai bàn chân ở tuổi 26.

20 năm sau, Xia bị chẩn đoán mắc bệnh ung thư hạch. Các bác sĩ yêu cầu cắt toàn bộ hai chân và cuộc đời ông bắt đầu chung sống với đôi chân giả.

top-su-that-bat-ngo-ve-dinh-nui-everest-huyen-thoai-hinh-2

Khiếm khuyết về cơ thể không khiến Xia từ bỏ giấc mơ, ngược lại, nó khiến ông càng khao khát chinh phục đỉnh núi cao nhất thế giới. Ông nói rằng: “Tôi phải trải qua nhiều điều kể từ khi mất đi đôi chân và mắc bệnh ung thư. Ước mơ chính là thứ cho tôi động lực sống”.

Trong lần thử thách thứ 5, được sự ủng hộ của thời tiết, Xia đã hiện thực hoá giấc mơ bấy lâu ấp ủ. Ông đã chứng minh được sức mạnh nghị lực có thể khiến con người vượt qua mọi nghịch cảnh.

“Nếu bầu trời tượng trưng cho những ước mơ, những kế hoạch lớn và những cái nhìn bao quát nhưng toàn diện về bản thân, thì phải chăng những nỗi lo thường nhật đã kéo tầm mắt của ta xuống dưới mặt đất, để chìm trong một dòng người hối hả, để đối phó với những chướng ngại vật ngay trước mắt, và rồi ta chẳng còn lúc nào để phóng tầm mắt lên thật xa trên bầu trời, để thấy những ước mơ của ta lớn đến chừng nào…” Và thế là nhiều khi ta quên đi những điều thực sự quan trọng: những ước mơ. Ai cũng có ước mơ. Có thể đó chỉ là những nhu cầu bình thường trong sinh hoạt hằng ngày. Nhưng cũng có thể đó là những khát khao hướng thượng, những kế hoạch dài hơn cho chính bản thân mình. 

Ước mơ – hoài bảo là những xuất phát điểm quan trọng, đây là cơ sở đầu tiên để mỗi cá nhân, tổ chức và dân tộc cất cánh. Nhưng ước mơ sẽ chỉ là mơ ước nếu nó không đi kèm với những sự chuẩn bị cần thiết để thực hiện ước mơ đó. Sự chuẩn bị trong hành trình của mỗi giấc mơ có nhiều thành phần, nhưng thành phần quan trọng nhất hiện nay và trong tương lai phải kể đến tri thức với hai quá trình song hành và bổ sung cho nhau: tích luỹ tri thức và phát triển tri thức.

everest---dinh-nui-khong-the-bi-chinh-phuc-nam-2015-c64e56

Mỗi ước mơ, dù lớn lao hay giản dị, đều cần được tiếp lửa bằng nhiệt huyết, quyết tâm và nỗ lực không ngừng của tuổi trẻ. Tuổi trẻ là một thứ ngầm rất quý mà không phải ai cũng biết, nó là món quà vô giá mà tạo hoá ban tặng cho chúng ta trên con đường chinh phục ước mơ của mình.

Ai đó đã nói: “Nếu có một thời điểm nào đó trong cuộc sống, mà chúng ta cần phải và nên bị dúi xuống bùn lầy tăm tối, tốt nhất hãy chọn lúc 18-25 tuổi, lúc mà bạn có cả sức khoẻ lẫn sự dẻo dai; cả hưng phấn lẫn thất vọng; cả niềm tin sắt đá lẫn sự ngoan cố mù quáng; cả sự hiểu biết bằng bản năng và trực giác chưa bị pha tạp lẫn sự tăm tối vì mơ hồ nhận thấy những lực cản của xã hội. Nghĩa là có tất cả mà lại chẳng có gì vững chắc. Lúc ấy là lúc có cả một tiềm năng – cái năng lực tiềm ẩn trong từng cử động, từng quyết định nhỏ, cái khả năng có thể nhảy rất dài, vượt rất xa, thay đổi cả thế giới; hoặc là cái nguy cơ trượt xa khôn cùng xuống vực sâu của tăm tối, kiệt quệ, u uất và rệu rã.”. Tuổi trẻ tự bản thân nó đã là một tài sản, tự bản thân nó đã hàm chứa ánh sáng và hạnh phúc, khi bị dúi xuống bùn, cơ hội để nó vẫn toả sáng và thăng hoa sẽ lớn hơn so với khi bạn già đi.

TAGS:
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn