Sách thiếu nhi gốc Trung Quốc: Sai không biết đường sửa

( PHUNUTODAY ) - 3 tuổi) đều có nguồn gốc từ Trung Quốc.

(Đời sống) - Trên thị trường hiện nay tràn lan sách tham khảo thiếu nhi có nguồn gốc từ Trung Quốc. Trong đó, không ít cuốn sách có nội dung làm lệch lạc kiến thức văn hóa, hình ảnh đất nước trong nhận thức ban đầu của trẻ em Việt Nam.

[links()]
Theo ghi nhận của Báo Thanh Niên tại nhiều nhà sách ở TP.HCM cho thấy, hầu như hơn một nửa số đầu sách tham khảo dạy cho trẻ em mầm non (khoảng 2-3 tuổi) đều có nguồn gốc từ Trung Quốc, do các nhà xuất bản/công ty sách của Trung Quốc biên soạn, được các đơn vị phát hành, nhà xuất bản (NXB) ở Việt Nam mua lại bản quyền, dịch sang tiếng Việt, xuất bản và phát hành.

"Gieo" vào nhận biết của trẻ hình ảnh cờ Trung Quốc trong cuốn Tiếng Anh nhập môn (tập 1, trang 38)

 

Và hình ảnh cờ Trung Quốc trong cuốn Bách khoa thư đầu đời cho trẻ - Từ điển bằng hình cho trẻ em (trang 14) - Ảnh: Nguyên Mi chụp lại trang sách
hình ảnh cờ Trung Quốc trong cuốn Bách khoa thư đầu đời cho trẻ - Từ điển bằng hình cho trẻ em (trang 14) - Ảnh: Nguyên Mi chụp lại trang sách


Điều đáng lo ngại là các hình ảnh giúp bé nhận biết, phát triển trí tuệ trong những cuốn sách dành cho giai đoạn đầu đời này đều có “nguyên bản” mang đậm biểu tượng văn hóa, đất nước và kể cả quốc kỳ Trung Quốc.

Cụ thể, báo này chỉ rõ, bộ sách Tiếng Anh nhập môn (bộ sách dành cho lứa tuổi nhi đồng), do Nhà sách Mỹ Đình và NXB Mỹ Thuật liên kết phát hành, ở tập 1, trang 38, khi dạy bé từ tiếng Anh August (tháng 8), không hiểu vì sao, hình minh họa đính kèm là một cậu bé, giống đóng vai công an, đứng trước lá cờ Trung Quốc.

Nhiều hình ảnh minh họa khác cho những bài học từ tiếng Anh của bộ sách này cũng là bối cảnh, hình ảnh “đậm chất Trung Quốc” như thư viện với chữ tiếng Hoa ở phía trước cổng (trang 39, tập 3), xe cứu hỏa có số 119 là số cứu hỏa của Trung Quốc (trang 42, tập 3).

Tại Hà Nội, dạo qua một số nhà sách: Trí Tuệ (đường Hồ Tùng Mậu, Q.Cầu Giấy, Hà Nội), nhà sách Nguyễn Văn Cừ (đường Xuân Thủy, Q.Cầu Giấy, Hà Nội), nhà sách Tiến Thọ (đường Láng, Q.Đống Đa, Hà Nội)… số lượng sách dành cho thiếu nhi “nhập khẩu” từ Trung Quốc khá nhiều, trình bày bắt mắt, chủ yếu do các NXB Hồng Đức, Dân Trí... liên kết với các đơn vị khác hợp tác biên dịch, in ấn rồi xuất bản.

Cuốn Những câu chuyện trẻ em yêu thích nhất do NXB Dân Trí phối hợp với Công ty Hương Thủy in ấn xuất bản, lấy nguồn từ NXB Mỹ thuật Giang Tây (Trung Quốc); Tủ sách mầm non do NXB Dân Trí phối hợp với Công ty Đông A in ấn, xuất bản, lấy nguồn cũng từ Trung Quốc.

