Chiến đấu cơ Nhật Bản chặn một máy bay Trung Quốc bay gần Senkaku/Điếu Ngư; radar của Đài Loan có thể thu thập thông tin tại một số khu vực ở Đông Bắc Á và Đông Nam Á... là tin tức thời sự chính ngày 6/1.
Theo người phát ngôn Bộ Quốc phòng Nhật Bản, các máy bay chiến đấu của nước này đã được lệnh triển khai ngay sau khi chiếc máy bay Y-12 của Trung Quốc bay vào không phận cách quần đảo Senkaku/Điếu Ngư 120 km về phía Bắc vào lúc 12h00 theo giờ địa phương (10h00 giờ Việt Nam). Tuy nhiên, sau đó chiếc Y-12 đã rời khỏi khu vực trên mà không xâm phạm không phận của Nhật Bản trên quần đảo này. |
Đây là lần đầu tiên trong năm 2013 Nhật Bản huy động máy bay chiến đấu để ngăn chặn máy bay Trung Quốc đến gần quần đảo Senkaku. Trong tháng 12/2012, máy bay Trung Quốc đã đi vào không phận trên quần đảo buộc Nhật Bản phải điều các chiến đấu cơ F-15 ra ngăn chặn. |
Trong diễn biến khác, một số báo lớn của Nhật Bản đưa tin chính phủ mới của Thủ tướng Shinzo Abe đang cân nhắc tăng ngân sách quốc phòng để đối phó với vấn đề tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc. Theo báo Mainichi, chính phủ Nhật đang xem xét tăng chi tiêu quốc phòng thêm 2% lên 4,7 ngàn tỉ yen (53,4 tỉ USD) trong năm tài chính sắp tới, bắt đầu từ tháng 4/2013. Báo Asahi cho biết khoản chi này sẽ dùng để tăng cường số lượng binh sĩ cho lực lượng phòng vệ mặt đất và nâng cấp trang thiết bị cho các đơn vị hải, lục không quân. |
Trước đó, vào tối ngày 5/1, Đại sứ mới của Nhật Bản đã qua gặp và hội đàm với Ngoại trưởng Trung Quốc Dương Khiết Trì. Chủ đề chính của cuộc hội đàm lần này là tìm cách giảm bớt tình hình căng thẳng song phương có liên quan tới tranh chấp Senkaku hiện đang nằm dưới sự kiểm soát của chính phủ Tokyo mà Trung Quốc cũng tuyên bố chủ quyền và gọi là Điếu Ngư. Đại sứ Kitera Masato |
Theo NHK dẫn lời các nhà ngoại giao tại Đại sứ quán Nhật Bản ở Bắc Kinh cho biết, Đại sứ Kitera Masato đã đến thăm Bộ Ngoại giao Trung Quốc và hội đàm với ông Dương Khiết Trì trong 50 phút. Ông Kitera đã nói với Ngoại trưởng Trung Quốc rằng ông sẽ nỗ lực để cải thiện mối quan hệ với Bắc Kinh đã trở nên căng thẳng trong thời gian gần đây do tranh chấp quần đảo Senkaku. Đại sứ Nhật Bản cũng đã nhấn mạnh tới vsự cần thiết phải ngăn chặn bất kỳ khả năng nào có thể xảy ra các vụ va chạm giữa máy bay của Nhật Bản và Trung Quốc tại không phận Senkaku khi gần đây phía Cục Hải dương Quốc gia Trung Quốc liên tục điều Y-12 ra tuần tra tại khu vực này và phía Tokyo cũng đã điều các F-15 ra đánh chặn. Ông Dương Khiết Trì |
Trong một diễn biến khác,Thời báo Hoàn Cầu ngày 6/1 đưa tin, hôm qua 5/1 Thẩm Đan Dương, người phát ngôn Bộ Thương mại Trung Quốc cho biết Bắc Kinh vô cùng thất vọng và bất mãn khi Luật ủy quyền quốc phòng trong năm tài chính 2013 của Mỹ đã nới lỏng các quy định về xuất khẩu vệ tinh với các nước nhưng vẫn đóng chặt cửa với Trung Quốc.Vệ tinh quân sự Mỹ tại nhà máy của Boeing. |
Thẩm Đan Dương nhấn mạnh, phía Washington đã từng "hứa" rằng việc cải cách hệ thống kiểm soát việc xuất khẩu công nghệ quốc phòng của Mỹ sẽ giúp Trung Quốc được hưởng lợi, đồng thời cam kết sẽ nỗ lực thúc đẩy việc xuất khẩu công nghệ cao sang Trung Quốc, nhưng trên thực tế Mỹ không những chẳng cung cấp cho Trung Quốc lợi ích nào mà còn xiết chặt quy định hợp tác Trung - Mỹ trong lĩnh vực vệ tinh dân dụng. |
"Trung Quốc vô cùng thất vọng và bất mãn với quyết định ấy", Thẩm Đan Dương cho hay. Tuy nhiên Bắc Kinh cũng bày tỏ hy vọng Washington sẽ thực hiện cam kết một cách thiết thực, thay đổi cách nhìn "kỳ thị" đối với Trung Quốc, quan tâm và giải quyết những vấn đề Trung Quốc đặc biệt quan tâm, nới lỏng trên thực tế các quy định hạn chế/cấm xuất khẩu công nghệ cao sang Trung Quốc. Đại diện Bộ Thương mại Trung Quốc cho rằng làm như vậy sẽ có lợi cho việc mở rộng quan hệ hợp tác thương mại Trung - Mỹ, thúc đẩy quan hệ hợp tác song phương phát triển. |
Ngày 3/1 Tổng thống Mỹ Barack Obama ký ban hành Luật ủy quyền quốc phòng trong năm tài khóa 2013, Mỹ nới lỏng nhiều quy định về xuất khẩu các công nghệ vệ tinh sang các nước, chỉ trừ Trung Quốc, đồng thời cũng cấm khách hàng bán lại cho Trung Quốc hoặc thử nghiệm phóng vệ tinh tại Trung Quốc. |
Hệ thống radar cảnh báo sớm tầm xa lắp đặt tại núi La Sơn ở huyện Tân Trúc, Đài Loan vừa chính thức được kích hoạt vào tháng trước. Báo Thanh niên dẫn nguồn tin của CNA cho hay radar của Đài Loan thậm chí có thể thu thập thông tin tại một số khu vực ở Đông Bắc Á và Đông Nam Á, gồm cả quần đảo Senkaku/Điếu Ngư ở biển Hoa Đông, quần đảo Trường Sa của Việt Nam. |
Nguồn tin dẫn các thống kê cho thấy dàn radar của Đài Loan còn mạnh hơn cả hệ thống radar cùng loại hiện được Mỹ sử dụng. Hệ thống radar nói trên có thể phát hiện và theo dõi các tên lửa đạn đạo, tên lửa hành trình tầm ngắn lẫn tầm xa. Nó cũng có thể xác định chính xác đường đạn của mọi tên lửa bay đến và do đó cho phép Đài Loan có thêm nhiều thời gian để chuẩn bị ứng phó |