Ban thờ là nơi linh thiêng, là không gian kết nối giữa con cháu với tổ tiên, thần linh. Việc dâng hoa quả trái cây cúng trên bàn thờ không chỉ mang ý nghĩa thể hiện lòng thành kính, mà còn là cách tạo nên sự trang nghiêm, thanh tịnh. Tuy nhiên, không phải loại hoa nào, trái cây nào cũng phù hợp để đặt lên bàn thờ. Có những loài hoa trái mang ý nghĩa không tốt, có mùi hương nồng nặc, hoặc màu sắc dữ dội... nếu dâng cúng có thể ảnh hưởng đến phong thủy và sự bình an của gia đạo. Dưới đây là danh sách những loại hoa không nên cúng trên bàn thờ mà mỗi gia đình nên tránh.
Những loại hoa tránh dâng cúng
1. Hoa ly – đẹp nhưng không lành
Hoa ly có vẻ đẹp sang trọng, mùi thơm quyến rũ và được nhiều người yêu thích. Tuy nhiên, trong phong thủy tâm linh, hoa ly lại không được khuyến khích đặt trên bàn thờ. Từ “ly” trong tiếng Việt có thể gợi đến sự ly tán, chia ly, tan vỡ. Hơn nữa mùi hoa ly quá nồng càng không hợp cho tháng 6 nắng nóng mưa ẩm khắc nghiệt. Nếu cúng nên chú ý ngắt nhụy khi hoa nở.

2. Hoa nhài – mùi thơm nhưng nhiều điều tiếng
Hoa nhài có mùi hương dịu nhẹ, nhỏ xinh và trắng tinh khôi, tuy nhiên lại là loài hoa được sử dụng phổ biến trong các lễ nghi gắn liền với tình duyên, lễ hội mang tính trần tục. Ngoài ra, hoa nhài còn liên quan đến chuyện yêu đương trai gái, mang ý nghĩa gợi cảm, không phù hợp với sự nghiêm trang, thanh tịnh của bàn thờ gia tiên hay thần Phật. Vì vậy, dù đẹp đến đâu, hoa nhài cũng không nên dâng cúng.
3. Hoa cúc áo – bình dân nhưng mang nghĩa không cát lành
Hoa cúc là loài hoa rất được ưa chuộng để cúng lễ, nhất là hoa cúc vàng. Tuy nhiên, hoa cúc áo – loại hoa nhỏ, mọc hoang, thường xuất hiện nơi nghĩa trang – lại mang năng lượng âm, gắn với tang tóc. Cúng hoa cúc áo trên bàn thờ được cho là dễ rước âm khí, ảnh hưởng đến vận khí gia đình.
4. Hoa phù dung – đẹp nhưng chóng tàn
Hoa phù dung tuy đẹp nhưng có đặc điểm sớm nở tối tàn, tượng trưng cho sự phù du, chóng vánh, thiếu bền vững. Nếu dâng cúng hoa phù dung, dễ mang đến cảm giác không ổn định cho gia đạo, công việc làm ăn khó giữ được lâu dài. Đặc biệt, loài hoa này cũng thường xuất hiện trong các tích xưa về tình duyên éo le, nên càng không thích hợp đặt trên bàn thờ.
5. Hoa đại (hoa sứ) – mang âm khí, gắn với nghĩa trang
Hoa đại hay còn gọi là hoa sứ, thường có mùi thơm nồng, cánh mềm, rất đẹp. Tuy nhiên, dân gian cho rằng hoa đại là loài hoa gắn liền với âm giới, thường trồng nhiều trong chùa chiền, nghĩa địa, tượng trưng cho tang tóc, đau thương. Dâng hoa đại lên bàn thờ có thể vô tình kêu gọi linh hồn lang thang, ảnh hưởng đến sự an yên của không gian thờ cúng.

6. Hoa dâm bụt – tên gọi và ý nghĩa không trang nghiêm
Mặc dù có màu sắc rực rỡ, dễ trồng, nhưng hoa dâm bụt lại có tên gọi mang nghĩa không thanh cao. Từ “dâm” trong tên hoa dễ khiến người ta liên tưởng đến những điều thiếu đứng đắn, không phù hợp với sự trang nghiêm nơi thờ tự. Ngoài ra, loài hoa này cũng bị xem là không sang trọng, nên thường không được lựa chọn để cúng lễ.
7. Hoa giả – tuyệt đối không nên dâng cúng
Một sai lầm phổ biến là nhiều người sử dụng hoa giả (hoa nhựa, hoa lụa...) để tiết kiệm hoặc giữ được lâu. Tuy nhiên, trong văn hóa tâm linh Việt, hoa cúng phải là hoa tươi, còn nguyên sắc hương, thể hiện sự thành tâm. Hoa giả bị coi là thiếu linh khí, không có sinh khí, thể hiện sự thiếu tôn trọng đối với tổ tiên và các đấng linh thiêng.
8. Hoa có gai – nên xủ lý khéo
Các loại hoa như hoa hồng gai, hoa tường vi, hoa sen... tuy đẹp nhưng có gai nhọn, mang yếu tố sát khí, không thanh tịnh. Gai được cho là tượng trưng cho sự xung khắc, tổn thương, nên không nên đặt lên bàn thờ – nơi cần sự an yên, mềm mại và nhẹ nhàng. Khi dâng cúng thì nên chú ý dùng dụng cụ truốt bỏ gai để tránh sát khí.
Những loại quả không nên cúng
1. Chuối chín, chuối chín ép
Chuối là loại quả phổ biến thường thấy trong mâm ngũ quả của người miền Bắc vì mang ý nghĩa “chở che”, “ôm trọn lộc trời”. Tuy nhiên, không nên dâng chuối đã chín, chuối ép chín vì:
Chuối chín thắp hương sẽ nhanh bị chín nẫu, mà rằm tháng 6 mùa hè nóng càng làm chuối nhanh hỏng. Chuối chín nẫu trên ban thờ mang năng lượng âm, dễ hư hỏng, thu hút côn trùng gây nhiễu loạn trường khí nơi thờ cúng, gây mất vệ sinh.
Chuối ép chín thường không có hương thơm tự nhiên, dễ làm mất tính trang nghiêm và bị coi là không thành tâm.
Nếu dâng chuối, hãy chọn nải chuối đã già nhưng còn xanh, tươi, chắc quả, không bị sứt sát.

2. Quả sầu riêng
Dù là loại trái cây thơm ngon, bổ dưỡng, nhưng sầu riêng lại mang mùi nồng, hắc và hương rất mạnh, dễ gây khó chịu, đặc biệt là trong không gian tĩnh lặng, trang nghiêm như bàn thờ.
Ngoài ra, từ “sầu riêng” còn mang hàm ý buồn bã, cô đơn, không may mắn – điều tối kỵ trong thờ cúng, đặc biệt vào các dịp lễ tết hoặc giỗ chạp.
3. Trái mít
Một số người cho rằng mít có nhiều múi tượng trưng cho sự sum vầy, no đủ. Tuy nhiên, trong thờ cúng, trái mít không được khuyến khích dâng cúng, vì:
Mùi mít rất nồng, có thể lấn át mùi hương trầm, làm mất đi sự thanh tịnh của không gian thờ.
Mít thường có gai nhọn, được xem là vật mang sát khí, không thích hợp dâng lên thần linh, tổ tiên.
Nếu có dùng mít, nên lột vỏ và bày múi trong đĩa nhỏ, tránh để cả trái.
4. Trái thơm (dứa)
Dứa (thơm) có mùi hấp dẫn và vị ngon miệng, nhưng cũng không nên dâng cúng nguyên trái. Lý do là:
Dứa có nhiều mắt, theo quan niệm dân gian, “mắt dứa” có thể hút tà khí nếu không được xử lý kỹ.
Trong một số vùng, từ “thơm” dễ liên tưởng đến sự trôi nổi, hư hao, không bền vững.
Nếu muốn dâng dứa, chỉ nên dùng dứa được gọt sạch, tỉa gọn, trình bày cẩn thận và trang trọng.
5. Trái mãng cầu (mãng cầu xiêm hoặc mãng cầu ta)
Dù mãng cầu thường được dâng trong mâm ngũ quả với mong muốn “cầu vừa đủ xài” (theo cách chơi chữ Nam bộ: “Cầu – Dừa – Đủ – Xài – Sung”), nhưng:
Mãng cầu xiêm có vị chua, dễ lên men, hỏng nhanh. Rằm tháng 6 nắng nóng, mưa ẩm nên trái cây này càng dễ hỏng, cần chú ý. Nếu dùng thì nên chọn quả chưa chín và thắp hương xong nên hạ sớm.
6. Các loại quả có gai nhọn
Những loại quả này thường có vỏ ngoài nhiều gai nhọn, tạo cảm giác sắc bén, sát khí, không phù hợp với không gian thanh tịnh của bàn thờ. Đặc biệt là vào các dịp cầu an, cúng rằm, nên tránh hoàn toàn các loại quả có hình dáng nhọn hoặc vỏ xù xì, sần sùi.
7. Các loại quả giả
Trái cây giả cũng như hoa giả mang ý nghĩa không chân thành không trang trọng nên tránh dùng để dâng cúng.
Những loại hoa trái nên chọn dâng cúng
Để đảm bảo sự trang nghiêm và tốt lành trong không gian thờ cúng, bạn nên chọn những loại hoa sau:
Hoa cúc vàng: Tượng trưng cho sự trường thọ, cao quý.
Hoa sen (truốt bỏ gai): Biểu tượng của sự thanh tịnh, trong sạch, rất hợp để dâng Phật.
Hoa huệ trắng: Tượng trưng cho sự thanh cao, tinh khiết.
Hoa đồng tiền: Mang ý nghĩa may mắn, tài lộc.
Hoa mẫu đơn: May mắn, tài lộc
Hoa lay ơn: Biểu tượng của sự biết ơn, tri ân tổ tiên.
Hoa nên tỉa tót lá, lau lá nếu bị bẩn, không để quá nhiều lá khi thắp hương. Tỉa những cánh hoa thâm dập héo trước khi cắm vào bình.
Các loại trái cây nên cúng như bưởi, chuối xanh, táo, cam, quýt, nho...
Không nên rửa trái cây trước khi dâng cúng mà hãy dùng khăn lau để làm sạch. Nếu rửa thì độ ẩm có thể làm quả nhanh hỏng đặc biệt trong thời tiết rằm tháng 6 nắng nóng này.
Khi dâng trái cây và hoa lên cúng nên chọn số lẻ bởi số lẻ tượng trưng cho dương khí, thích hợp với không gian thờ cúng.
*Thông tin mang tính tham khảo chiêm nghiệm