Trước đó, đã có bốn cuốn sách tham khảo, dạy cho trẻ em Việt Nam ở lứa tuổi mầm non có in cờ Trung Quốc được phát hiện: Phát triển toàn diện trí thông minh cho trẻ (Công ty văn hóa Hương Thủy và NXB Dân Trí), Bé làm quen với chữ cái(hành trang cho bé chuẩn bị vào lớp 1, Công ty cổ phần Dịch vụ văn hóa sư phạm và NXB Ðại học Sư Phạm), 10 phút cho bé trước giờ đi ngủ (tập 2: Bồi dưỡng tình cảm) và Trắc nghiệm trí tuệ toàn diện cho trẻ (Công ty Ðinh Tỵ và NXB Mỹ Thuật).

Theo ông Phạm Ngọc Định, Vụ trưởng Vụ Giáo dục tiểu học, để ngăn chặn sách tham khảo có sạn đưa ra đề xuất: “Mỗi môn học sẽ có một số tài liệu sách tham khảo nhất định và Bộ sẽ cho in danh mục sách tham khảo đạt chất lượng lên trên bìa sách giáo khoa để giáo viên, học sinh, phụ huynh có định hướng lựa chọn. Những sách được giới thiệu ở bìa sách giáo khoa như vậy sẽ được thẩm định, chứ không phải xuất bản tràn lan mà không hề được thẩm định dẫn tới có “sạn” như hiện nay”.  

Nhưng ông Định cũng hình dung tính phức tạp của việc làm này khi cho rằng: “Chắc chắn sẽ có nhiều ý kiến nếu Bộ GD-ĐT đứng ra giới thiệu sách tham khảo vào nhà trường. Tuy nhiên, cách khách quan nhất là giới thiệu những sách Bộ đã thẩm định, dù của nhà xuất bản nào”.

Trước một số sách tham khảo dính lỗi được Bộ GD-ĐT khuyến cáo không phù hợp trẻ Việt, phía phát hành bao biện “sách nhập khẩu nên phải tôn trọng bản quyền…” nhiều độc giả đặt câu hỏi: một lực lượng đông đảo các nhà giáo, nhà khoa học, GS, TS của đất nước ta chẳng lẽ không thể viết được những cuốn sách chất lượng và phù hợp dành cho học sinh lớp 1, mà lại phải đi mua của nước ngoài?

Độc giả Ngọc Long thể hiện sự thất vọng vì ‘nếu là sách về vũ trụ, công nghệ… phải đi mua có thể là hợp lý, đằng này chỉ là sách cho học sinh lớp 1 cũng chẳng soạn nổi’.

“Hết sức phi lý, tại sao phải mua bản quyền sách của Trung Quốc để giáo dục con em chúng ta?” – bạn đọc Vũ Hoàng đặt vấn đề.

Độc giả Nam Ân phân tích: Tiến sĩ của ta thuộc dạng nhiều nhất Đông Nam Á, GS và PGS thì tràn lan, chẵng lẽ với lực lượng hùng hậu trí thức như vậy không đủ năng lực để viết sách cho mầm non?…

Anh Nguyễn Đình Phúc thì cho rằng Bộ GD-ĐT chính là cơ quan phải chịu trách nhiệm về việc phải đi nhập khẩu sách nước ngoài cho các cháu mầm non.

“Chúng ta vẫn luôn tự hào người Việt nam thông minh, vậy mà cả Bộ GD và các bộ ngành sao không tư duy nổi một cuốn sách cho phù hợp với nhu cầu phát triển và trí tuệ của các cháu” – bạn đọc Thanh Lương nhận xét.

Mới đây, việc bình chọn quốc hoa mà trong đó ý kiến nên chọn hoa xấu hổ cũng xôn xao không kém chuyện in sách thiếu nhi gốc Trung Quốc. Thiết nghĩ, một nền giáo dục đi mượn sách, sai mà không biết đường sửa, thì có lẽ đã đến lúc cần một biểu tượng để nhắc nhở lòng tự trọng của mình.

PV. (Tổng hợp)

TAGS:
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn